Powered by Techcity

Phát triển nông nghiệp gắn với quy hoạch bền vững


Tỉnh Bình Phước với diện tích dự trữ rộng lớn và điều kiện tự nhiên đa dạng, luôn được coi là một trong những trung tâm nông nghiệp quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ. Nhằm nâng cao giá trị nông nghiệp, tăng cường tính cạnh tranh và gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tỉnh, Bình Phước đã và đang thực hiện những bước đi chiến lược, biến sản xuất nông nghiệp thành kinh tế nông nghiệp.

Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên hơn 6.800km², trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 85%. Đây là lợi thế lớn để tỉnh phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như điều, cao su, hồ tiêu và các cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, bơ, mít.

Hạt điều sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô trước khi đưa vào chế biến – Ảnh: Tiến Dũng

Hiện nay, Bình Phước đã tạo được những vùng nguyên liệu lớn, tập trung, vùng sản xuất cao su, điều đứng đầu cả nước. Diện tích cao su 242.588 ha (chiếm 26% diện tích cả nước), diện tích điều 149.520 ha (chiếm 49% diện tích cả nước); còn lại hồ tiêu 12.878 ha, cà phê 14.020 ha, sầu riêng 7.822 ha. Cùng với đó tỉnh cũng đã có 77 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch với diện tích 4.523,84 ha và 9 cơ sở đóng gói.

Bình Phước là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng và xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu hạt điều của tỉnh đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành điều Việt Nam, với khoảng 3,6 tỷ USD năm 2023. Để cây điều tiếp tục là cây công nghiệp chủ lực trong trụ cột kinh tế nông nghiệp của tỉnh thì ngoài duy trì vùng nguyên liệu ổn định, cần tập trung theo hướng tăng năng suất và tính cạnh tranh của cụm ngành.

Bà Thị Khưi, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp điều hữu cơ trảng cỏ Bù Lạch, huyện Bù Đăng cho rằng: Trong điều kiện diễn biến thời tiết ngày càng khó đoán như hiện nay, việc chăm sóc đạt tiêu chuẩn sẽ giúp cây trồng bớt phụ thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, để nâng cao giá trị cây điều, Nhà nước cần có giải pháp từng bước thực hiện tái canh các giống điều có năng suất cao, chất lượng hạt tốt phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Hạt điều là một loại thực phẩm, vì thế nông dân cần chăm sóc theo quy định an toàn thực phẩm, áp dụng kỹ thuật chăm sóc bài bản, kỹ thuật canh tác hướng đến “nông nghiệp xanh”. Có như vậy, mới nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị cạnh tranh của hạt điều trên thị trường”, ông Trần Văn Hà, nông dân trồng điều lâu năm ở thôn 7, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng khẳng định.

Ngoài ra, ông Hà cũng kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh phát triển thương hiệu “Hạt điều Bình Phước” theo hướng đặc sản, đa giá trị, đa sản phẩm; ưu tiên xuất khẩu, tiêu dùng trong nước; tránh việc gian lận thương mại trong ngành điều. Bên cạnh đó tạo điều kiện để người nông dân thực sự tham gia vào liên kết chuỗi giá trị từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu mua và chế biến, xuất khẩu; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa và ưu tiên đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, chú trọng mã số vùng trồng, từ đó nâng cao doanh thu và gia tăng lợi nhuận.

Ông Hoàng Hồng Tiến, Giám đốc Công ty điều Bazan, huyện Bù Đăng nhận định: Theo quy hoạch, diện tích trồng điều ở Bình Phước đang được dần thu hẹp, thay vào đó người nông dân đang tiếp cận giống mới cho năng suất cao, sản lượng tốt đưa vào canh tác. 

“Đối với doanh nghiệp luôn lấy chất lượng làm hàng đầu, nâng cao chất lượng sản xuất để có những hạt điều nhân đạt tiêu chuẩn thế giới – số 1 thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi vừa sản xuất cũng vừa nghiên cứu chế biến sâu cho ra nhiều món ăn từ hạt điều, quan trọng phải ngon và phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng của các nước trên thế giới. Đồng thời để hạt điều đạt giá trị tương xứng như tiềm năng, chúng tôi có các chương trình quảng bá mạnh mẽ xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước trở thành món ăn đặc sản quen thuộc, không thể thiếu với tất cả người dân trên thế giới”, anh Tiến cho biết.

Phân loại hạt điều là khâu quan trọng để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đạt đúng tiêu chuẩn – Ảnh: Phú Quý

Bình Phước có 242.000 ha cao su, là một trong những khu vực sản xuất cao su lớn nhất cả nước – Ảnh: Phú Quý

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng giảm diện tích cao su từ 247.000 ha xuống còn khoảng 200.000 ha, phát triển theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của cụm ngành. Quy hoạch vùng trồng, tăng cường tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ thâm dụng lao động, đặc biệt là lao động cơ bản tại các nông trường cao su.

Bà Nguyễn Thị Hiếu, công nhân khai thác mủ tổ 4, Nông trường Cao su Bình Minh (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long) cho biết: “Bản thân tôi xác định làm công nhân khai thác mủ cho doanh nghiệp nhà nước thì công việc luôn ổn định. Đặc thù công việc phù hợp, gần nhà; hàng ngày sau khi hoàn thành giao nộp mủ cho đơn vị là có thể về lo cho gia đình, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Điều mà bản thân cảm nhận là các chế độ tiền lương, thu nhập, cũng như các chế độ chính sách luôn được lãnh đạo công ty, nông trường quan tâm, chăm lo đầy đủ, kịp thời.

Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể luôn quan tâm, đồng hành, động viên, thăm hỏi mỗi dịp lễ, tết hoặc khi ốm, đau, gia đình có việc hiếu, hỷ. Con em trong độ tuổi đi học được khen thưởng khi đạt thành tích cao trong học tập; được tham gia các hoạt động bổ ích vào dịp hè, tết Trung thu… Đó là nguồn động viên rất lớn giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, gắn bó lâu dài với đơn vị. Tôi mong muốn hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty đạt hiệu quả ngày càng cao. Nông trường, tổ và bản thân mỗi công nhân hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch khai thác mủ. Các tổ chức đoàn thể phối hợp, chăm lo tốt hơn nữa đời sống cho công nhân lao động”.

Ông Trịnh Đình Sự, ấp Chà Lon, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản có 15 ha cao su khoảng 15 năm tuổi, thu nhập mỗi tháng từ cây cao su 150 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Ông Sự khẳng định: “Cây cao su giữ vai trò rất quan trọng và tôi tin vẫn sẽ tiếp tục là cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước. Các yếu tố để cao su là cây trồng chủ lực đó là dễ chăm sóc và cho thu nhập ổn định. Mặc dù giá có xuống thấp như những năm gần đây, song vẫn đảm bảo đời sống người trồng cao su. Tôi mong muốn nhà nước có giải pháp giữ mức giá ổn định như hiện nay hoặc cao hơn thì rất tốt”.

Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, hạt tiêu Bình Phước đạt sản lượng khoảng 5 tấn/ha – Ảnh: Đông Kiểm

Đối với cây tiêu cũng sẽ giảm diện tích từ 15.890 ha năm 2020 xuống còn khoảng 10.000 ha năm 2030. Đồng thời tập trung vào vùng trồng có lợi thế cho cây tiêu phát triển, giảm diện tích tiêu ở những nơi không phù hợp. Nâng cao năng suất và chất lượng hồ tiêu, đặc biệt ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch. Chặt bỏ cây già cỗi cho năng suất thấp, tập trung chăm sóc cây cho năng suất và chất lượng cao.

Cùng với đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Tập trung làm tốt công tác về giống tiêu, chọn ra được những giống tốt để công nhận, tìm ra những quy trình canh tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái. Tuyên truyền, đảm bảo thu hoạch đúng thời điểm khi tiêu chín đều, công tác bảo quản sau thu hoạch được đảm bảo để hồ tiêu không bị tổn thất, giữ được chất lượng tốt. Xây dựng cơ chế thích hợp bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa chế biến nông sản và sản xuất nguyên liệu, bảo đảm nền tảng vững chắc cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thúc đẩy đa dạng sản phẩm tiêu chế biến và xuất khẩu.

Sản phẩm tiêu hữu cơ đang là sự lựa chọn của các hợp tác xã trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước – Ảnh: Đông Kiểm

Bắt đầu trồng tiêu từ năm 2012 – thời điểm hoàng kim của cây tiêu, đến nay mặc dù giá tiêu không giữ được mức cao, nhưng với sự kiên trì quyết tâm giữ vườn, ông Trần Văn Huân, thôn Tân Thuận, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp đã thay đổi tư duy canh tác từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ, từ đó tiến tới đạt tiêu chuẩn GAP như quy hoạch ngành hàng hồ tiêu yêu cầu.

“Tôi nhận ra nếu sử dụng phân hóa học thì chi phí đầu tư cao và vườn tiêu sẽ nhanh suy kiệt. Vì vậy, tôi đã tham vấn các chuyên gia, kết hợp với kinh nghiệm xem xét chất đất, từ đó tôi đã chuyển qua sử dụng phân hữu cơ. Với 1.500 gốc tiêu, 1 năm tôi chỉ đầu tư khoảng 45 triệu đồng tiền phân. Vườn tiêu của tôi phát triển xanh tốt, năng suất ổn định hằng năm”, ông Huân chia sẻ.

Cây sầu riêng đang là cây ăn trái chủ lực được phát triển tại Bình Phước – Ảnh: Phú Quý

Đến năm 2030 tăng diện tích cây ăn trái lên khoảng 20.000 ha. Phát triển ngành cây ăn trái theo tín hiệu thị trường, nâng cao tính cạnh tranh cụm ngành. Quy hoạch, khuyến cáo vùng trồng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi có trọng tâm, hình thành vùng nguyên liệu quy mô. Hỗ trợ người dân kết nối với doanh nghiệp, đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, từng bước tiếp cận thị trường thế giới bằng thương hiệu nông sản Bình Phước.

Ông Hoàng Văn Hải, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sầu riêng Long Phú, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập khẳng định: Khi sản phẩm trái sầu riêng đạt chuẩn OCOP sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, mang đến thị trường tiêu thụ ổn định, từ đó khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào quá trình trồng, chăm sóc cây sầu riêng thay thế tư duy sản xuất cũ. Đồng thời tạo cơ hội cho sản phẩm của địa phương vươn ra thị trường lớn, tạo điều kiện cho cây sầu riêng phát triển bền vững.

Để cây sầu riêng phát triển bền vững, ngành chức năng cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua có năng lực liên kết với các hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm sầu riêng nói riêng và cây ăn trái nói chung trên địa bàn. Đồng thời quản lý tốt và phân biệt rõ chất lượng sản phẩm đã đạt chuẩn và sản phẩm chưa đạt chuẩn để tránh việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và quan tâm hỗ trợ xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch cho các hợp tác xã.

Sầu riêng của Hợp tác xã sầu riêng Long Phú, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập – Ảnh: Phú Quý

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 4

Thứ nhất: Tái cơ cấu mạnh mẽ nhóm ngành, cây trồng, vật nuôi. Phát triển vùng nguyên liệu, cụm ngành, sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm nâng cao hiệu quả. Mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước nói chung. Do đó, cần thực hiện đồng bộ các nội dung: từ tái cơ cấu sử dụng các nguồn lực, tái cơ cấu công nghệ sản xuất, tái cơ cấu về hình thức tổ chức sản xuất và đặc biệt là tái cơ cấu về các chủ thể sản xuất – kinh doanh nhằm gia tăng về hiệu quả và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, bảo đảm phát triển bền vững… Tập trung sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, trong đó tăng cường cải tạo vườn điều; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đủ và đúng; tăng cường sử dụng giống mới, giống địa phương được chọn lọc. Đưa các cây trồng có hiệu quả kinh tế vào trồng xen dưới tán điều để nâng cao hiệu quả kinh tế (trong đó tập trung là cây ca cao, gừng, sắn dây…), phát triển chăn nuôi dưới tán ở những diện tích thích hợp.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 2

Thứ hai: Phát triển nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị sản xuất; gắn kết chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ. Tổ chức lại sản xuất theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với hợp tác xã và nông dân theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển thị trường nông sản. Khuyến khích doanh nghiệp có chuỗi sản xuất hàng hóa lớn tham gia vào quá trình sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, liên kết với các thành phần trong chuỗi giá trị, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký quyền bảo hộ và sở hữu trí tuệ các sản phẩm nông nghiệp.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 6

Thứ ba: Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; kết nối nông thôn với đô thị; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với chất lượng và quy mô ngày càng nâng cao hơn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới, mỗi năm làm thêm khoảng 500km đường giao thông nông thôn. Hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. Phát triển các khu dân cư tập trung gắn với phát triển nông thôn theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, chuyển dần từ canh tác nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho vùng đô thị và vùng lân cận.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền khảo sát thực tế Dự án “Sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm từ chuối” tại xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp – Ảnh: TL
Dự án “Sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm từ chuối” do Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước làm chủ đầu tư triển khai tại xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp – Ảnh: TL

Thứ tư: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, phát triển chăn nuôi theo hướng vùng an toàn dịch bệnh. Triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ ứng dụng trên cơ sở hiệu quả kinh tế; ưu tiên triển khai các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, thiết thực, phù hợp với quy trình canh tác và thích ứng biến đổi khí hậu để chuyển giao cho sản xuất như: chọn giống chống chịu với các điều kiện khó khăn hạn, ngập lụt; kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước, các giải pháp sinh thái phòng trừ các dịch bệnh mới; các công nghệ vi sinh vật làm phân hữu cơ và xử lý chất thải trong môi trường nông thôn; công nghệ chính xác và công nghệ số phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh; quản trị chất lượng trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; cơ chế phân chia lợi ích và rủi ro trong liên kết đảm bảo sự tham gia hưởng lợi của hộ nông dân trong chuỗi giá trị; khuyến nông số; truy xuất nguồn gốc số… Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của địa phương, tạo ấn tượng với khách du lịch; có cơ chế chính sách đặc thù, ưu tiên cho loại hình du lịch nông nghiệp; thực hiện quy hoạch đào tạo, liên kết đào tạo, chuẩn hóa nguồn nhân lực cho mô hình du lịch nông nghiệp; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá các sản phẩm du lịch nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chăm sóc vườn cây của nông dân Bình Phước – Ảnh: Tiến Dũng

Thứ năm: Đẩy mạnh, phát huy vai trò của hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp. Phát huy vai trò của các chủ thể trong việc phát triển nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong đó phải phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong nền kinh tế thị trường: phải thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân chuyển đổi nhận thức tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vốn để cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ trang thiết bị đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao; các lớp tập huấn, mô hình khuyến nông ứng dụng khoa học và công nghệ; giống mới và một số vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tem nhãn, bao bì, chứng nhận sản phẩm OCOP, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn…

 

Nội dung: Hồng Cúc
Đồ họa, Kỹ thuật: Kim Thoa – Xuân Dương

 





Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/longform/82/phat-trien-nong-nghiep-gan-voi-quy-hoach-ben-vung

Cùng chủ đề

Năm 2024, điện thương phẩm đạt hơn 3.639 triệu kWh

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Công ty Điện lực Bình Phước đã nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, sản lượng điện nhận toàn tỉnh đạt 4.320,09 triệu kWh, tăng 13,98% so với năm 2023. Điện thương phẩm toàn công ty hơn 3.639 triệu kWh, đạt 107,69% so với kế hoạch giao, tăng 11,43% so với cùng...

Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Họp đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang, đoạn qua tỉnh Bình Phước thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được chia làm 5 dự...

Đô thị ‘sinh thái, thông minh’ đang dần hình thành

PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của thị xã Chơn Thành đạt được trong năm 2024? Ông Hà Duy Đạt: Kết thúc năm 2024, thị xã Chơn Thành đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực. Kinh tế thị xã tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp duy trì sự tăng trưởng, đạt 33.480 tỷ đồng, tương đương 100,05% kế hoạch, bằng 115,73% so với năm 2023; giá trị sản xuất ngành xây...

Giá tiêu hôm nay 21/1/2025, trong nước ổn định ở mức cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 21/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục ổn định, ít biến động và đi ngang so với phiên giao dịch trước, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai, Bình Phước ít biến...

Hơn 2.400 lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo

Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Đỗ Thành Lai trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” cho các cá nhân tiêu biểuCông đoàn ngành giáo dục quản lý 39 công đoàn cơ sở với 2.864 đoàn viên. Bám sát nhiệm vụ công tác của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, năm 2024, công đoàn ngành giáo dục tỉnh đã...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ 28

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Thay đổi tư duy làm việc, sẵn sàng tâm thế bước vào năm mới với niềm tin thắng lợi mới

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Năm 2024, điện thương phẩm đạt hơn 3.639 triệu kWh

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Công ty Điện lực Bình Phước đã nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, sản lượng điện nhận toàn tỉnh đạt 4.320,09 triệu kWh, tăng 13,98% so với năm 2023. Điện thương phẩm toàn công ty hơn 3.639 triệu kWh, đạt 107,69% so với kế hoạch giao, tăng 11,43% so với cùng...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà tết cho người dân, công nhân có hoàn cảnh khó khăn 

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Họp đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang, đoạn qua tỉnh Bình Phước thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được chia làm 5 dự...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, điện thương phẩm đạt hơn 3.639 triệu kWh

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Công ty Điện lực Bình Phước đã nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, sản lượng điện nhận toàn tỉnh đạt 4.320,09 triệu kWh, tăng 13,98% so với năm 2023. Điện thương phẩm toàn công ty hơn 3.639 triệu kWh, đạt 107,69% so với kế hoạch giao, tăng 11,43% so với cùng...

Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Họp đánh giá tác động môi trường Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang, đoạn qua tỉnh Bình Phước thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được chia làm 5 dự...

Đô thị ‘sinh thái, thông minh’ đang dần hình thành

PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của thị xã Chơn Thành đạt được trong năm 2024? Ông Hà Duy Đạt: Kết thúc năm 2024, thị xã Chơn Thành đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực. Kinh tế thị xã tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp duy trì sự tăng trưởng, đạt 33.480 tỷ đồng, tương đương 100,05% kế hoạch, bằng 115,73% so với năm 2023; giá trị sản xuất ngành xây...

Thu nhập người lao động của Cao su Sông Bé đạt 11,2 triệu đồng/tháng

Đại biểu dự hội nghịTrong năm 2024, công tác xây dựng Đảng được Công ty cổ phần Cao su Sông Bé đặc biệt quan tâm; các hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên có nhiều đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh việc thực hiện vượt mức nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng về kinh doanh, đầu tư, đóng góp ngân sách..., Công ty cổ phần Cao su Sông Bé đã có nhiều nỗ...

Chung tay xây dựng nông thôn mới

KHÔNG CHẠY ĐUA THÀNH TÍCHNăm 2023, toàn tỉnh có 7 xã đầu tư xây dựng NTM tiêu chuẩn và cuối năm 2024 đã được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh họp xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn 6/7 xã, gồm: Phước Sơn, Đắk Nhau (Bù Đăng); Đắk Ơ (Bù Gia Mập); Thanh An (Hớn Quản); Phú Trung, Phước Tân (Phú Riềng). Riêng xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh chưa được thẩm định...

Chi cục Thuế khu vực Đồng Xoài – Đồng Phú thu thuế hơn 965 tỷ đồng

Ông Lâm Văn Đạt, Cục trưởng Cục Thuế Bình Phước ghi nhận, đánh giá cao kết quả thu thuế năm 2024 và đề nghị Chi cục Thuế khu vực Đồng Xoài - Đồng Phú cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ thu thuế đã đề ra năm 2025Phân theo địa bàn, thành phố Đồng Xoài thu được hơn 608 tỷ đồng, đạt 92% dự toán năm tỉnh giao. Huyện Đồng Phú thu được hơn...

Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Phước Long – Bù Gia Mập – Phú Riềng thu thuế hơn 556,9 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực Phước Long - Bù Gia Mập - Phú Riềng quản lý thuế trên địa bàn rộng, bao gồm 2 huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng và thị xã Phước Long trong điều kiện bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Người nộp thuế chủ yếu sản xuất, chế biến điều, tiêu, cao su và kinh doanh, buôn bán nhỏ. Thế nhưng, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 do chi cục quản...

“Chuyện thị trường”: Kết nối giá trị, lan tỏa niềm tin

Tiếp cận thông tin nhanh, chính thống và đáng tin cậyMột trong những điểm nổi bật của “Chuyện thị trường” là khả năng kết nối trực tiếp giữa DN và người tiêu dùng. Chương trình mang đến 30 phút phát sóng tương tác trực tiếp, nơi các DN giới thiệu sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc từ chất lượng, nguồn gốc đến giá cả, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin để tham khảo. Đây chính là...

Tập đoàn Trường Tươi tặng 30 máy làm đất đa năng giúp nông dân khôi phục sản xuất

BPO - Tiếp tục chương trình hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi), ngày 15-1, Tập đoàn Trường Tươi Bình Phước đã trao tặng 30 máy làm đất đa năng cho bà...

Đỏ lửa rang điều mùa tết

Từ lâu hạt điều rang muối đã là món “ăn chơi” quen thuộc với người dân Bình Phước nói riêng và người dân nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhất là vào dịp lễ, tết. Vì vậy, với những người gắn bó công việc rang hạt điều thì mùa tết là tất bật hơn cả. Sản phẩm chế biến từ hạt điều nói chung và hạt điều rang muối Bình Phước nói riêng hiện đã có mặt tại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất