Powered by Techcity

Phát triển đô thị Quảng Ninh đến năm 2030: Hiện thực hóa mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương


Một góc TP Hạ Long nhìn từ trên cao. Ảnh: Hùng Sơn

Ưu tiên khâu quy hoạch và thu hút đầu tư

Hệ thống đô thị Quảng Ninh chủ yếu phát triển dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch, phân bố tập trung tại khu vực ven biển, bám trục Quốc lộ 18, gắn với các khu vực phát triển khu du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cửa khẩu. Theo đó, ngay từ rất sớm, khâu quy hoạch đã được tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ năm 2012, tỉnh đã xác định công tác lập quy hoạch chiến lược quan trọng là định hướng phát triển đồng bộ, bền vững, trên cơ sở đó đã tập trung chỉ đạo, chủ động đề xuất cơ chế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê tư vấn nước ngoài lập các quy hoạch quan trọng. Thông qua kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn nước ngoài hàng đầu thế giới để nâng cao chất lượng quy hoạch, tạo tiền đề hấp dẫn và đột phá trong thu hút các nguồn lực đầu tư, nhất là của các nhà đầu tư chiến lược.

Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên hoàn thành đồng thời 7 quy hoạch chiến lược quan trọng, từ nền tảng này, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11-2-2023. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9km2 và phần diện tích biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 6 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố. Tỉnh cũng mời các đơn vị tư vấn hàng đầu nước ngoài như Tập đoàn McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koie (Nhật Bản) tham gia nhằm đề ra quy hoạch khả thi, bám sát không gian phát triển của tỉnh, bảo đảm tính liên kết để phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh. 


Định hướng quy hoạch phát triển đô thị trung tâm TP Hạ Long tầm nhìn đến năm 2040 lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối.

Trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia thực hiện các dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ hơn. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh có 13 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh (TP Hạ Long); 3 đô thị loại II (thành phố Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 2 thị xã là đô thị loại III (Quảng Yên, Đông Triều), 3 đô thị được công nhận là loại IV (huyện Vân Đồn, huyện Tiên Yên, thị trấn Quảng Hà), 4 thị trấn đã được công nhận là đô thị loại V thuộc các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà và Cô Tô. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 68,5%, là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước.

Xây dựng lộ trình phát triển cho từng giai đoạn

Trên cơ sở hạ tầng sẵn có, để tiếp tục nâng tầm đô thị, tạo hướng phát triển cho tương lai, UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2030. Mục tiêu đề ra là phát triển Quảng Ninh trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; là cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng – an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt từ 19.000 đến 20.000 USD.


Trục cao tốc dọc tỉnh sẽ là động lực quan trọng kết nối quy hoạch tỉnh.

Từ mục tiêu trên, tỉnh kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “Một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh trong tam giác động lực phía Bắc.

Quảng Ninh sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình riêng. Trong đó, sẽ không hình thành các quận, mà sẽ hình thành vùng nội thị bao gồm các thành phố trong thành phố, được liên kết với nhau bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, như hệ thống giao thông công cộng đô thị, hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông. Các thành phố trong vùng nội thị này bao gồm: Hạ Long, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, được đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại I đến năm 2030; với 152 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 77 phường (chiếm 51% số phường); tổng diện tích tự nhiên 4.025,48km2; dân số thường trú 978.348 người, dân số đô thị đạt 848.228 người (chiếm 86,7%). Các đô thị khác thuộc các huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ và Cô Tô tiếp tục đầu tư hoàn thiện theo Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính, dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người (dân số thường trú khoảng 1,63 triệu người), tỷ lệ đô thị hóa trên 75%; Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái – Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên. Đồng thời hình thành 3 vùng liên huyện, bao gồm: Vùng liên huyện Hạ Long là TP Hạ Long, TX Quảng Yên, TP Uông Bí, TX Đông Triều, TP Cẩm Phả. Trong đó TP Hạ Long là trung tâm vùng, TX Quảng Yên gắn với khu kinh tế ven biển Quảng Yên là động lực tăng trưởng mới, quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người; diện tích khoảng 3.028km2. Đây là trung tâm động lực tổng hợp đa ngành của tỉnh Quảng Ninh, với ngành kinh tế trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng, cảng biển, các ngành năng lượng sạch…


Một góc Khu đô thị Vinhomes tại TP Móng Cái. Ảnh: Hữu Việt

Vùng liên huyện Vân Đồn, gồm: Huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ. Trong đó, khu vực đô thị trung tâm huyện Vân Đồn là trung tâm vùng, quy mô dân số khoảng 323,5 nghìn người; diện tích khoảng 4.145km2. Đây là vùng kinh tế du lịch, công nghiệp sạch và công nghệ cao, logistics, nông lâm ngư nghiệp, trong đó Vân Đồn là khu kinh tế ven biển, mũi đột phá, trung tâm phát triển và tăng cường kết nối đến các vùng miền núi phía Bắc và vùng biển đảo phía Nam, là một cửa ngõ mới ra biển của vùng miền núi phía Đông Bắc. Vùng liên huyện Móng Cái gồm TP Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu, trong đó, TP Móng Cái gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là mũi đột phá, trung tâm vùng, quy mô dân số khoảng 418.900 người, diện tích khoảng 2.671km2. Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch biên giới, cửa ngõ của ASEAN với các nước Đông Bắc Á với hạ tầng đường cao tốc, cảng biển quy mô lớn Hải Hà, Vạn Ninh…  

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh.

Hướng tới đô thị kiểu mẫu văn minh, hiện đại  

Để thực hiện nội dung đề ra, tỉnh cũng xây dựng danh mục, kế hoạch nâng loại đô thị toàn tỉnh đến năm 2030; định hướng phát triển và đề xuất các phương án phát triển; các dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung; giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Mục tiêu lớn nhất là đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, là trung tâm phát triển của miền Bắc, trụ cột quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, đô thị sinh thái, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giàu bản sắc văn hóa, bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và di sản văn hóa Trúc Lâm Yên Tử; đi đầu cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.


Bến cảng cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn). 

Hiện tỉnh đề ra một số chương trình, đề án trọng tâm, trọng điểm, trong đó chú trọng 3 khâu đột phá, gồm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể; xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh tiến hành hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó tiếp tục ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho phát triển, khai thác tối đa các nguồn lực, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, phát triển hình thức đối tác công – tư, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trước mắt, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư, thực hiện 16 dự án, nhiệm vụ gồm: Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030; phát triển khoa học và công nghệ tỉnh đến năm 2020; đề án xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; triển khai Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025; hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường, cảnh báo thiên tai trực tuyến trên địa bàn tỉnh; đề án nhân rộng mô hình thành phố thông minh tại Uông Bí giai đoạn 2018-2022, tại Cẩm Phả giai đoạn 2018-2025, tại Móng Cái giai đoạn 2020-2025. Cùng với đó là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đô thị thông minh cho các cơ quan nhà nước của tỉnh, tổ chức và người dân; hệ thống wifi công cộng trên địa bàn tỉnh…

Với lộ trình cụ thể, rõ ràng cùng sự vào cuộc tích cực đồng bộ, chắc chắn thời gian tới, Quảng Ninh sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững, xây dựng thành công thành phố thông minh xứng đáng là địa phương phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá tiêu hôm nay 13/1/2025, trong nước cao nhất hơn 147.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 13/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm có giá khoảng 147.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai ghi nhận mức mức ổn định so với phiên giao dịch trước đó, hiện được thu mua ở mức 147.000...

Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL

video-element" data-id="S1drVxWg/lvNFJjeqiEQMwa_b_ca_b_c"> Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL. Nguyễn Công Phượng là nhân vật được chú ý nhất trong trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai và Bình Phước ở Cúp Quốc gia tối 12/1. Tiền đạo sinh năm 1995 đánh dấu ngày trở lại sân vận động Pleiku bằng bàn thắng vào lưới đội bóng cũ. HAGL là đội ghi bàn trước. Dụng Quang Nho dứt điểm cận thành mở tỷ số cho đội chủ nhà trong hiệp 1....

Vẻ đẹp của nỗi buồn

“Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki” miêu tả cuộc sống của khu phố Kanda Jimbocho và quán cà phê Kanda Brazil. Nhân vật trung tâm là Takako, một cô gái trẻ đang ở tuổi đôi mươi cùng lúc mất đi cả người yêu và công việc, sống những ngày buồn bã, ngủ 15 tiếng/ngày để quên đi hiện tại. Để giúp con gái thoát ra những ngày tháng cô độc, mẹ Takako đã nhờ cậu ruột Satoru, người...

Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch

Báo Bình Phước online trích đăng tóm tắt về những nội dung trong tham luận “Phát huy giá trị của chiến thắng Đường 14 - Phước Long trong phát triển du lịch”Chiến thắng của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã tạo ra những giá trị của hình thức du lịch lịch sử với các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử vùng đất anh hùng như: Tượng đài chiến thắng Phước Long, Miếu Bà Rá, Vườn...

Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân (ảnh minh họa)Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các hiệp hội/hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp...

Cùng tác giả

Xóa hơn 84.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Giá tiêu hôm nay 13/1/2025, trong nước cao nhất hơn 147.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 13/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm có giá khoảng 147.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai ghi nhận mức mức ổn định so với phiên giao dịch trước đó, hiện được thu mua ở mức 147.000...

Công Phượng không cứu được CLB Bình Phước

Trên sân Pleiku, Công Phượng trải qua trận cầu giàu cảm xúc. Anh không ăn mừng khi sút tung lưới Phan Đình Vũ Hải, gỡ hòa 1-1 cho CLB Bình Phước. Trước đó, HAGL mở tỷ số nhờ cú đệm bóng trong vòng cấm của Dụng Quang Nho. Đến loạt đá luân lưu may rủi, cựu tiền đạo HAGL lãnh nhiệm vụ thực hiện cú đá đầu tiên và tiếp tục dứt điểm tung lưới đội bóng cũ. CLB...

Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL

video-element" data-id="S1drVxWg/lvNFJjeqiEQMwa_b_ca_b_c"> Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL. Nguyễn Công Phượng là nhân vật được chú ý nhất trong trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai và Bình Phước ở Cúp Quốc gia tối 12/1. Tiền đạo sinh năm 1995 đánh dấu ngày trở lại sân vận động Pleiku bằng bàn thắng vào lưới đội bóng cũ. HAGL là đội ghi bàn trước. Dụng Quang Nho dứt điểm cận thành mở tỷ số cho đội chủ nhà trong hiệp 1....

Dự báo giá tiêu ngày mai 13/1/2025, trong nước ổn định

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 13/1/2025 ổn định; thị trường tiêu trong nước sau nhiều phiên giảm liên tiếp đã đẩy giá tiêu về lại quanh mức 147.000 đồng. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 12/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc giá khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm là 147.100 đồng/kg. Cụ...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức doanh nghiệp phát triển

Hoạt động này nằm trong Đề án Đổi mới công nghệ đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu đối với sản phẩm điều Bình Phước giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.Đại diện các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp chế biến điều tham quan dây chuyền máy đóng hũ tự động, với công suất 2.000 hũ/giờ tại...

Năm 2024, nợ xấu của ngành ngân hàng Bình Phước là 1,52%

Chiều 10-1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2024 trên địa bàn tỉnh.Năm 2024, NHNN Việt Nam chi nhánh Bình Phước đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho...

BPTV ký kết hợp tác truyền thông năm 2025

BPO - Chiều 10-1, Tỉnh ủy viên, Giám đốc - Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) Nguyễn Thị Minh Nhâm chủ trì ký kết hợp tác truyền thông với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ...

Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân (ảnh minh họa)Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các hiệp hội/hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp...

Họp mặt cán bộ hưu trí ngành ngân hàng tỉnh Sông Bé (cũ) lần thứ 27

Buổi họp mặt nhằm tri ân các thế hệ cán bộ, những người công tác trong ngành ngân hàng tỉnh Sông Bé cũ nói chung và cán bộ hưu trí của Agribank Bình Phước, Agribank Tây Bình Phước nói riêng. Đây cũng là dịp để các thế hệ cán bộ hưu trí cùng ôn lại những kỷ niệm về năm tháng công tác, cùng hàn huyên, chia sẻ về cuộc sống, cũng như chia sẻ kinh nghiệm công tác...

Thu gần 190.000 tỷ đồng từ thuế thu nhập cá nhân

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh NhâmPhó giám đốc - Phó tổng biên tập: Phan Văn Thảo - Cao Minh TrựcToà soạn: 228, tuyến đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình PhướcEmail: [email protected] rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này ...

Vươn ra biển lớn – Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước

Doanh nghiệp chủ động hội nhậpLà một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cao su đứng đầu cả nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH cao su Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú Võ Quang Thuận cho biết: Trong những năm qua, công ty đã chủ động hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới với hơn 100 nước. Công ty hiện có 2 nhà máy nằm trong vùng cao su trọng điểm...

Thủy điện Thác Mơ – hành trình 30 năm

Dự lễ kỷ niệm có nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Phước, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi; Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát điện 2 Trần Phú Thái; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thị xã Phước Long; lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ qua các thời kỳ.  Lễ kỷ niệm 30 năm Thủy điện Thác Mơ phát điệnCác...

Xây dựng đơn vị phát triển bền vững

Hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanhCông ty TNHH MTV cao su Bình Long đang quản lý 12.945,87 ha, trong đó diện tích vườn cây kinh doanh 10.487,88 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 2.058,61 ha, tái canh 399,38 ha. Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, quản lý nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mủ nguyên liệu. Công tác khai thác đảm bảo quy trình kỹ thuật, kết quả...

Giải quyết việc làm cho lao động nữ

Tại các khu công nghiệp (KCN) ở Bình Phước, những xưởng may công nghiệp đang hoạt động sôi nổi với nhiều ngành nghề như: may giày da, nệm sofa, quần áo... không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước mà còn xuất khẩu. Đáng chú ý, lực lượng lao động nữ chiếm gần 90% tổng số lao động trong ngành. Chị Quách Thảo Vân, công nhân Công ty TNHH Jason Furniture Việt Nam, KCN Đồng Xoài III...

Tin nổi bật

Tin mới nhất