Powered by Techcity

Không để “thẻ vàng” trở thành điểm nghẽn. Bài 1

BTO-Năm 2017 là 1 năm đáng nhớ của Việt Nam, khi Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Gần 6 năm trôi qua với rất nhiều nỗ lực, quyết tâm của bộ, ngành từ trung ương đến địa phương nhằm khắc phục những khuyến nghị của EC, ngành thủy sản của Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung đã có những chuyển mình tích cực.

Trong đợt kiểm tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023 này, liệu ngành thủy sản Việt Nam có “sát hạch” thành công, hay phải mất 2 – 3 năm nữa mới có cơ hội gỡ “thẻ vàng” IUU?

Bài 1: “Trộm cắp” trên biển, vô tình hay hữu ý?

Bất chấp sự cảnh báo của ngành chức năng, bất chấp tàu thuyền bị tịch thu, nhấn chìm, thậm chí là tù tội khi tàu cá đánh bắt trái phép vùng biển nước ngoài, thế nhưng một số ngư dân vẫn “liều”, mon men sang nước bạn để “trộm” cá. Vậy nguyên nhân sâu xa là gì?

Sự cám dỗ…

Mới được thả về từ nhà tù Malaysia sau 1 năm bị giam cầm, ông T.A.Đ (phường Phước Hội – thị xã La Gi) vẫn còn hãi hùng khi nhớ lại khoảng thời gian buồn ấy. Đó là những ngày đầu tháng 1/2022 (tháng Chạp), không khí tết bắt đầu rộn ràng khi xuất hiện những cơn gió se lạnh cuối năm, chiếc tàu BTh 95204 TS do ông làm thuyền trưởng ra khơi cùng 7 lao động khác xuất bến tại Gành Hào, Bạc Liêu. Đối với những tàu đánh bắt xa bờ, chuyến biển có thể kéo dài hơn 20 ngày, vì thế ông Đ. mong mỏi chuyến biển cuối năm ấy sẽ bội thu, gia đình anh em bạn thuyền có thêm “phần thưởng” sắm tết đủ đầy. Thế rồi, chỉ trong một thoáng thiếu suy nghĩ, ông Đ. đã không cưỡng lại được cám dỗ ở nước bạn cá rất nhiều, vậy là ông rẽ hướng cho tàu sang biên giới Malaysia…

tau-thuyen-khai-thac-vi-pham-lanh-hai-nuoc-ngoai-bi-tieu-huy-anh-nl-1-.jpg
<i>Tàu thuyền xâm phạm lãnh hải nước ngoài bị chính quyền nước sở tại đốt tiêu hủy<i>

Đúng 12 giờ trưa ngày 7/1/2022, lực lượng chức năng Malaysia trên biển đã phát hiện và bắt giữ ông cùng những lao động biển khác. Chiếc tàu tiền tỷ của ông T.T.M. (chủ tàu) ngay sau đó bị chính quyền nước bạn tiêu hủy không thương tiếc. Giấc mơ được đón một cái tết ấm no bên gia đình bỗng chốc vụt khỏi tầm tay ông Đ. và khiến ông rơi vào những ngày tù tội đầy ám ảnh và hối hận. Trong lời kể của ông Đ. sau 1 năm bị giam cầm nơi đất khách, cứ đứt quãng, giằng xé, ân hận và ông chỉ ước giá như…

3.jpg
<i>Ngành chức năng đến từng nhà chủ tàu ngư dân vận động tuyên truyền chống khai thác IUU ảnh tư liệu<i>

“Được trở về bên gia đình, người thân, tôi mới có được giấc ngủ ngon thật sự. Dù bây giờ tôi bị tước bằng thuyền trưởng, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, thu nhập chỉ còn 3 – 5 triệu đồng/tháng, bằng ¼ so trước đây, nhưng còn giữ mạng của mình là còn may mắn lắm. Tuy nhiên, sai lầm ấy cứ ám ảnh, cày xới tôi từng ngày. Chưa kể, khi đi biển trở lại, ít nhiều tôi gặp phải những ánh mắt kỳ thị của nhiều người vì mang tội đánh bắt cá trái phép”, ông Đ. ngậm ngùi kể. Đặc biệt, đầu tháng 9 này, hay tin ông M. chủ tàu bị xử phạt hành chính 900 triệu đồng theo Nghị định 42 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, ông Đ. càng thêm áy náy…

Hay bị dụ dỗ?

Cũng rơi vào trường hợp oái ăm như ông Đ., anh Nguyễn Văn Hồng (KP Giang Hải 2 – thị trấn Phan Rí Cửa – huyện Tuy Phong) cũng bị “sập bẫy” vào cảnh tù tội nơi đất khách, khi tin lời hứa hẹn ngon ngọt của một môi giới ở tỉnh Bà Rịa  – Vũng Tàu sẽ chia phần sau chuyến đánh bắt. Câu chuyện bắt đầu từ giữa năm 2020, lúc ấy dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, tàu thuyền ở địa phương đa số nằm bờ. Vì là trụ cột chính trong gia đình, phải nuôi cha mẹ già và vợ con, anh Hồng – có hơn 20 năm theo nghề biển phải vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin làm bạn thuyền.

z4354548363483_a478b8087a032234b0a09fd5450bff5e.jpg
<i>Anh Hồng kể lại câu chuyện buồn anh bị sập bẫy môi giới cách đây 3 năm<i>

Theo lời anh kể, vào 1 đêm tháng 8/2020 khi tàu đã ra khơi, thuyền trưởng nhận được cuộc gọi từ chủ tàu, trao đổi tọa độ đánh bắt. Anh và 12 ngư dân khác trong chuyến đi hôm ấy mơ hồ hiểu ra ý đồ của chủ tàu muốn sang ranh giới Indonesia để khai thác hải sản. “Như dự đoán, mờ sáng hôm sau, đang thả lưới chúng tôi đã bị lực lượng hải quân của Indonesia bắt giữ, lấy hết tư trang và bắt đầu những chuỗi ngày không lối thoát…”. Thuyền trưởng đã được chủ tàu “chuộc” về chỉ sau thời gian ngắn và hứa hẹn sẽ bảo lãnh những bạn thuyền còn lại. Nhưng anh Hồng và những ngư dân khác chờ trong vô vọng và bị chuyển qua 2 trại tạm giam khác nhau với điều kiện sinh hoạt vô cùng thiếu thốn. Ai có tiền nộp phạt thì sớm được về với gia đình, riêng anh Hồng gần 3 năm dài đăng đẵng bị rơi vào tù tội, mà lý do không phải chủ quan do anh.

tau-thuyen-khai-thac-vi-pham-lanh-hai-nuoc-ngoai-bi-tieu-huy-anh-nl-2-.jpg
<i>Khi khai thác hải sản trái phép ngư dân sẽ mất hết tất cả<i>

Thời gian ấy, ba mẹ già ở quê đã có ý định lập bàn thờ vì nghĩ rằng chỉ có bị nạn ngoài khơi xa, con bà mới không thể liên lạc với gia đình. Đến cuối năm 2021, anh Hồng tìm cách liên lạc về nhà, nhờ ba mẹ vay số tiền khoảng 20 triệu đồng để “chuộc” anh về. Bà Nguyễn Thị Chung (mẹ anh) nghe xong chỉ biết khóc, dù đã nhiều lần cầm sổ đỏ lên ngân hàng năn nỉ để vay, nhưng vợ chồng bà Chung mất sức lao động, thuộc diện hộ cận nghèo, không có thu nhập ổn định, ngân hàng đã từ chối. Mỗi ngày, bà Chung chỉ biết khấn nguyện trong lòng anh Hồng sẽ bình an trở về.

z4724288202986_09fa9ebeb04956fdae5ce2d8d0c8e71f.jpg
<i>Anh Nguyễn Văn Hồng KP Giang Hải 2 thị trấn Phan Rí Cửa huyện Tuy Phong trở về sau 3 năm tù tội nơi đất khách<i>

Những ngày trung tuần tháng 5/2023, anh Hồng bỗng xuất hiện trước cửa nhà như 1 phép màu, khiến căn nhà hiu quạnh, buồn bã của vợ chồng bà Chung nay trở nên bừng sáng, rộn rã tiếng cười nói, sự thăm hỏi, chia vui của xóm làng. Nhìn anh Hồng khập khiễng khi trở về, bởi hậu quả của tai biến khi bị nhốt dài ngày ở xứ người, bữa đói bữa no, bà Chung xót xa, đủ hiểu con mình đã có khoảng thời gian vô cùng cực khổ và khó khăn.

chuan-bi-ngu-luoi-cu-cho-chuyen-bien-dai-ngay-anh-n.-lan-2-.jpg
<i>Nhiều ngư dân nhận thức rất rõ việc xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt là trái phép ảnh N Lân<i>

Đã 4 tháng trôi qua từ khi anh về đoàn tụ với gia đình, nhưng di chứng của tai biến khiến anh đau nhức triền miên, chưa thể đi làm trở lại, càng đẩy gia đình anh vào thế khó. Không chỉ vậy, những bữa cơm thiếu thốn, những ngày lao động chốn lao tù cứ xuất hiện trong những giấc ngủ chập chờn, ám ảnh anh khôn nguôi. Anh Nguyễn Văn Hồng xót xa: “Tôi may mắn thông qua sự kết nối của cộng đồng mạng, sự giúp đỡ của Đại sự quán Việt Nam tại Indonesia, cũng như nhiều mạnh thường quân đã quyên góp, nên tôi cùng 4 ngư dân ở các tỉnh, thành khác mới được về nước. Tôi ít học, nhưng nhận thức rất rõ việc xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt là trái phép. Nếu biết chủ tàu và thuyền trưởng thông đồng sang nước bạn đánh bắt hải sản, tôi không bao giờ đi chuyến biển định mệnh ấy. Chỉ mong chính quyền, ngành chức năng làm quyết liệt xử lý chủ tàu, môi giới, để những ngư dân như chúng tôi không bị tù oan, thậm chí mất cả sức khỏe, gia đình và cả uy tín, tuổi trẻ”.

z4724288276506_500861968a6901fcff2b5dadba051054.jpg
<i>Nay anh Hồng chưa thể đi làm trở lại giúp ba mẹ già vì chứng tai biến khiến anh đi lại khó khăn<i>

Dính tới IUU, đa phần bà con ngư dân tan gia bại sản, dù rằng những kẻ chủ mưu đằng sau, những chủ tàu trong việc dụ dỗ, thuê mướn lao động lại khó bị xử lý vì không ra khơi. Do đó, ngành chức năng cần có giải pháp chế tài nhắm vào các nhóm chủ mưu, hưởng lợi sau cùng. Song song đó, cần tuyên truyền sâu rộng để ngư dân thấm thía bài học “dính vào IUU là mất hết tất cả”.

Theo nghiên cứu IUU Fishing Index 2021, Việt Nam có chỉ số đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không kiểm soát là 2,48, cao hơn so với mức bình quân của thế giới là 2,24 và đang đứng thứ 6 trên thế giới về vấn nạn khai thác IUU. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế của Việt Nam và đời sống của ngư dân.

Bài 2: “Giải mã” nạn đánh bắt cá trái phép

Bài 3: Bình Thuận được gì sau hành trình 6 năm gỡ “thẻ vàng”?


Nguồn

Cùng chủ đề

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện đón đoàn Thanh tra của EC lần 5

Theo kế hoạch đầu tháng 11/2024, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam kiểm tra công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Chuyến kiểm tra lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là đợt sát hạch cuối cùng để EC đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản...

Bàn giải pháp xử lý tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình VMS

BTO-Sáng 25/9, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức họp nghe báo cáo tình hình tàu cá mất kết nối VMS và giải pháp xử lý. Dự họp có ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thượng tá Phạm Xuân Độ - Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các thành viên Tổ công tác liên ngành theo Quyết định 1608 và kết nối trực tuyến các...

Quản lý tàu cá có nguy cơ vi phạm nước ngoài như thế nào?

Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển, Bình Thuận đang trong đợt cao điểm triển khai công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản vào cuối năm nay. ...

Chủ tịch UBND các huyện sẽ chịu trách nhiệm nếu tiếp tục để phát sinh tàu cá “3 không”

BTO-Đó là một trong những chỉ đạo quyết liệt của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào sáng 10/6. Dự họp có đại diện...

Quyết liệt, sâu sát hơn nữa trong công tác chống khai thác IUU

Nhằm tiếp tục khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản không báo cáo và không theo quy định) trên địa bàn huyện; kiên quyết không để tàu cá và ngư dân của huyện khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, nỗ lực cùng cả nước tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phong...

Cùng tác giả

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hoa hậu Ý Nhi gây sốc với trang phục táo bạo

video-embed-169"> Lê Dũng Ảnh: BTC Hoa hậu Ý Nhi ấn tượng bên Nam vương Thế giớiHoa hậu Thế giới Krystyna Pyszková, Toni-Ann Singh cùng các hoa, á hậu Việt Nam như Ý Nhi, Thiên Ân, Thanh Thuỷ… tham dự sự kiện Vietnam Beauty Fashion Fest 2024 ở TPHCM. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoa-hau-y-nhi-gay-soc-voi-trang-phuc-tao-bao-2344775.html

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án có tổng vốn 88 triệu USD và hơn 100 tỷ đồng

BTO-Chiều 19/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án do doanh nghiệp đăng ký triển khai tại KCN Hàm Kiệm II và KCN Tân Đức. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, đơn vị, chủ đầu tư hạ tầng các KCN liên quan và doanh nghiệp thực hiện dự án. ...

Nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã và đang đóng vai trò chủ lực trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm nông thôn, giúp các sản phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc không chỉ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang nét đặc trưng về văn hóa và truyền thống mà còn đạt tiêu chuẩn chất...

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, trong đó có vùng biển Bình Thuận. Không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh trật tự trên biển, lực lượng cảnh sát biển còn được xem là điểm tựa của ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế, gắn với bảo...

Nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguy cơ dịch bệnh động vật tiếp tục phát sinh và lây lan trong cả nước, trong đó bệnh dại với 199 ổ dịch bệnh dại ở 35 tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, đây cũng là thời gian cao điểm các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh, điển hình tại TP. Phan Thiết. ...

Ngư dân phấn khởi khi được hỗ trợ phí thuê bao VMS từ năm 2025

Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri cùng với những trăn trở về các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành thủy sản, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã nỗ lực xây dựng các quyết sách phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất