Powered by Techcity

Chuyện khai thác du lịch ở La Gi

Cách đây trên 60 năm khi mới thành lập tỉnh Bình Tuy dưới thời VNCH (1956), qua các tài liệu cũ, chỉ riêng ở địa bàn thị xã La Gi đã ghi nhận một số địa danh “danh lam thắng cảnh” trên bản đồ lãnh thổ địa phương.

Trong đó với những trang viết mô tả có vẻ “nồng hậu” coi đây là những di sản, báu vật của thiên nhiên ban tặng. Đó là Đập Đá Dựng, Đồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân… Những địa danh này hoàn toàn dựa trên lợi thế thiên nhiên với màu xanh cây rừng, sông suối, biển xanh. Sau này có thêm bãi Cam Bình, Dốc Trâu và di tích văn hóa dinh Thầy Thím, lăng vạn…

dsc_5354.jpg
Lễ hội văn hóa dinh Thầy Thím tại Khu di tích văn hóa dinh Thầy Thím xã Tân Tiến thị xã La Gi Ảnh ĐHòa

Một Đồi Dương, cây phi lao được trồng từ những năm 1930, dọc dài theo 7 cây số bờ biển hình cánh cung trên những đồi cát chập chùng từ ngảnh Tam Tân đến Tân Long. Hòn Bà được coi là đảo ngọc “Động Tiên Sa”, có miếu thờ nữ thần Thiên y A na với cảnh quan tuyệt đẹp chỉ cách bờ 2 cây số thôi nhưng số phận lẻ loi. Thế mà những logo cổ động cho “Năm du lịch quốc gia, sự kiện Hội tụ xanh vẫn sừng sững hình ảnh Hòn Bà, lại không phải là nơi để du khách đến tham quan, cúng bái vì chịu cấm chỉ từ hai chục năm nay… Một ngảnh Tam Tân, với bờ biển in dấu chân một thời huyền thoại, sát bãi tắm có cụm đá mồ côi với sớm chiều đàn hải âu về đây phơi cánh.

Chỉ tiếc một đập Đá Dựng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và công trình nhân tạo đã xây dựng từ năm 1958, ngay trung tâm tỉnh lỵ Bình Tuy và cũng là giữa đô thị La Gi ngày nay. Hai đầu con đập dài gần 120m ở bờ hữu, tả ngạn của dòng sông Dinh trước đó mỗi bên rộng gần 2 ha, là công viên cây xanh với giống cây như hoa anh đào và nhiều bồn kiểng, giàn hoa giây leo… tồn tại cho đến ngày giải phóng 23/4/1975. Những năm đầu chính quyền phải lo nhiều việc lớn đã đành nhưng sau đó bị bỏ hoang và tệ hại hơn những phần đất này biến thành đất có chủ, cây xanh bị triệt hạ, sổ đỏ thuộc hộ dân tự bao giờ. Dân kiến nghị, báo chí phản ánh, các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, rồi thị xã lao xao đặt vấn đề… Cuối cùng thúc thủ, dần dà đi vào lãng quên.

Có thể coi La Gi là một nơi có nhiều cơ hội phát triển du lịch biển sớm nhất, chỉ sau Mũi Né mà thôi. Bên cạnh là bờ biển huyện Hàm Thuận Nam với Kê Gà, Thuận Quý, Hòn Lan bấy giờ chỉ là vùng biển còn hoang sơ, hẻo lánh. Trong khi đó, từ năm 2002, huyện Hàm Tân (cũ) đã có 58 dự án du lịch và 3 khu du lịch cộng đồng Ngảnh Tam Tân, Đồi Dương- Hòn Bà, biển Cam Bình dọc theo 49 km bờ biển. Cho đến khi thành lập thị xã La Gi 2005, tại hội nghị các nhà đầu tư, xác định lại còn 31 dự án trải dài trên 28 km bờ biển được tỉnh chấp thuận đầu tư. Có lẽ đây là cơ hội “trải thảm” mời gọi cho nhiều cá nhân vội vàng thành lập công ty, nhảy vào cũng có vài mẫu đất. Doanh nghiệp thật sự có năng lực tài chính, chuyên nghiệp không nhiều và dẫn đến tình trạng giữ đất để sang bán trở thành vấn nạn đến bây giờ. Thêm nữa, việc quản lý đất đai ở cơ sở xã buông lỏng, khi tỉnh chấp thuận đầu tư và giao đất thì vướng mắc đất bị tranh chấp với dân, đơn thư khiếu nại. Rõ nhất là gần chục dự án ở khu du lịch Cam Bình (xã Tân Phước) là nguyên nhân do việc tranh chấp kéo dài và cũng là lý do cho doanh nghiệp không có năng lực triển khai xây dựng, chờ sang bán đất vin vào đó để nhùng nhằng. Hàng năm, từng có đoàn kiểm tra của tỉnh, rồi cho gia hạn, nhưng dường như chỉ “giơ cao đánh khẽ”, trở thành quen thuộc, đâu vào đó… Nói về nguyên nhân trì trệ, dự án nào cũng sẵn lý lẽ nguyên nhân gọi là chính đáng, quan trọng ở ngành liên quan có nhận ra hay không! Cho nên vì sao đất giao cho nhiều dự án du lịch biển ở La Gi vẫn chưa động tĩnh, thậm chí dân mặc tình tràn vào trồng cây, rào chắn, chạy vạy xin cấp sổ. Không những trên đất tranh chấp chờ giải quyết mà cả con đường quy hoạch xuống biển rộng 50 mét ngang nhiên dựng quán nhậu, xây nhà trọ như ở Tân Phước. Kể cả khu du lịch cộng đồng Cam Bình dù có Ban quản lý du lịch tại chỗ vẫn chấp nhận bãi tắm thành chợ cá, hàng quán che chắn lộn xộn, mất đi mục đích thật sự của một bãi biển cộng đồng.

52hz-bien-cam-binh-lagi.jpg
Biển Cam Bình

Nói đến dự án quy mô lớn Khu du lịch Sài Gòn – Hàm Tân với diện tích 255 ha, có giấy phép đầu tư từ năm 2004 – 2008. Liền kề cùng dự án này là dự án Biển xanh Bình Tân (Công ty Việt Thuận) trên 11 ha và tiếp đó là các dự án mang tên Song Thành, Thái Thành, Trung Hiếu, KT. Thành Đoàn, An Việt đến Dốc Trâu (Tân Tiến) đã chia nhau chiều dài gần 5 km bờ biển “đắc địa” nhất. Đây là khu rừng dương được trồng cây phi lao từ năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước dưới thời Pháp thuộc nhằm ngăn biển xâm thực vùng ruộng và dân cư làng Tân Lý, Bàu Dòi. Địa danh xưa là Sở Dương 1, Sở Dương 2 có Trạm kiểm lâm canh giữ. Từ khi có các dự án này cùng với việc tận dụng khai khác khoáng sản titan, nay để lại mặt đất tan hoang. Riêng 2 dự án lớn Sài Gòn – Hàm Tân và Bình Tân đã xây dựng thưa thớt vài công trình hotel, bungalow… chỉ mới phần xây thô, nham nhở và bỏ hoang. Như báo Bình Thuận, chỉ đích danh dự án lớn nhất ở La Gi là Sài Gòn Hàm Tân đã giật tít “Đất vàng dự án du lịch 10 năm bỏ hoang” (26/10/2018) và tiếp đó là bài “Vì sao một dự án du lịch kéo dài hơn 16 năm?” (BT. 10/2/2020). Dù lý do nào không biết để tỉnh không phải thu hồi, nhưng tiếc cho với một đồi dương xanh, dày đặc thân cây cổ thụ gần 90 năm, nay đã bị xóa sổ. Bên cạnh đó còn một Khu du lịch cộng đồng (Đồi Dương) gần hai chục năm mà chưa tìm ra chủ đầu tư, mới lạ. Ở đây chỉ khoảng 10 hộ dân tự phát xây dựng hàng quán, phòng trọ trên phần đất này với tình trạng thấp thỏm, nên cảnh quan nhếch nhác. Vậy mà trở thành bãi biển “lý tưởng” cho khách xa đổ về đô thị du lịch La Gi.

Động thái mới về biện pháp tháo gỡ sự tồn đọng các dự án “bất động” mới đây đối với tình hình chung trong tỉnh, qua báo chí, trong đó có tên những dự án du lịch ở La Gi như Whal Hill, Eden, Thu Hằng, Làng Tre LG, Song Thành, Mũi Đá, Việt Chăm, Mũi Đá và dự án lớn Sài Gòn – Hàm Tân… Nhưng thực tế không phải chừng đó, các dự án Đại Dương (APEX), Tân Bình (Việt Thuận), Mỏm Đá Chim Mở rộng, Ba Miền, Bình Tuy… thì sao?

Theo tin từ các báo, trong hội nghị ngày 20/6/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát lại tất cả các dự án ven biển. Phải quyết liệt với các dự án chậm triển khai mà không có nguyên do chính đáng thì tỉnh sẽ thu hồi. Đó là biện pháp cần thiết để khai thông những tồn tại cố hữu trong yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh, mà đặc biệt với La Gi là địa bàn nhiều cơ hội cho diện mạo du lịch biển phía nam của tỉnh.

Hệ thống đường sá La Gi kết nối với cao tốc bắc – nam, với địa bàn du lịch nam Phan Thiết, Tiến Thành, Thuận Quý, Kê Gà. Đường quốc lộ 55 từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đường du lịch biển Long Hải, Hồ Tràm sát nách với La Gi… Cơ hội mới cho La Gi về phát triển du lịch biển với bao thuận lợi đang mở ra. Chắc chắn với với sự chỉ đạo có tính quyết đoán của tỉnh sẽ vực dậy tình trạng im ắng các dự án du lịch ở La Gi nhiều năm nay.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuẩn bị Lễ hội Dinh Thầy Thím năm 2024

Lễ hội Dinh Thầy Thím sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 16 - 18/10/2024 (nhằm ngày 14, 15 và 16/9 âm lịch), với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn. Nhằm chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, ngay từ đầu tháng 8, UBND thị xã La Gi đã ban hành kế hoạch triển khai các công việc để phục vụ người dân và du khách. ...

Hơn 91.000 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng tại Đồi Dương – Tiến Thành

Dịp lễ 30/4, 1/5 vừa qua, Khu du lịch Đồi Dương - Tiến Thành đón khoảng 91.300 lượt khách đến lưu trú, tham quan, tắm biển và dã ngoại, tăng 53,24% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Công viên Đồi Dương – Thương Chánh có khoảng 60.000 lượt khách, Khu du lịch Tiến Thành...

Chú trọng phát triển du lịch về nguồn

Là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, Bình Thuận sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích mang tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cao. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển thêm du lịch về nguồn. ...

Yên bình dinh Thầy Thím

Năm 2022, Lễ hội Văn hóa – du lịch dinh Thầy Thím được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia khiến nhân dân địa phương vô cùng tự hào. Ai ai cũng vui mừng phấn khởi trước vẻ khang trang, sạch đẹp của dinh sau nhiều lần được nâng cấp, chỉnh trang và tôn tạo.Bà Nguyễn Thị Nga – phường Tân An, thị xã La...

Đầu xuân, tảo mộ dinh Thầy Thím

Vừa qua, tại khu vực mộ Thầy Thím, Ban Quản lý di tích dinh Thầy Thím (thị xã La Gi, Bình Thuận) đã tổ chức các nghi thức truyền thống của Lễ Tảo mộ Thầy Thím năm 2024. Rất đông người dân địa phương và khách thập phương đến tham gia các nghi thức lễ và viếng mộ. ...

Cùng tác giả

Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc

Tối 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ trao chứng nhận và tặng hoa các tác giả có tác...

Giải quần vợt ủng hộ đồng bào phía Bắc

BTO-Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, Nha khoa Vạn Hạnh Bình Thuận tổ chức giải quần vợt nhằm trích một số tiền để trao tặng cho đồng bào đang gặp khó khăn do thiên tai. ...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Cùng chuyên mục

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Bình Thuận hướng đến du lịch bền vững và thông minh

Theo các chuyên gia đánh giá du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng và lợi thế của vùng đất “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Mũi Né - Phan Thiết được công nhận là 1 trong 10 điểm du lịch nổi bật của Việt...

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kích cầu du lịch nội địa và quốc tế

Thời gian qua, Bình Thuận không chỉ quan tâm kích cầu du lịch đối với khách nội địa mà còn chú trọng khách nước ngoài, các thị trường tiềm năng thông qua nhiều hình thức, chương trình, trong đó có Farmtrip. 1. Với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khí hậu ấm...

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Đến Mũi Né, đâu chỉ một con đường!

Đoàn khảo sát đến từ các hãng lữ hành quốc tế, công ty du lịch, báo chí như: Trung Quốc, Singapore, Đức, Úc… đã tham quan và khảo sát một số điểm du lịch nổi tiếng của địa phương như: Bàu Trắng, Bảo tàng nước mắm, Hệ sinh thái vui chơi giải trí Nova world Phan Thiết… Bên cạnh sự trải nghiệm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lưu trú, buồng phòng, ẩm thực tại...

Đón hơn 6,4 triệu lượt du khách

Trong tháng 8 vừa qua, điểm đến Bình Thuận đã đón, phục vụ khoảng 925.800 lượt khách, tăng 3,44% so tháng trước đó và tăng 12,26% so cùng kỳ năm ngoái (riêng khách phục vụ trong ngày ước đạt gần 46.500 lượt khách, tăng 3,31% so tháng trước và tăng gấp 2,53 lần so cùng kỳ năm 2023). ...

Tiềm năng du lịch nông thôn, cộng đồng rất lớn

Những năm gần đây, khách du lịch đã chú ý đến các tour du lịch nông thôn với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Các hoạt động này một mặt giúp phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đã tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp, nơi mỗi cư dân trở thành hướng dẫn...

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng gia tăng, Bình Thuận đã và đang nỗ lực để tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tài nguyên, lợi thế về du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh sâu đậm về du lịch Bình Thuận với những sản phẩm du lịch...

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất