Powered by Techcity

Thương vụ Việt Nam tại Canada cảnh báo DN tránh bị lừa đảo xuất khẩu

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo xuất khẩu qua việc một số cá nhân tự tiếp cận hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp lớn Canada và dùng vỏ bọc này để lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác trước những chiêu thức lừa đảo xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, các hình thức lừa đảo phổ biến là: gọi điện trực tiếp, email (đuôi email miễn phí như Gmail, Hotmail…) hoặc thông qua các ứng dụng Whatsapp, Viber để gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh, thậm chí gửi cả chứng nhận ngân hàng (tài khoản, số dư); chứng nhận nộp thuế… để xác nhận uy tín; sau đó trao đổi đặt hàng, gửi hợp đồng (thường yêu cầu giá CIF), đóng dấu đầy đủ.

Đáng lưu ý, khi doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển tiền đặt cọc, đối tượng sẽ yêu cầu một số loại chứng nhận (thường là không tồn tại), thậm chí gửi bản mẫu chứng nhận này cho doanh nghiệp Việt Nam.

Các đối tượng lừa đảo xuất khẩu khẳng định đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện của Chính phủ Canada hoặc chính quyền phủ, tỉnh, bang trước khi chuyển tiền. Sau đó, các đối tượng sẽ giới thiệu một luật sư hoặc người môi giới để hỗ trợ hoặc thay mặt doanh nghiệp Việt Nam làm chứng nhận này tại cơ quan công quyền Canada.

Cùng đó, các “luật sư-broker” này có thể chủ động liên lạc, nêu mức phí hoặc đối tượng lừa đảo tự nêu mức phí và nói đây là mức phí đặc biệt do doanh nghiệp mình đã thoả thuận cho doanh nghiệp xuất khẩu của các nước.

Các luật sư-broker (cũng dùng email miễn phí) sẽ cho số tài khoản để chuyển phí, thường khoảng $1000CAD/chứng nhận (giá làm nhanh trong 3 ngày).

Khi doanh nghiệp Việt Nam nghi ngờ và đề nghị trừ thẳng khoản phí này vào giá trị giao dịch của hợp đồng, thậm chí để tăng độ tin cậy, có đối tượng còn chấp nhận ký hợp đồng giá FOB, xử lý tranh chấp tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, thanh toán trước 50% và thanh toán nốt khi có giấy tờ chứng nhận hàng đã xếp lên tàu; chấp nhận gửi thư ưng thuận của ngân hàng (BCL) hoặc thư tín dụng dự phòng (SBLC).

Có vụ việc, đối tượng ở Canada sau khi làm giả BCL, SBLC, còn cung cấp số điện thoại của ngân hàng để doanh nghiệp Việt Nam kiểm tra.

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết thêm ngoài quá trình tự xác minh và phối hợp với các doanh nghiệp để cảnh báo và ngăn chặn, Thương vụ Việt Nam đã liên lạc với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam (bộ phận thương mại) và Bộ An ninh nội địa để đề nghị hỗ trợ kiểm chứng thông tin và phối hợp cảnh báo các ngân hàng, doanh nghiệp có uy tín của Canada về hành vi mạo danh; làm con dấu giả để lừa đảo này.

Vì vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, khi doanh nghiệp Canada nhập khẩu đề nghị bên xuất khẩu tự đứng ra làm các chứng chỉ của Canada và coi đây là yêu cầu bắt buộc của giao dịch, hầu hết đều là lừa đảo.

Bởi doanh nghiệp nhập khẩu thường sẽ đứng ra thực hiện các thủ tục của sở tại. Các chứng chỉ như Canadian Anti-Terrorist Clearance Certificate, Canadian Food Inspection Agency, Canada Border Services Agency… đều không có thật.

Ngoài ra, còn có một số vụ việc tranh chấp thanh toán liên quan đến chất lượng như một số doanh nghiệp Canada nhập hàng theo cơ chế thanh toán LC trả chậm. Sau khi hàng được giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng theo hợp đồng, bên nhập hàng dỡ hàng, tự thuê kiểm định không theo thoả thuận thuê bên thứ ba kiểm định và không chấp nhận kiểm tra ngẫu nhiên mẫu qua video call; cố ý không thanh toán phần chậm trả.

Có vụ việc khác, không biết bằng cách gì, doanh nghiệp nhập khẩu đã lấy được chứng từ và lấy hàng, trong khi ngân hàng thu hộ không phản hồi các điện SWIFT.

Nói cách khác, ngân hàng thu hộ không thực hiện đúng trách nhiệm của ngân hàng thu hộ và để cho người “mua” nhận hàng mà không thanh toán, cho thấy lỗ hổng của hình thức thanh toán DP.

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết số liệu theo dõi tại địa bàn từ nguồn của Cơ quan thống kê Canada cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada ngày càng chậm lại trong tháng 5 (3,2%) so với mức 24,8% trong tháng 2; 16,6% so với tháng 3; 4,3% trong tháng 4. Sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn cũng phù hợp với xu hướng giảm nhập khẩu của Canada.

Nghiên cứu số liệu sở tại từ 2018-2022 cho thấy, từ sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến đều tăng (trừ sản phẩm trái cây và hạt).

Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhiều sản phẩm của khu vực công nghiệp nội địa có mức tăng vượt bậc, chứng minh tác động tích cực của CPTPP đến xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của Việt Nam vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng mà Hiệp định này mang lại.

Theo số liệu nước sở tại, trong năm 2022, khoảng 81% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GPT; chỉ có 18% sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP.

Lý do là hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam chưa quan tâm đến việc sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP; hoặc do các sản phẩm của Việt Nam chưa đủ điều kiện về xuất xứ, hàm lượng khu vực (thường là đối với sản phẩm dệt may vì CPTPP yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi).

Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực mặt hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu vẫn chưa biết cách tận dụng và khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất, trong chiến lược mua nguyên liệu đầu vào để đảm bảo hàm lượng CPTPP trong xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Đây có thể coi là hạn chế đáng tiếc nhất, cản trở tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Nguồn

Cùng chủ đề

Yêu nước hơn qua trang sử

Lược sử nước Việt bằng tranh ghi lại dòng sử Việt trôi từ thượng nguồn lịch sử, thuở cha Lạc Long Quân kết duyên cùng mẹ Âu Cơ với biết bao thăng trầm. Cuốn sách được trình bày theo cách mô phỏng toàn bộ lại dòng thời gian từ thời dựng nước đến năm 1945, trong đó làm nổi bật những mốc cơ bản giúp người đọc nắm được khái quát lịch sử Việt Nam. Sách được tác giả...

Sức sống mới ở Bù Đăng

Tự hào 50 năm xây dựng và phát triểnLà huyện miền núi, Bù Đăng có 31 dân tộc anh em sinh sống với 144.476 người, trong đó có khoảng 40% là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cùng sự chung tay góp sức của nhân dân, Bù Đăng hôm nay đã đạt nhiều thành tựu...

MB Bình Phước kỷ niệm 10 năm thành lập

Đến dự và chúc mừng tập thể lãnh đạo, nhân viên MB Bình Phước có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước Bùi Huy Thọ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh; các đối tác, doanh nghiệp và đông đảo khách hàng thân thiết trong và ngoài tỉnh.Về phía MB có Phó Tổng Giám đốc Trần...

Thúc đẩy xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với các địa phương và đối tác Trung Quốc

Theo đó, tổ công tác có nhiệm vụ: Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại, giao lưu nhân dân giữa các địa phương; trao đổi một số công tác về xây dựng Đảng giữa tỉnh Bình Phước với các địa phương Trung Quốc.Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc đến hoạt động sản xuất - kinh doanh...

Khi phụ nữ dám nghĩ, dám làm

Thay đổi tư duy làm kinh tếThôn 2, xã Đồng Nai hiện có 121 hộ dân, trong đó có 107 hộ đồng bào DTTS. Để giúp bà con thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo, năm 2023, Trưởng thôn Thị Mơm, dân tộc Châu Mạ, đứng ra thành lập HTX nông nghiệp K&M.Với vai trò là trưởng thôn, đảng viên nên chị hiểu rõ đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình. Chị Thị...

Cùng tác giả

Hàng ngàn du khách hòa cùng không khí lễ hội của đồng bào sóc Bom Bo

Ngày 9.11, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã diễn ra buổi khai mạc lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND H.Bù Đăng cho biết, sóc Bom Bo được biết đến qua phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng...

Tăng nhẹ 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ngày 9/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 139.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 138.000 đồng/kg, ổn định so với...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Yêu nước hơn qua trang sử

Lược sử nước Việt bằng tranh ghi lại dòng sử Việt trôi từ thượng nguồn lịch sử, thuở cha Lạc Long Quân kết duyên cùng mẹ Âu Cơ với biết bao thăng trầm. Cuốn sách được trình bày theo cách mô phỏng toàn bộ lại dòng thời gian từ thời dựng nước đến năm 1945, trong đó làm nổi bật những mốc cơ bản giúp người đọc nắm được khái quát lịch sử Việt Nam. Sách được tác giả...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội cuối năm được dự báo sẽ là động lực tích cực giúp giữ giá tiêu ở mức cao Với đà giá ổn định, xuất khẩu tiêu của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong các tháng cuối năm 2024, mang lại lợi ích cho người sản xuất và xuất khẩu. Tại thị trường trong nước,...

Cùng chuyên mục

Sức sống mới ở Bù Đăng

Tự hào 50 năm xây dựng và phát triểnLà huyện miền núi, Bù Đăng có 31 dân tộc anh em sinh sống với 144.476 người, trong đó có khoảng 40% là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cùng sự chung tay góp sức của nhân dân, Bù Đăng hôm nay đã đạt nhiều thành tựu...

MB Bình Phước kỷ niệm 10 năm thành lập

Đến dự và chúc mừng tập thể lãnh đạo, nhân viên MB Bình Phước có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước Bùi Huy Thọ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh; các đối tác, doanh nghiệp và đông đảo khách hàng thân thiết trong và ngoài tỉnh.Về phía MB có Phó Tổng Giám đốc Trần...

Thúc đẩy xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với các địa phương và đối tác Trung Quốc

Theo đó, tổ công tác có nhiệm vụ: Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại, giao lưu nhân dân giữa các địa phương; trao đổi một số công tác về xây dựng Đảng giữa tỉnh Bình Phước với các địa phương Trung Quốc.Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc đến hoạt động sản xuất - kinh doanh...

Khi phụ nữ dám nghĩ, dám làm

Thay đổi tư duy làm kinh tếThôn 2, xã Đồng Nai hiện có 121 hộ dân, trong đó có 107 hộ đồng bào DTTS. Để giúp bà con thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo, năm 2023, Trưởng thôn Thị Mơm, dân tộc Châu Mạ, đứng ra thành lập HTX nông nghiệp K&M.Với vai trò là trưởng thôn, đảng viên nên chị hiểu rõ đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào mình. Chị Thị...

Điện hoa 24h đồng hành với Giải Bình Phước Marathon – Trường Tươi Group lần thứ II

BPO - Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024 đang đến rất gần, thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Sáng 6-11, giải đã có thêm một đơn vị đồng hành là Cửa...

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

Theo đó, đối tượng áp dụng là các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, các hội doanh nghiệp tỉnh, các tổ chức - xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Nội dung phối hợp bao gồm: Tuyên truyền,...

Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công

Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% chỉ tiêu Chính phủ giao và nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bí thư huyện, thị, thành ủy; yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và các chủ đầu tư đề cao trách...

Chỉ số giá xây dựng tháng 10, 11, 12 và quý IV năm 2023

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Đồng Xoài xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2025

Các đại biểu dự họpTheo đó, năm 2025 thành phố sẽ bố trí trên 4.146,9 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và các mục đích phi nông nghiệp khác, tăng 686,39 ha so với năm 2024. Trong đó, có 1.781,17 ha (so với năm 2024 tăng 393,48 ha) để bố trí xây dựng các dự án, công trình mới và đáp ứng nhu cầu...

Đến năm 2030, giá trị sản phẩm từ cây công nghiệp chủ lực xuất khẩu đạt 450 triệu USD

Ngày 4-11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Theo đó phát triển cây công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất