Powered by Techcity

“Đi tìm một vì sao” – Sự lấp lánh của lòng quả cảm

Bìa cuốn sách “Đi tìm một vì sao”, tác giả ghi chú là “Tự kể chuyện mình”. Thế nhưng qua chuyện đời của tác giả, kéo dài 648 trang sách, mỗi thời kỳ của đất nước lại hiển hiện một cách sống động. Ai từng sống trong quãng thời gian đó đều nhìn thấy bóng dáng mình, gia đình, quê hương mình qua mỗi trang viết. Khi một cán bộ cấp cao của Đảng viết tự truyện, người ta thường nghĩ đến cách viết nặng tính chính trị. Nhưng không! “Đi tìm một vì sao” lại đẫm chất văn chương. Xuyên suốt cuốn sách là tình yêu sâu lắng đối với quê hương, gia đình, yêu thương đồng đội. Và trên hết là tình yêu đất nước. Tình cảm ấy được thể hiện qua những tình huống, hoàn cảnh có thật mà tác giả đã trải qua nên chân thực và dễ truyền thấm. Và chính mạch nguồn cảm xúc cùng với hiện thực sống động đã tạo nên sự lấp lánh qua từng trang viết. 

Thép đã “tôi” trên đất lửa Miền Đông

Tháng 9-1970, vừa hết năm thứ ba Đại học Tổng hợp Hà Nội, chàng sinh viên Phạm Quang Nghị cùng hơn sáu chục sinh viên khoa Văn, Sử tình nguyện đi chiến trường B. Sau hơn nửa năm bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo, viết văn và huấn luyện quân sự, những chàng trai phơi phới tuổi thanh xuân háo hức ra trận. Ngày ấy, tất cả cho tiền tuyến không còn là khẩu hiệu mà là tư tưởng, tình cảm của mọi người dân miền Bắc hướng về miền Nam. Gia đình nào có nhiều người đi bộ đội đều rất hãnh diện. Những người trai tráng, sức khỏe bình thường mà không được tuyển quân thì đích thị là “có vấn đề”. Đúng như tác giả Phạm Quang Nghị đã viết: “Tuổi trẻ thời chiến, đường ra trận chính là điểm hẹn, là nơi gặp gỡ. Ước mơ hay hiện thực cũng là đây. Cả một thế hệ đi chung một con đường. Đều ôm súng, khoác ba lô ra trận”. (trang 95).

Toàn bộ chương II của cuốn sách với độ dài 248 trang, tác giả viết về những ngày tháng chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ với nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng và nghiên cứu tác động văn hóa, tuyên truyền của ta, của địch trong đời sống nhân dân. Về lý thuyết là như thế, nhưng Phạm Quang Nghị cùng đồng đội đã đối mặt với bao hiểm nguy, chết chóc. Vừa rời ghế giảng đường đại học chưa lâu đã hứng chịu cảnh bom dội mù trời. Trong hoàn cảnh ấy, thực sự là “Thép đã tôi trong lửa đỏ” đối với Phạm Quang Nghị cùng đồng đội của ông – những người “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, từng lăn lóc nơi chiến địa miền Đông ác liệt bằng đôi chân đi bộ và luôn đối mặt với bom đạn, thiếu ăn, đèo cao, vực sâu, sốt rét. Giữa mưa bom bão đạn, giữa làn ranh sống – chết không có chỗ cho những hão huyền, lý tưởng hóa cuộc chiến một cách duy lý mà thực sự bằng lòng quả cảm. Và những người lính chiến đã ra trận không chỉ bước bằng chân. Họ “đi theo ánh lửa từ trái tim mình”. Để rồi khi “chiến tranh kết thúc từ lâu, nhiều đêm vẫn ngủ mơ về chiến trường và giấc mơ nào cũng gắn liền với gian khổ, hy sinh, ác liệt đến kinh người”. (trang 154).

Tháng 6-1972, do không thể tái chiếm Lộc Ninh bằng bộ binh nên địch trút bom bằng tất cả khả năng có thể, vào bất cứ nơi nào. Vừa tới “Thủ đô kháng chiến”, ông cùng đồng đội đã chịu trận bom vô cùng khủng khiếp Mỹ trút xuống chợ Lộc Ninh. Nhà cháy, người chết, người bị thương la liệt trên đường. Mùi thịt người bị thiêu lẫn mùi xăng tỏa ra khét lợm, nồng nặc… Xong việc cứu thương và chôn cất người chết, Phạm Quang Nghị đã viết những dòng nhật ký day dứt: “Mỹ ném bom vào giữa thị trấn Lộc Ninh, tàn sát gần 100 người dân vô tội… Hôm nay, chân lại đạp lên những đổ vỡ, nát tan. Mắt ta lại nhìn thấy máu loang đỏ, hòa vào nước mưa. Nháo nhác, hoảng loạn. Mưa rơi trên mặt đất. Máu loang mặt đất. Những giọt nước mắt xót xa rơi trên mặt đất. Không biết thứ nào sẽ thấm sâu, ngấm đượm, lâu bền”.

Những năm tháng bám trụ ở Bù Đốp, Lộc Ninh hay thời kỳ hoạt động ở vùng ven đã để lại trong lòng Phạm Quang Nghị một tình cảm sâu nặng. Những chị Tư, thím Bảy, thím Ba từng nuôi dưỡng, che giấu ông và đồng đội vẫn luôn trong trí nhớ. Trong bài thơ “Lộc Ninh ta đó”, ông đã viết: 

Lộc Ninh ơi

Ta ao ước một lần trở lại

Thăm phố nhỏ trên sườn đồi thoai thoải

Nắng tinh khôi thắm đỏ những bàn chân

Thăm đường quen và ôn lại chiến công

Ngắm đất trời sáng trưng lộng lẫy

Con phố nhỏ đang đầu mùa mưa dậy

Tình miền Đông, đất đỏ níu chân người

Trên đường về mỗi bước mỗi niềm vui… (trang 201).

Nhưng không còn là mong ước, từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Quang Nghị đã nhiều lần trở lại miền Đông. Lần gần nhất là tháng 4-2019, ông đã trở lại Lộc Ninh, Bù Đốp trong chuyến thăm lại chiến trường xưa. Ông đã bùi ngùi thắp hương tưởng niệm những nạn nhân của Pol Pot, Ieng Sary tại Nhà bia tưởng niệm ở xã Phước Thiện, Bù Đốp – nơi 45 năm trước, trong vai một phóng viên chiến trường, ông đã đến đây và thực hiện phóng sự về tội ác diệt chủng.

Những điều cần nói thì phải nói

Kết thúc chiến tranh, Phạm Quang Nghị trải qua nhiều cương vị và trước khi nghỉ hưu là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Với một cán bộ lãnh đạo cấp cao, việc viết tự truyện và dám nói ra cả những điều “đáng tiếc” của chính bản thân, của tổ chức trong thời gian tại vị là điều ít thấy. Tôi đã đọc vài cuốn hồi ký của các vị lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương, phần nhiều là do các vị kể lại thành tích và có nhà văn, nhà báo chắp bút. Nhưng “Đi tìm một vì sao” là trải nghiệm, là ký ức, là sự ủy thác của những người đã nằm xuống; là sự thôi thúc từ hiện thực cuộc sống mà tác giả từng trải qua nên Phạm Quang Nghị đã viết bằng cả gan ruột của mình.

Khi ông được Trung ương phân công về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã xuất hiện tình trạng chống đối ngấm ngầm của những người không ủng hộ. Thậm chí phòng ở của ông bị đột nhập, bị cạy khóa cặp số để xem trước dự định nhân sự… Nhưng Phạm Quang Nghị luôn có niềm tin “ở đâu cũng có người tốt”. Và ông đã cùng tập thể Ban Thường vụ lãnh đạo Đảng bộ Hà Nam vượt qua sóng gió. Mười năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội là quãng thời gian ông phải vượt qua vô vàn khó khăn. Bao nhiêu việc lớn bày ra trước mắt, như mở rộng quy mô địa giới hành chính thành phố Hà Nội; rồi sự kiện lịch sử trọng đại kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội… Ông đã kiên quyết không làm 5 cổng chào, cũng không xây Khải hoàn môn như các nước Pháp, Đức, Nga… dù đã có rất nhiều tư vấn, thậm chí là “chỉ đạo từ xa”. Điều đó đã đụng chạm biết bao người. Đã có những lúc ông buộc lòng phải lơ đi những “cái đúng” nhỏ để có được cái lớn. Đi kèm với những quyết định khó khăn ấy là những oán giận, trách hờn. Phạm Quang Nghị đã mạnh dạn viết ra thế này: “Cái sự ghen ghét, đố kỵ dường như có sẵn trong bộ gen, trong trí não con người. Người ta chỉ có thể vượt qua nó bằng làn ranh đạo đức” (trang 449). Hay “Chính trị là nghệ thuật của sự lựa chọn cái có thể. Trong muôn nghìn thứ ước muốn, khát khao của con người, thì cái ước ao làm chính trị, làm chính khách, làm lãnh đạo có quyền lực là niềm ước muốn, khát khao vô cùng mãnh liệt” (trang 620).

Đọc “Đi tìm một vì sao”, nhiều đoạn tôi phải ngỡ ngàng về sự tiệm cận cuộc sống trong sách của một vị chính khách. Tôi cũng hiểu rằng, Phạm Quang Nghị đã phải lựa chọn, cân đong, viết những gì cuộc sống đặt ra, nhưng ít gây đau đớn nhất. Chiến tranh. Tình yêu. Bão giông. Chia ly và hoài niệm. Sự hồn nhiên. Niềm vui. Nỗi buồn. Tinh thần lạc quan và cả thất vọng… ông đều đã trải. Có lẽ vì thế mà những chiêm nghiệm sâu sắc của ông trong đời sống, khi vào trang sách, tự nó lấp lánh.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Phước: Trồng tiêu bị chết được giảm lãi vay hơn 14 tỷ đồng

BPO - Từng là cây trồng làm giàu cho nhiều nông hộ, tuy nhiên cây tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước những năm qua thường xuyên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh làm cho nhiều diện tích tiêu bị chết. Để giúp...

Phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Đó là mục tiêu chung được UBND tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 31/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển khoa học và ứng dụng,chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Ít nhất 10% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ...

Sức hút Bình Phước qua dòng chảy FDI

GHI ĐIỂM TỪ NỀN TẢNG TỐTMột trong những “chìa khóa” để mở cánh cửa, khơi thông nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Bình Phước là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, liên thông, tổng thể, hài hòa giữa hạ tầng giao thông, đô thị, nông nghiệp với khu công nghiệp. Trong phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tỉnh đã khởi công tuyến cao tốc TP. Hồ Chí...

Những cung đường mùa Xuân

Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiếnTrong nhiều nhiệm kỳ, các cấp lãnh đạo thành phố Đồng Xoài luôn nhìn nhận, đánh giá việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông là huyết mạch của nền kinh tế, là nhiệm vụ trọng tâm. Nhưng bài toán đặt ra với nhiều thế hệ lãnh đạo đó là nguồn lực có hạn nhưng nhu cầu xây dựng thì lớn. Nhận thấy cần đẩy mạnh hơn nữa công...

Dự báo 2025: GRDP Bình Phước đạt hơn 9,3%

Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh NhâmPhó giám đốc - Phó tổng biên tập: Phan Văn Thảo - Cao Minh TrựcToà soạn: 228, tuyến đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình PhướcEmail: [email protected] rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này ...

Cùng tác giả

Bình Phước: Trồng tiêu bị chết được giảm lãi vay hơn 14 tỷ đồng

BPO - Từng là cây trồng làm giàu cho nhiều nông hộ, tuy nhiên cây tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước những năm qua thường xuyên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh làm cho nhiều diện tích tiêu bị chết. Để giúp...

Đầu xuân trải nghiệm nông nghiệp xanh

Hướng đến kinh tế xanh Xuân về, đến thăm nông trại của anh Nguyễn Minh Hiếu, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, xã Phước Tín, thị xã Phước Long, thấy những chùm hoa sầu riêng đang thời kỳ ra mắt cua, màu ngà trắng chực bung nở tỏa hương thơm nồng nàn, chúng tôi cảm nhận được một vụ mùa bội thu đang về. Nhìn chiếc xe cắt cỏ chạy quanh những...

Phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Đó là mục tiêu chung được UBND tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 31/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển khoa học và ứng dụng,chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Ít nhất 10% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ...

Bình Phước, Tây Ninh bàn về chiến lược hợp tác phát triển trên tinh thần hai bên cùng thắng

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Thăm, động viên thanh niên nhập ngũ năm 2025

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của nỗi buồn

“Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki” miêu tả cuộc sống của khu phố Kanda Jimbocho và quán cà phê Kanda Brazil. Nhân vật trung tâm là Takako, một cô gái trẻ đang ở tuổi đôi mươi cùng lúc mất đi cả người yêu và công việc, sống những ngày buồn bã, ngủ 15 tiếng/ngày để quên đi hiện tại. Để giúp con gái thoát ra những ngày tháng cô độc, mẹ Takako đã nhờ cậu ruột Satoru, người...

Bước chậm lại… để hiểu mình hơn!

Như một cuốn sổ tay động lực cho mỗi người cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày, tác giả sách “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã” khuyến khích mọi người trân trọng từng giây phút của hiện tại và hướng độc giả theo đuổi hạnh phúc chủ động: “Con đường tắt đến với hạnh phúc: Thứ nhất, hãy dừng việc so sánh mình với người khác. Thứ hai, đừng cố gắng tìm kiếm ở bên ngoài mà hãy...

Sống cho điều ý nghĩa hơn

Với 46 chương, 150 trang, trong đó có 16 trang phụ bản poster hình ảnh và những câu nói nổi tiếng của Nick, cuốn sách “Sống cho điều ý nghĩa hơn” được xem là “chìa khóa” mở cửa một tâm hồn cao đẹp để ai cũng có thể tin rằng dù là ai, làm gì, thì mình vẫn có thể trở thành người đáng quý. Cuốn sách này không những mang lại cảm hứng cho người gặp bất hạnh...

Cư xử như đàn bà, suy nghĩ như đàn ông

Trong một mối quan hệ nói chung, nếu không thực sự hiểu rõ suy nghĩ và tâm lý của đối phương, cả hai sẽ không bao giờ có được sự kết nối lâu dài. "Cư xử như đàn bà, suy nghĩ như đàn ông" chính là tiếng nói, suy nghĩ mà nam giới muốn phụ nữ hiểu về họ. Steve Harvey viết: "Cư xử như đàn bà, suy nghĩ như đàn ông" dành tặng mọi phụ nữ. Tôi hy...

Hơn 10.000 người tham gia giải “Bình Phước marathon – Trường Tươi Group lần thứ II”

Với thành công ở mùa giải lần I năm 2023, giải "Bình Phước marathon-Trường Tươi Group lần thứ II" với thông điệp “Bước chạy của những chiến binh xanh” sẽ được tổ chức tại thành phố Đồng Xoài trong hai ngày, 23 và 24/11. Giải "Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II" sẽ được tổ chức tại thành phố Đồng Xoài trong 23 và 24/11/2024. Theo Ban tổ chức, dự kiến giải sẽ thu hút hơn 10.000 vận...

Sâu lắng mùa thu – Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước

Có thể nói, “Sâu lắng mùa thu” là tuyển tập những bài thơ, ký sự hay nhất của Biên Linh trong sự nghiệp văn chương của mình. Ở đó có “Ý nghĩ ban mai” từng được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam; có “Ngọn núi tình yêu” được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa lớp 11 chương trình giáo dục địa phương.Xoay quanh các chủ đề về...

Yêu nước hơn qua trang sử

Lược sử nước Việt bằng tranh ghi lại dòng sử Việt trôi từ thượng nguồn lịch sử, thuở cha Lạc Long Quân kết duyên cùng mẹ Âu Cơ với biết bao thăng trầm. Cuốn sách được trình bày theo cách mô phỏng toàn bộ lại dòng thời gian từ thời dựng nước đến năm 1945, trong đó làm nổi bật những mốc cơ bản giúp người đọc nắm được khái quát lịch sử Việt Nam. Sách được tác giả...

Bơ đi mà sống… tích cực!

“Bơ đi mà sống” của tác giả Mèo Xù không phải là thái độ mặc kệ hay bị động để hoàn cảnh đưa đẩy, mà cuốn sách kể về hành trình của chính tác giả đã trải qua, đứng lên và hoàn thiện bản thân để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống mỗi ngày.Qua hơn 200 trang sách, Mèo Xù chia sẻ cuộc đời cô có nhiều điều bất lợi. Cô có ngoại hình xấu xí, sinh ra và...

Những đại sứ văn hóa đọc 2024: Chung một tình yêu với sách

Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa đọc hiệu quảCô Nguyễn Thị Mỹ Nhân, giảng viên Trường cao đẳng Bình Phước chia sẻ: Lần thứ 6 tham gia với vai trò thành viên Ban giám khảo, năm nay tôi thấy các bài dự thi lọt vào vòng trong có nội dung khá tốt với nhiều đầu sách mới phù hợp lứa tuổi thí sinh tham gia. Tôi ấn tượng với bài thi của thí sinh Nguyễn Thảo Linh,...

“Đêm cháy”: Cái nhìn của người bên kia chiến tuyến

“Đêm cháy” không đơn thuần là câu chuyện kể về chiến tranh mà còn là những tâm sự của một người lính bên kia chiến tuyến, sau khi tham gia chiến tranh, trở về cuộc sống đời thường ông đã viết tiếp câu chuyện ý nghĩa của mình…Đọc “Đêm cháy”, rất nhiều độc giả như quên mất tác giả, thậm chí có những đoạn người đọc tưởng như tác giả Duy Hiến là người được nhân vật nhờ kể...

Tin nổi bật

Tin mới nhất