Powered by Techcity

2 mặt trong “chuyển nợ” tín dụng


Nợ tín dụng của khách hàng từ ngân hàng V. được ngân hàng A. mua lại theo yêu cầu của khách hàng trong giới doanh nghiệp hay gọi là “chuyển nợ”.

Việc “chuyển nợ” cần có sự thống nhất của 3 bên đó là yêu cầu của khách hàng, ngân hàng nhận nợ mới cho khách hàng và ngân hàng nơi khách hàng đang nợ tín dụng. Việc chuyển nợ được Ngân hàng Nhà nước cho phép gần 1 năm nay. Ở Bình Thuận việc “chuyển nợ” diễn ra khá nhiều giữa khách hàng và các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khá bức xúc khi bị “trói chân” vào điều khoản tiền phạt từ ngân hàng cho vay khi trả nợ trước hạn nên không thể “chuyển nợ”…

cho-hai-san-cam-binh-anh-n.-lan-4-.jpg
Nhiều hộ kinh doanh hải sản mong muốn được “chuyển nợ” để có lãi suất thấp hơn nơi đang vay. Ảnh: Ngọc Lân

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận, đến 30/9/2024, vốn huy động toàn tỉnh đạt 59.020 tỷ đồng, tăng 1,8% so cuối năm 2023. Tổng dư nợ đạt là 91.364 tỷ đồng, tăng 4% so cuối năm 2023, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đạt 17.599,5 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng dư nợ cho thấy lực lượng doanh nghiệp trong tỉnh vay vốn khá nhiều để đầu tư cho kinh doanh sản xuất. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong tỉnh còn “vướng” nợ xấu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19 nên khó được vay thêm vốn. Mặt khác khi chính sách cho “chuyển nợ” thì số doanh nghiệp có đủ nội lực về kinh tế và không vướng nợ xấu cần vay vốn thì được quyền lựa chọn gói vay và chọn ngân hàng nên việc các ngân hàng chào mời khách hàng càng “khốc liệt” hơn. Đơn cử là nhiều ngân hàng đua nhau hạ lãi suất cho vay, nhiều gói cho doanh nghiệp, cá nhân vay mới với lãi suất ưu đãi được triển khai đồng loạt tạo cơ hội cho doanh nghiệp, cá nhân “chuyển nợ”.

Với nợ cũ nhiều doanh nghiệp phải “gồng gánh” lãi suất từ 7 – 12%/năm, trong khi đầu năm 2024 hàng loạt các Ngân hàng như Agribank, BIDV đưa ra các gói vay với lãi suất ưu đãi từ 4 – 6% nên khá nhiều doanh nghiệp không vướng nợ xấu tìm cách “chuyển nợ” để giảm gánh nặng lãi suất. Đồng thời có khả năng vay thêm vốn bởi chứng minh được phương án trả nợ khả thi khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid – 19. Về phía ngân hàng cũng rất cần những khách này bởi 2 vấn đề là yên tâm khi rót vốn đầu tư cho khách hàng có nội lực kinh tế, vốn đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả. Mặt khác khách hàng “sạch” tồn tại trên địa bàn tỉnh không nhiều như trước đây nên hầu hết khi những khách hàng này đã vay vốn ở ngân hàng nào thì ngân hàng đó bằng mọi cách cố gắng giữ khách hàng của mình cho bằng được. Vì vậy có cuộc “giằng co” giữa các ngân hàng với nhau khi một bên khách hàng muốn đi, một bên ngân hàng muốn giữ khách hàng và bên ngân hàng khách muốn có khách hàng.

Theo quan sát của phóng viên, cuộc “giằng co” giữa 3 bên ngân hàng – khách hàng – ngân hàng ít xảy ra với nhau giữa ngân hàng có yếu tố Nhà nước mà đang xảy ra giữa các ngân hàng thương mại cổ phần với nhau và giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng có yếu tố Nhà nước. Tuy vậy, việc mua bán nợ giữa ngân hàng – khách hàng – ngân hàng đôi khi khá thuận lợi nhưng có lúc khách hàng bị buộc vào thế “đi không được mà ở cũng không xong”. Đơn cử như doanh nghiệp H. ở Hàm Thuận Bắc trước đây vay ở ngân hàng B. 5 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm, khi biết bên ngân hàng L. lãi suất thấp hơn đã liên lạc với ngân hàng L. đề xuất “chuyển nợ”. Hồ sơ có sẵn nên ngân hàng L. chỉ cần thẩm định lại tài sản của công ty H. sau 5 ngày đã hoàn thành thủ tục mua bán nợ thành công. Vậy là cả ngân hàng L có lợi khi có thêm khách hàng mới, còn công ty H. có lợi khi cùng một khoản vay nhưng chịu lãi suất thấp hơn so với trước đây vay ở ngân hàng B. Ở một chiều hướng khác, một khách hàng “than trời” khi xin “chuyển nợ” bị vướng vào khoản phạt hợp đồng với số tiền lớn nên “tiến thoái lưỡng nan”. Anh T. ở thị xã La Gi đang vay hơn 7 tỷ đồng ở ngân hàng O. Qua trao đổi anh được ngân hàng V. chấp nhận mua nợ và cho vay thêm bởi tài sản thế chấp của anh T. vay chưa tới 50% theo định giá. Tuy nhiên, khi anh T. làm việc với ngân hàng O. đề xuất “chuyển nợ” thì ngân hàng O. đưa ra khoản phạt hơn 200 triệu đồng do trả trước hạn. Việc xử phạt khiến anh T. lúng túng, bởi đi qua bên ngân hàng V. thì khoản giảm lãi suất vài tháng mới tương ứng với tiền phạt. Nếu ở lại thì phải chịu lãi suất cao hơn mặt bằng chung của khoản vay. Anh T tâm sự: Ấm ức thật nhưng trước đây khi ký hợp đồng không nghĩ tới, giờ bị “níu chân” không biết nên để yên chịu mức lãi suất hay rút đi ngân hàng khác…”.

Chủ trương việc mua bán nợ giữa các ngân hàng và khách hàng là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân có quyền lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp để vay. Đồng thời tạo cơ hội cho các cơ sở kinh doanh giảm áp lực với lãi suất ngân hàng, tăng nguồn tái đầu tư sau đại dịch Covid – 19. Tuy nhiên, mặt hạn chế là mức phạt quá cao của một số ngân hàng thương mại cổ phần (mang yếu tố tư nhân) khi khách hàng trả nợ trước hạn. Đây là hạn chế đã “trói buộc” khách hàng, làm doanh nghiệp hộ kinh doanh không nắm bắt được cơ hội để tiết kiệm chi phí, tăng cường sản xuất kinh doanh…



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/so-tay-phong-vien-2-mat-trong-chuyen-no-tin-dung-125425.html

Cùng chủ đề

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng là xu thế chung của nền sản xuất hàng hóa. Đây là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV đấu nối sau trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo

Sau thời gian khẩn trương thi công, với tinh thần "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất