Powered by Techcity

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ

Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)
Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Nhắc đến Phan Thiết, chúng ta thường nghĩ đến những bãi biển đẹp, những đồi cát mênh mông.

Nhưng không chỉ vậy, Phan Thiết còn một địa điểm di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đó là Khu di tích trường Dục Thanh.

Trường Dục Thanh là nơi ghi dấu sự kiện thời thanh niên của Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học từ tháng 9-1910 đến tháng 2-1911. Bằng tâm huyết, tình cảm, Người đã truyền đạt những kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước cho các học trò của mình trước khi Người vào Sài Gòn, ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Du khách từ mọi miền đất nước mỗi khi có dịp đến Phan Thiết đều ghé qua Khu di tích trường Dục Thanh để tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Người, từ nếp sống giản dị, chân thật, đến lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là hình ảnh thầy giáo trẻ hết lòng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người.”

Quá trình hình thành khu di tích trường Dục Thanh

Nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, bên dòng sông Cà Ty, tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, trường Dục Thanh ra đời và hoạt động từ năm 1907 đến năm 1912 theo chủ trương chung của phong trào Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đó là muốn mở mang dân trí trước hết phải thành lập trường dạy học.

Trường do ông Nguyễn Trọng Lội và ông Nguyễn Quý Anh là hai người con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông cùng các nhân sỹ yêu nước đứng ra sáng lập, là một trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ thời bấy giờ.

ttxvn-duc thanh2.jpg
Khuôn viên bên trong Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Trường dạy chữ Quốc ngữ là chính, bên cạnh đó dạy chữ Hán, chữ Pháp và môn thể dục. Trường có 7 thầy giáo, với Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Quý Anh. Học sinh của trường lúc đông nhất khoảng 50-60 học sinh, trong đó chỉ có 4 học trò nữ, chia làm 4 lớp là tư, ba, nhì, nhất.

Ba năm sau khi ngôi trường thành lập, ông nghè Trương Gia Mô – bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc – giới thiệu Bác đến dạy học ở ngôi trường này. Từ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành mới 20 tuổi trở thành thầy giáo trẻ nhất nơi đây.

ttxvn-duc thanh3.jpg
Lớp học nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Thầy Thành chịu trách nhiệm dạy môn Quốc văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Khi giáo viên Pháp văn vắng mặt, thầy Thành đảm nhận dạy luôn tiếng Pháp. Trong thời gian dạy học ở ngôi trường này, thầy giáo Thành đã truyền cho những học trò của mình lòng yêu quê hương đất nước. Vào giờ ngoại khóa, thầy thường dẫn học trò đi tham quan các cảnh đẹp của Phan Thiết.

Vào tháng 2-1911, thầy giáo Thành đã rời trường Dục Thanh đến Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước.

Khám phá kiến trúc cùng di vật của khu di tích

Cho đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kiến trúc Khu di tích trường Dục Thanh vẫn còn gần như nguyên vẹn. Từ xa nhìn lại, du khách có thể nhận ra ngay ngôi trường nằm cạnh dòng sông Cà Ty hiền hòa với những mái nhà rêu phong cổ kính.

ttxvn-duc thanh6.jpg
Lớp học Bác từng dạy học tại trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Trong khuôn viên trường Dục Thanh là vườn cây, tiểu cảnh được chăm chút gọn gàng. Dạo quanh một vòng khuôn viên, du khách sẽ được khám phá cấu trúc ngôi trường với 2 nhà lớn bằng gỗ và 1 nhà lầu nhỏ. Hai nhà lớn bằng gỗ được dùng làm phòng học. Trong phòng học, 2 bảng đen được đặt phía trên, bên dưới là những bộ bàn ghế bằng gỗ.

Bên phải của gian phòng học là nhà Ngư, là nơi chứa ngư lưới cụ và làm cá, mắm của gia đình con cháu cụ Nguyễn Thông, được xây dựng năm 1906. Năm 1907, trường Dục Thanh ra đời và nhà Ngư trở thành nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học. Trong thời gian dạy học tại đây, thầy giáo Thành cũng ở nội trú tại ngôi nhà này.

ttxvn-duc thanh4.jpg
Ngọa Du Sào, nơi Bác nghỉ ngơi, đọc sách và làm việc trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào (có nghĩa là “ổ nằm chơi”) được xây dựng năm 1880. Khi về cuối đời cụ Nguyễn Thông cho xây dựng ngôi nhà để ở và dùng căn gác làm nơi uống trà, ngâm thơ, bình thơ, bình văn và sáng tác lúc tuổi già và cũng là nơi luận bàn trao đổi công việc với các sỹ phu yêu nước. Trong thời gian dạy học tại trường Dục Thanh, thầy Thành thường xuyên lui tới đây để đọc sách, chấm bài và thỉnh thoảng nghỉ trưa.

Phía sau Ngọa Du Sào, du khách sẽ được ghé thăm một giếng nước cổ được xây bằng gạch. Đến nay, giếng nước vẫn sạch sẽ trong veo. Gần giếng nước là cây khế trăm tuổi do vợ cụ Nguyễn Thông trồng cách đây đã hơn 1 thế kỷ.

Trong thời gian dạy học tại trường, thầy Thành thường lấy nước ở giếng để dùng trong sinh hoạt và tưới cây trong vườn. Cây khế được thầy Thành chăm sóc năm 1910, đến nay vẫn ra hoa kết quả quanh năm, nhân dân Phan Thiết thường gọi cây khế “Bác Hồ.”

ttxvn-duc thanh5.jpg
Giếng nước trước đây Bác dùng để sinh hoạt tại trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Ngoài kiến trúc được giữ gìn gần như nguyên vẹn, những hiện vật gốc còn lưu giữ tại di tích Dục Thanh gồm 1 bộ họa đàng trường kỷ, 1 bộ ván gõ 3 tấm, 1 chiếc án thư, 1 chiếc tủ đứng, 1 chiếc thang gỗ, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay… Đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với thời gian và lịch sử của những năm tháng dạy học ở Phan Thiết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành.

Sau ngày quê hương được giải phóng, từ tháng 11-1978 đến tháng 12-1980, trên cơ sở một phần di tích gốc còn lại và dựa theo lời kể, bản vẽ phác họa của 4 cụ học trò của Bác năm 1910 còn sống, khu di tích trường Dục Thanh được trùng tu lại.

ttxvn-duc thanh7.jpg
Tất cả vật dụng của Bác đều được bảo quản nguyên vẹn tại Khu di tích Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Sau đó, công trình Nhà Trưng bày về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng năm 1983 và khánh thành ngày 17-5-1986 – đúng vào dịp mừng sinh nhật Bác lần thứ 96.

Khu di tích đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia vào ngày 12-12-1986.

Nguồn

Cùng chủ đề

VietinBank Bình Phước kỷ niệm 25 năm thành lập

Đến dự, chúc mừng có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng khách hàng thân thuộc của VietinBank Bình Phước. Phó Tổng giám đốc VietinBank Đỗ Thanh Sơn cũng về dự và phát biểu tại buổi lễ.Đại biểu, khách hàng thân thiết tham dự...

Năm 2024, Hội Nữ doanh nhân tỉnh hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội

Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Phước hiện có 6 chi hội, với 205 hội viên, tham gia nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như: chế biến cao su, xuất khẩu điều, xây dựng cầu đường, chỉnh trang đô thị... và các ngành dịch vụ.Với phương châm tăng cường các hoạt động hướng về hội viên, năm 2024, hội đã kết nối các khóa học trực tuyến về thương mại điện tử, kinh tế số, gọi vốn...

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước tiếp và làm việc với TTC AgriS

Cùng dự tiếp, làm việc có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.Toàn cảnh buổi lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với TTC AgriS tại Tỉnh ủy Bình PhướcTại buổi tiếp, làm việc, đại diện Công ty đã giới thiệu về sự hình thành và phát triển doanh nghiệp. Công ty đã tiến hành khảo sát việc đầu tư khu công nghiệp, về đất nông nghiệp tại 8 dự án trên địa bàn...

Giá tiêu hôm nay 13/1/2025, trong nước cao nhất hơn 147.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 13/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước quay về mốc khoảng 147.000 đồng/kg sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Hiện thị trường tiêu ở các địa phương trọng điểm có giá khoảng 147.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai ghi nhận mức mức ổn định so với phiên giao dịch trước đó, hiện được thu mua ở mức 147.000...

Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL

video-element" data-id="S1drVxWg/lvNFJjeqiEQMwa_b_ca_b_c"> Công Phượng 2 lần sút tung lưới HAGL. Nguyễn Công Phượng là nhân vật được chú ý nhất trong trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai và Bình Phước ở Cúp Quốc gia tối 12/1. Tiền đạo sinh năm 1995 đánh dấu ngày trở lại sân vận động Pleiku bằng bàn thắng vào lưới đội bóng cũ. HAGL là đội ghi bàn trước. Dụng Quang Nho dứt điểm cận thành mở tỷ số cho đội chủ nhà trong hiệp 1....

Cùng tác giả

Lý do Rexam là sự lựa chọn hàng đầu thi công sơn sàn nhà xưởng Epoxy

Tại sao Rexam là sự lựa chọn hàng đầu cho thi công sơn sàn nhà xưởng Epoxy? Dịch vụ thi công sơn sàn nhà xưởng chuyên nghiệp. Rexam là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn sàn nhà xưởng Epoxy chất lượng cao với kinh nghiệm hơn một thập kỷ. Với danh tiếng là đại lý sơn epoxy uy tín và là đối tác của nhiều thương hiệu sơn hàng đầu, Rexam đã khẳng định vị thế số...

Dự báo giá tiêu ngày mai 15/1/2025, trong nước tiếp tục giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 15/1/2025 tiếp tục giảm nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 14/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước sau nhiều phiên giảm liên tiếp đã quay về quanh mức 145.000 – 147.000 đồng/kg; hiện giá tiêu tại các địa phương trọng điểm ở mức 145.800 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk ghi nhận mức giảm...

 Đoàn các tôn giáo chúc tết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Nâng cao nhận thức để hạn chế vi phạm, góp phần hình thành văn hóa giao thông

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Xem xét phương án xử lý các tồn tại của dự án mở rộng đường ĐT741 đoạn Bàu Trư

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Cùng chuyên mục

Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch

Báo Bình Phước online trích đăng tóm tắt về những nội dung trong tham luận “Phát huy giá trị của chiến thắng Đường 14 - Phước Long trong phát triển du lịch”Chiến thắng của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã tạo ra những giá trị của hình thức du lịch lịch sử với các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử vùng đất anh hùng như: Tượng đài chiến thắng Phước Long, Miếu Bà Rá, Vườn...

Năm 2024, doanh thu dịch vụ du lịch của Bình Phước đạt trên 1.200 tỷ đồng

Các đại biểu dự hội nghịNăm 2024, các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ đã đón được trên 73 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 67 triệu lượt khách nội địa và 6.723.940 lượt khách quốc tế. Tổng lượt khách tăng 12,6% so với năm 2023. Tổng doanh thu du lịch đạt 215.178 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2023.Đồng hành cùng các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Phước...

Sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2024

Theo quy hoạch phát triển vùng, du lịch của Đông Nam Bộ được xác định phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đi vào chiều sâu, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực. Hiện tại, mỗi địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đều có những đặc sản về du lịch khác nhau.Ông Vũ Thanh Ngữ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước (thứ hai từ...

Bù Ðăng – đi là nhớ, đến là yêu

Cảnh vật nên thơ, hữu tìnhTôi nhớ mãi những ngày của kỳ nghỉ hè lần đầu tiên đi TP. Hồ Chí Minh. Ngày đó, xe khách chưa nhiều như bây giờ và những chuyến xe về Bù Đăng cũng thưa thớt. Tôi đứng đón xe cùng ba má, nhưng có những xe còn chưa biết Bù Đăng là nơi nào. Chuyến xe ít đến nỗi, khi đón được thì cũng ngồi chen chúc, ngồi trên xe giằng, xóc với...

Tăng sức hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Cùng với đó, từng địa phương đưa ra định hướng phát triển du lịch theo trọng điểm, tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ, tránh trùng lặp, thiếu sức hút.Bưu điện Trung tâm - điểm đến du lịch nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVNNhận diện tiềm năngTăng sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch, dịch vụ, bên cạnh nắm bắt xu hướng, nhu...

Kiểm tra thực hiện các dự án phát triển du lịch tại Bù Đăng

BPO - Sáng 3-12, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bình Phước do Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Thanh Ngữ làm trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra kết quả thực hiện các dự...

Bù Đốp triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch của địa phương

BPO - Sáng 27-11, Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bình Phước do Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Thanh Ngữ làm trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra kết quả thực hiện các dự...

Du lịch vào thu – Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước

Mùa thu đến, Yên Tử là một trong những danh lam, thắng cảnh được đông đảo du khách trong và ngoài nước yêu thích lựa chọn. Với thiên nhiên khoáng đạt, cảnh quan, núi rừng hài hòa thân thiện, thời tiết mát mẻ, cùng những công trình, kiến trúc độc đáo, nét văn hóa truyền thống đặc sắc đã tạo nên sức hấp dẫn cho Yên Tử. Hiện khu du lịch này đang xây dựng những tour tuyến, chương...

Ra mắt Tour du lịch kết nối Bù Đăng

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH tổ chức sự kiện truyền thông du lịch Newstar Media tại Bình Dương phát biểu ra mắt Tour du lịch kết nối Bù ĐăngĐại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước, Huyện ủy, UBND huyện Bù Đăng tặng hoa chúc mừng đơn vị tổ chức Tour du lịch kết nối Bù ĐăngTour du lịch kết nối Bù Đăng với chủ đề “Vang mãi tiếng chày...

Nhiều đóng góp quan trọng để phát triển du lịch Bù Gia Mập

BPO - Sáng 6-11, tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, UBND huyện Bù Gia Mập tổ chức hội thảo phát triển du lịch huyện đến năm 2030 với chuyên đề “Định hướng và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng”....

Tin nổi bật

Tin mới nhất