Powered by Techcity

Cô giáo trẻ “nặng” lòng với nguồn cội

Truyền lửa

Trường TH Lâm Giang (xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc) năm học 2023 – 2024 có 261 học sinh với 10 lớp học. Đây cũng là ngôi trường có vị trí đặc biệt khi nằm tại địa phương thuần đồng bào Chăm sinh sống.

dsc05949.jpg

Ở đó, chúng tôi được gặp cô giáo Thông Thị Thanh Giang (sinh năm 1981). Cô giáo trẻ với một ước mơ luôn ấp ủ và tìm cho mình hướng đi riêng trong suốt quá trình chọn đứng trên bục giảng. “Mình ra trường năm 2000, đến 2002 mình bắt đầu dạy tiếng Chăm. Thời điểm đó, mình vừa học vừa dạy. Nghĩa là lúc đó, mình vẫn phải học từ những người thầy đi trước. Và thời điểm mình được đào tạo bài bản nhất là 2014 – 2015 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên dạy tiếng dân tộc tại Ninh Thuận. Từ lớp học đó mình có thêm sự vững vàng để dạy tốt hơn” – cô Thanh Giang mở đầu câu chuyện về hành trình gắn bó với việc dạy tiếng Chăm.

Từ ngày ra trường đến nay đã hơn 20 năm, thanh xuân của giáo viên trẻ lại là nữ, vừa dạy tiếng Chăm vừa dạy tiếng Việt không hề đơn giản nhưng ở cô gái nhẹ nhàng trong giọng nói phải vượt qua những khó khăn bằng một tình yêu nghề. “Đối với các em học sinh người Chăm bắt buộc phải học tiếng Chăm, còn các em học sinh người Kinh thích sẽ được học, nếu không thích thì thôi. Cái khó là ngôn ngữ nói thường dùng ở địa phương đã quen và khác với ngôn ngữ đưa vào sách giáo khoa. Chính vì vậy, mình phải nghiên cứu, học hỏi từ những tiền bối là giáo viên đi trước, chủ yếu là học kinh nghiệm từ những người thầy của mình”.

dsc05948.jpg

Hiện nay, giáo trình dạy tiếng Chăm từ biên soạn của người thầy nhưng đã quá nhiều năm. Chính vì vậy lứa giáo viên như cô Giang hiện tại phải luôn mày mò nghiên cứu khi vận dụng nền tảng cơ bản đối với những chương trình mới, dùng kết hợp song ngữ (tiếng Kinh và Chăm) để hỗ trợ trong việc giảng dạy. “Nếu dạy tiếng phổ thông ngoài giáo viên có sự kết hợp giữa cô giáo và cha mẹ học sinh nhưng ở tiếng Chăm thì giáo viên tự dạy, một tuần 4 tiết, học xong về nhà thì không có sự hỗ trợ của cha mẹ, đó là khó khăn hiện nay”, cô  Giang bộc bạch.

dsc05928.jpg

Là người Chăm bản địa, cô Thanh Giang còn có tình yêu lớn với tiếng dân tộc mình. Như bao giáo viên khác trong cộng đồng người Chăm, cô giáo ấy luôn khát khao để tiếng Chăm được phát triển. “Nhưng muốn vậy, giáo viên người Chăm phải được đào tạo, trường mình may mắn khi được Ban giám hiệu tạo cơ hội cho mình và đồng nghiệp kế thừa, nhưng cũng chỉ là cơ bản nên không thể dạy lớp cao được. Vậy nên, mình luôn mong muốn tiếng Chăm được bảo tồn vì văn hóa còn là dân tộc còn, mà chữ viết là một phần nét văn hóa truyền thống của dân tộc” – Cô Giang mong muốn.

Viết tiếp ước mơ của Ba

dsc05941.jpg
Cô giáo Thông Thị Thanh Giang trong một giờ lên lớp tiếng Chăm

Chính vì yêu tiếng Chăm, cô giáo Thông Thị Thanh Giang đã yêu luôn văn hóa dân tộc mình, luôn cố gắng và nỗ lực trong suốt quá trình giảng dạy. Nhưng khó ai biết được, người âm thầm “truyền lửa” cho cô Giang chính là ba ruột mình. Năm 2002, cô Giang còn nhớ mãi lớp học do huyện tổ chức dành cho cán bộ, công nhân viên, ai muốn học tiếng Chăm đều được tham gia. Ba cô Giang lúc đó là hiệu trưởng của điểm trường Lâm Thiện. Giờ ông đã không còn nhưng có lẽ lớp học ấy, đã nhen nhóm cho cô con gái ông ngày nào sự trưởng thành, vun vén với hoài bão của cha là tiếp tục truyền ngọn lửa ấy cho cộng đồng dân tộc mình. “Lớp học duy nhất ấy nhiều năm sau này vẫn chưa được mở lại. Mình cũng mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để có thể giúp giáo viên có thêm những kiến thức trong việc giảng dạy tiếng Chăm sau này”.

dsc05929.jpg
Học sinh hứng thú tương tác với giáo viên trong giờ học tiếng Chăm

20 năm gắn bó, là đảng viên trẻ, cô giáo Thanh Giang vẫn miệt mài trong hành trình của mình. Năm 2022, cô giáo Thanh Giang sau thời gian trăn trở với nghề đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp bảo tồn và giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Chăm trong Trường tiểu học Lâm Giang” như là cách để góp phần phát huy gìn giữ tiếng Chăm cho sau này.

dsc05937.jpg
Với sự nhẹ nhàng cô giáo Thông Thị Thanh Giang nhận được sự yêu quý của học trò

Cô Thanh giang chia sẻ: “Văn hóa Chăm cuốn hút du khách gần xa một phần nào đó cũng bởi những nét độc đáo và mang đặc trưng riêng, nên trong sáng kiến kinh nghiệm của em muốn cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.  Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa qua sinh hoạt đời sống thường ngày của các em. Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bài giảng thuộc chương trình giáo dục văn hóa địa phương. Từ nhận thức và thái độ đúng, các em học sinh sẽ có hành động đúng, tự giác vui vẻ thực hiện việc lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mà không nhất thiết phải ép buộc các em”.

Cô Nguyễn Thị Thu Vân nhận xét: “Tại trường có 4 giáo viên dạy tiếng Chăm, trong đó có cô Giang. Cô Giang là giáo viên kỳ cựu từ những năm trường thành lập tới bây giờ. Đến giờ này, phải nói là cô Giang đã có nhiều thành tích trong quá trình giảng dạy, góp phần vào thành tích chung của nhà trường. Là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, được UBND tỉnh khen thưởng. Về dạy tiếng Chăm của trường đạt nhiều kết quả tốt, trong đó sự đóng góp của cô Giang và tập thể giáo viên dạy tiếng Chăm là rất lớn”.

dsc05947.jpg

Nhằm cung cấp cho các em nghe về nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm, cô Thanh Giang không chỉ dạy chữ viết, mà thông qua những buổi dạy giới thiệu những nét văn hóa của dân tộc Chăm từ trang phục đến nhạc cụ truyền thống độc đáo như bộ gõ, trống Ghinăng, trống Baranưng, Chiêng (Cheng), kèn saranai  và đàn kanhi, nghệ thuật múa dân gian Chăm ở Bình Thuận, nghề dệt truyền thống của người Chăm.. “Qua những tiết học, tôi muốn giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi đã theo học xong chương trình tiếng dân tộc Chăm dành cho giáo viên tiểu học nhằm đưa tiếng nói và chữ viết đến gần với các em hơn nữa” – cô Giang tâm sự.

dsc05921.jpg
Cô giáo Thanh Giang viết tiếp ước mơ của người thầy người cha của mình trong việc dạy tiếng Chăm

Sau 1 năm nghiên cứu và thực hiện sáng kiến ấy đã mang về những thành quả đáng ghi nhận, cô Giang vui vẻ cho biết: Học sinh có hứng thú trước những kiến thức mà bấy lâu gắn liền với cuộc sống thường ngày, mà các em không để ý đến. Quá trình học, học sinh rất tích cực, chủ động và tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, tham quan, ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tự giác trong việc mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ, thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường, xây dựng nếp sống văn hóa trong trường học tập và sinh hoạt ở môi trường gia đình, làng, xóm. Đó là niềm vui lớn của riêng tôi” – cô  Thanh giang chia sẻ thêm.

Cô giáo trẻ với giọng nói nhẹ nhàng, cùng bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, đứng lớp như minh chứng cho những điều mình đang thực hiện, giữ lại điều quý giá của văn hóa, giữ lại từng con chữ “ngoằn nghèo”, nhưng ấp ủ những điều tươi sáng ở phía trước.

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều nói đến những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, tiến bộ. Người ta thường nói một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa… Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Thành tích cá nhân của cô Thông Thị Thanh Giang:

Bằng khen của UBND tỉnh năm học 2021 – 2022

UBND huyện khen năm học 2019 – 2020; năm học 2022 – 2023

Nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng lưu lượng xả lũ hồ Sông Quao, Sông Khán do mưa lớn

BTO - Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa có thông báo tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ Sông Quao và Sông Khán, huyện Hàm Thuận Bắc, dự kiến sau 14 giờ ngày 17/10/2024. Theo đó, chiều tối ngày 16/10, khu vực...

Linga vàng của người Chăm được khai quật tại khu di tích

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, khu di tích tháp Chăm Po Dam là nơi phát hiện Linga vàng, nằm tọa lạc trên sườn núi Ông Xiêm thuộc địa bàn thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan...

“Trao đổi kinh nghiệm công tác bảo tồn và phát huy làng gốm truyền thống Chăm”

BTO-Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận tổ chức nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, vào ngày 5/10. Chương trình có sự tham dự của bà Thanh Thị Kỷ - Trưởng...

Đồng bào Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Katê 2024

Katê là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận, diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch năm nay (nhằm ngày 1 và 2/10 Dương lịch). Với giá trị văn hoá đặc sắc, Lễ hội Katê ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước tham gia. Sẵn sàng cho ngày hội Gốm Bàu Trúc và Dệt Mỹ Nghiệp là 2 làng nghề truyền thống của...

Ninh Thuận tìm được chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng

Ninh Thuận tìm được chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồngCông ty Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận được công nhận là nhà đầu tư trúng thầu thực hiện Dự án Nhà ở xã hội tại Khu tái định cư Thành Hải rộng hơn 1,9 ha, quy mô hơn 1.100 căn nhà ở xã hội. UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Nhà...

Cùng tác giả

Thử thách đặc biệt ở giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng

Ở 5 mùa giải đã qua, HTV Challenge Cup liên tục đổi mới về địa hình lẫn hạng mục thi đấu nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả lẫn cộng đồng đam mê xe địa hình tại Việt Nam. Mùa giải thứ 6 sẽ diễn ra ngày 30.11 và 1.12 tại khu du lịch NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận). Giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng – HTV Challenge Cup 2024 thi đấu trên địa hình...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hoa hậu Ý Nhi gây sốc với trang phục táo bạo

video-embed-169"> Lê Dũng Ảnh: BTC Hoa hậu Ý Nhi ấn tượng bên Nam vương Thế giớiHoa hậu Thế giới Krystyna Pyszková, Toni-Ann Singh cùng các hoa, á hậu Việt Nam như Ý Nhi, Thiên Ân, Thanh Thuỷ… tham dự sự kiện Vietnam Beauty Fashion Fest 2024 ở TPHCM. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoa-hau-y-nhi-gay-soc-voi-trang-phuc-tao-bao-2344775.html

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án có tổng vốn 88 triệu USD và hơn 100 tỷ đồng

BTO-Chiều 19/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án do doanh nghiệp đăng ký triển khai tại KCN Hàm Kiệm II và KCN Tân Đức. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, đơn vị, chủ đầu tư hạ tầng các KCN liên quan và doanh nghiệp thực hiện dự án. ...

Nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã và đang đóng vai trò chủ lực trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm nông thôn, giúp các sản phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc không chỉ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang nét đặc trưng về văn hóa và truyền thống mà còn đạt tiêu chuẩn chất...

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, trong đó có vùng biển Bình Thuận. Không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh trật tự trên biển, lực lượng cảnh sát biển còn được xem là điểm tựa của ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế, gắn với bảo...

Nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguy cơ dịch bệnh động vật tiếp tục phát sinh và lây lan trong cả nước, trong đó bệnh dại với 199 ổ dịch bệnh dại ở 35 tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, đây cũng là thời gian cao điểm các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh, điển hình tại TP. Phan Thiết. ...

Ngư dân phấn khởi khi được hỗ trợ phí thuê bao VMS từ năm 2025

Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri cùng với những trăn trở về các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành thủy sản, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã nỗ lực xây dựng các quyết sách phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất