Powered by Techcity

Vướng lưới nợ, hàng loạt “tàu 67” phải bán đấu giá

Nghị định 67 ra đời với mục tiêu tạo một cơ chế, chính sách hỗ trợ thuận tiện cho ngư dân xây dựng được một đội tàu cá vững mạnh hơn để vươn ra khơi xa, đảm bảo cả kinh tế và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm Nghị định 67 có hiệu lực, hàng loạt chủ “tàu 67” đều rơi tình trạng mất khả năng chi trả, nợ xấu nhiều năm, buộc ngân hàng phải khởi kiện ra tòa.

Đấu giá nhưng không ai mua

Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã thực hiện đóng mới 114 “tàu 67” và nâng cấp, cải hoán được 6 chiếc. Trong đó, đã có 9 tàu bị tai nạn cháy, chìm tổn thất 100%, số tàu còn lại kể từ đầu chương trình là 111 chiếc. Trong số tàu cá vay vốn theo Nghị định 67 chỉ có 13 trường hợp thực hiện trả nợ đúng hợp đồng tín dụng, 16 tàu hiện nằm bờ dừng hoạt động và có đến 67 tàu hoạt động không hiệu quả, phải cơ cấu nợ nhiều lần.

Chi nhánh Ngân hàng Agribank Bình Thuận là ngân hàng thương mại duy nhất thực hiện cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của Agribank Bình Thuận, số tiền cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 lũy kế từ đầu chương trình là 1.075,6 tỷ đồng. Số tiền thu nợ gốc lũy kế từ đầu chương trình đến ngày 31/12/2023 là 182,4 tỷ đồng (gồm thu nợ từ bảo hiểm đền bù thiệt hại do tai nạn cháy, chìm tàu là 48,1 tỷ đồng; thu nợ từ khách hàng trả nợ là 134,3 tỷ đồng, trong đó có 3 tàu đã trả hết nợ vay với số tiền 10,5 tỷ đồng).

z4341100558111_a7eb85891d0c92cb43a516f17fa86261.jpg
Thời gian qua nhiều tàu gặp khó khăn về ngư trường thời tiết không thuận lợi Ảnh N Lân

Dư nợ đến cuối năm 2023 là 893,2 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 832,1 tỷ đồng (tại Phú Quý: 644,5 tỷ đồng, Phan Thiết: 134,2 tỷ đồng, Tuy Phong: 42,2 tỷ đồng và La Gi: 11,2 tỷ đồng), gồm các trường hợp khách hàng đến hạn trả nợ mà không trả nợ và khoản vay đã được ngân hàng cơ cấu nợ nhiều lần trong nhiều năm. Đặc biệt, có đến 39 chiếc đang bị khởi kiện, thi hành án (Phan Thiết 15 chiếc, Phan Rí Cửa 1 chiếc; La Gi 1 chiếc và Phú Quý 22 chiếc) với dư nợ 425,4 tỷ đồng, chiếm 47,6 % tổng dư nợ.

Có thể thấy, thời gian qua, do vốn đầu tư lớn nhưng việc khai thác, dịch vụ khai thác không hiệu quả. Nguyên nhân phần lớn các tàu gặp khó khăn về ngư trường, thời tiết không thuận lợi, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, chi phí nhiên liệu tăng, chi phí vận hành và bảo dưỡng tàu cá lớn cộng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19… nên việc thu nợ vay gặp nhiều khó khăn và nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Do đó, chi nhánh Agribank Bình Thuận đang khởi kiện ra tòa án nhiều trường hợp vay vốn theo Nghị định 67 để thu hồi nợ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng vay vốn giữa 2 bên cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo xử lý thống nhất.

z5201016963356_becee36fcfff10bb9adc59117b015297.jpg
z5201016959041_257e48426f3788a196db35f148791157.jpg
Nhiều tàu cá thông báo đấu giá tài sản nhưng không có người mua

Đến cuối năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh đã thụ lý 39 vụ án “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” với số tiền gốc là 425,4 tỷ đồng, đã có bản án 38 vụ với số tiền 414,7 tỷ đồng. Cơ quan Thi hành án dân sự đã thụ lý 22 vụ với tổng số tiền phải thi hành 215,5 tỷ đồng. Đồng thời, đã thông báo bán đấu giá số tàu cá trên nhưng không có người mua, mặc dù đã giảm giá xuống nhiều lần (có tàu đã giảm đến 24 lần) nhưng vẫn không bán được.

img_0258.jpg
Rất ít tàu 67 hoạt động hiệu quả

Sớm tháo gỡ vướng mắc

Qua sự việc trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong xử lý nợ vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67. Theo đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công ty Bảo Việt Bình Thuận tiếp tục theo dõi và thực hiện việc giải quyết kiến nghị của Agribank theo thẩm quyền. Đối với nhóm tàu không tích cực hoạt động để tàu nằm bờ; nhóm tàu có khả năng trả nợ nhưng chây ì, không trả nợ ngân hàng; không hợp tác với ngân hàng để xử lý nợ… UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Tuy Phong, Phú Quý, thị xã La Gi và TP. Phan Thiết thực hiện nghiêm túc chương trình liên tịch phối hợp, hỗ trợ ngành ngân hàng trong thu hồi nợ vay theo Nghị định 67 đã ký kết. Chỉ đạo rà soát, đánh giá hiện trạng tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67 trên địa bàn. Trực tiếp làm việc với từng chủ tàu để tuyên truyền giải thích về chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm ổn định tư tưởng và nâng cao ý thức trả nợ ngân hàng. Đồng thời phân loại cụ thể từng đối tượng khách hàng để có giải pháp xử lý nợ vay cụ thể đối với từng trường hợp.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-o-phu-quy-anh-n.-lan-14-.jpg
Sớm tháo gỡ khó khăn mục đích cuối cùng vẫn là khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển ảnh N Lân

Đối với xử lý tài sản nợ vay nhóm tàu đang khởi kiện, thi hành án, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện quan tâm, tích cực hỗ trợ xử lý tài sản nợ vay giúp ngân hàng sớm thu hồi nợ vay, tránh tình trạng tài sản bị xuống cấp, hư hỏng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận phối hợp các sở, ngành chức năng theo dõi, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách đối với tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67. Đặc biệt, sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 67, theo đó thực hiện hỗ trợ một lần chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu cá vỏ thép và mức hỗ trợ theo chiều dài tàu. Nâng mức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu lên 90% như Nghị định 67 (thay vì 50% như Nghị định 17) bao gồm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro). Ngoài ra, bổ sung vào nhóm nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như ngư trường mùa vụ bất lợi hoặc do thiên tai, dịch bệnh kéo dài để được cơ cấu lại nợ vay và được hưởng hỗ trợ lãi suất.

Các bộ, ngành Trung ương sớm báo cáo và tham mưu Chính phủ có văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong thi hành án dân sự đối với các vụ tranh chấp hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và ngư dân theo Nghị định 67. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ có cơ chế miễn, giảm số nợ (gốc và lãi vay) còn lại sau khi đã bán tài sản thế chấp là tàu cá, nhưng không đủ trả nợ ngân hàng nhằm giúp ngư dân vượt qua khó khăn, tạo dư luận đồng tình trong thi hành án dân sự giải quyết thu hồi nợ vay theo Nghị định 67…

Sớm tháo gỡ khó khăn, mục đích cuối cùng vẫn là khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngư dân.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều chính sách sẽ sớm được sửa đổi, thay thế Nghị định 67

Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP nhằm xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó có nội dung hỗ trợ ngư dân. ...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất