Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thu hoạch vụ Đông Xuân 2022 – 2023. Ảnh tư liệu: Hồng Thái/TTXVN

Chị thỉ nêu: Trong thời gian vừa qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, giá gạo có xu hướng tăng cao do một số nước cấm xuất khẩu, giảm lượng gạo bán ra, một số nước khác tăng mua dự trữ gạo, Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen hết hiệu lực, ảnh hưởng các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai và hạn hán… Tại Việt Nam, một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung – cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý.

Để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lúa gạo và cơ hội của thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập của người dân, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, gây bất ổn thị trường và uy tín của gạo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ.

Đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương rà soát định hướng quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, bảo đảm diện tích đất chuyên trồng lúa, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để kịp thời điều chỉnh sản xuất, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm trong các năm tiếp theo. Khẩn trương triển khai xây dựng, thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới, tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo

Lúa vụ Đông Xuân được thương lái thu mua. Ảnh tư liệu: Thu Hiền/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật; theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu, kịp thời thông tin đến các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15-8-2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó cần quy định chặt chẽ, cụ thể, khả thi về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, chất lượng lúa, gạo hàng hóa xuất khẩu, các thương nhân phải liên kết với người trồng lúa trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo…, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Gạo Việt Nam, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam; khai thác hiệu quả cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam. Hướng dẫn, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Kịp thời hỗ trợ người sản xuất và các thương nhân

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao, chủ động, kịp thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá, hỗ trợ người sản xuất lúa, xuất khẩu gạo và các thương nhân theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương tính toán, cân đối việc dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, dứt khoát không được để người dân thiếu lương thực, thiếu gạo khi giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh…

Xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao

Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Đình Huệ/TTXVN

Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động chỉ đạo, điều hành tổ chức sản xuất lúa, gạo đảm bảo mục tiêu về năng suất, chất lượng, sản lượng theo kế hoạch. Kịp thời cung cấp thông tin tới các bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước, uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chủ động nắm bắt tình hình, thông tin mới, ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh tại địa phương để báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại lúa, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn nhằm thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương kịp thời cập nhật và chuyển tải các thông tin về tình hình cung – cầu lúa, gạo, các quy định, chính sách mới của các thị trường ngoài nước tới các hội viên của Hiệp hội. Kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả trong điều hành xuất khẩu gạo.

Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hội viên Hiệp hội mua thóc, gạo hàng hóa, duy trì mức dự trữ lưu thông bắt buộc, bình ổn thị trường theo các quy định của pháp luật; chú trọng tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập vào các thị trường mục tiêu và khai thác các cam kết ưu đãi trong các FTA; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo ứng phó có hiệu quả với các rào cản kỹ thuật của các thị trường mới và các biện pháp phòng vệ thương mại; phối hợp đấu tranh trên mọi cấp độ, mọi diễn đàn đối với các biện pháp bảo hộ thương mại quá mức, không phù hợp với cam kết quốc tế của các thị trường nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho doanh nghiệp hội viên.

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các bộ, ngành liên quan và theo quy định của Chính phủ; chủ động theo dõi tình hình thương mại gạo toàn cầu, trao đổi thông tin cùng Hiệp hội lương thực Việt Nam để kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý. Tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị này cùng các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại: Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 3-7-2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo; Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26-5-2023 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển cây tầm vông: Hướng đi triển vọng

Đó là anh Bùi Văn Đàm ở ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Qua hơn 10 năm gắn bó, trồng, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ loại cây này, anh Đàm rất tự hào về tầm vông Bình Phước.NHỮNG GIÁ TRỊ RIÊNG CÓCây tầm vông trồng trên đất Bình Phước chắc, bền, đẹp. Hiện cây trồng dân dã, rất đỗi thân quen này đã có chỗ đứng trên thị trường, giúp phát huy tối...

Bưu điện tỉnh Bình Phước đón nhận cờ quyết thắng “120 ngày hành động – Cán đích thành công”

Ngay khi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai chiến dịch “120 ngày hành động - Cán đích thành công”, Bưu điện tỉnh Bình Phước đã quán triệt, triển khai đến 26 bưu cục toàn tỉnh; hoàn thiện kịch bản kinh doanh cấp tỉnh và đang hoàn thiện kịch bản kinh doanh cấp huyện; tất cả 349 cán bộ, viên chức, người lao động đều được phân công, giao nhiệm vụ theo từng vị trí công tác...

Nâng tầm giá trị nông sản

CHẾ BIẾN NÔNG SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨMToàn tỉnh hiện có hơn 1.400 doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều, giữ vị trí đứng đầu cả nước. Những năm gần đây, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, an toàn, bền vững, giá trị cao, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá. Một số doanh nghiệp, cơ sở đã...

Bù Đăng: Hạt điều Như Hoàng ký kết hợp tác phát triển tại Đài Loan

BPO - Ngày 15-9, Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Như Hoàng, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tổ chức ký kết đầu tư hợp tác chiến lược phát triển hạt điều tại Đài Loan với...

Bình Phước phấn đấu thành lập mới tối thiểu 1.100 doanh nghiệp trong năm 2024

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh NhâmPhó giám đốc - Phó tổng biên tập: Phan Văn Thảo - Cao Minh TrựcToà soạn: 228, tuyến đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình PhướcEmail: baodientu@baobinhphuoc.com.vnGhi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này ...

Cùng tác giả

Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu 20/9/2024: Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt Dự báo giá tiêu ngày 21/9/2024 tiếp đà tăng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2024 đạt 7.278 tấn, trị giá 45,4 triệu USD, tăng 1,1% về...

Triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa

Theo Nghị quyết, triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28 tháng 6 năm 2024 bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh...

Bình Phước: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Theo Ban Tổ chức, Hội thi là dịp để cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Phú nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về lĩnh vực dân tộc. Đồng thời, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình phù hợp với địa phương; từ đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền làm việc với chủ đầu tư, doanh nghiệp Khu công nghiệp Minh Hưng

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

5 triệu cổ phiếu VDG giao dịch

Công ty cổ phần Vạn Đạt Group, mã chứng khoán: VDG (địa chỉ tại B07 khu Jamona Home Resort, đường số 12, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), tiền thân là Công ty cổ phần Tập đoàn Kiến trúc Vạn Đạt, thành lập năm 2019, với số vốn góp ban đầu là 50 tỷ đồng. Vạn Đạt Group hoạt động chính trong lĩnh vực bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng...

Cùng chuyên mục

Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu 20/9/2024: Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt Dự báo giá tiêu ngày 21/9/2024 tiếp đà tăng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2024 đạt 7.278 tấn, trị giá 45,4 triệu USD, tăng 1,1% về...

Triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa

Theo Nghị quyết, triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28 tháng 6 năm 2024 bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh...

Bình Phước: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Theo Ban Tổ chức, Hội thi là dịp để cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Phú nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về lĩnh vực dân tộc. Đồng thời, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình phù hợp với địa phương; từ đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền làm việc với chủ đầu tư, doanh nghiệp Khu công nghiệp Minh Hưng

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

5 triệu cổ phiếu VDG giao dịch

Công ty cổ phần Vạn Đạt Group, mã chứng khoán: VDG (địa chỉ tại B07 khu Jamona Home Resort, đường số 12, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), tiền thân là Công ty cổ phần Tập đoàn Kiến trúc Vạn Đạt, thành lập năm 2019, với số vốn góp ban đầu là 50 tỷ đồng. Vạn Đạt Group hoạt động chính trong lĩnh vực bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng...

Thiếu hụt nguồn cung sẽ được thị trường tiếp tục cho đến khi giáp hạt

Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu 19/9/2024: Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm Dự báo giá tiêu ngày 20/9/2024 bật tăng trở lại. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, 15 ngày đầu tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 6.917 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt...

Cần có quyết tâm chính trị cao để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Đề án thành lập phân hiệu HCMUTE tại Bình Phước thể hiện được các điều kiện đảm bảo

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng tiếp công dân định kỳ tháng 9

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Tây Ninh đẩy mạnh dự án đường Hồ Chí Minh, kết nối kinh tế trọng điểm phía Nam

Tỉnh Tây Ninh đang tích cực triển khai và thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó nổi bật là tuyến đường Hồ Chí Minh nối 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Đây là dự án có ý nghĩa chiến lược không chỉ về phát triển kinh tế mà còn nâng cao năng lực kết nối giao thông, giảm ùn tắc, và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất