Powered by Techcity

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:

1- Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng; 

2- Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; 

3- Phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên – Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây (Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước – Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông – Tây (hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây – Liên Khương – Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng – Gia Nghĩa – Bảo Lộc – Bình Thuận – Ninh Thuận.

4- Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn

5- Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

6- Về quốc phòng, an ninh.

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế

Trong đó, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực.

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản và các loại lâm sản ngoài gỗ; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ carbon.

Phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản

Ngành công nghiệp: Ưu tiên phát triển và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường; gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng, tăng cường liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia để mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp sang các nước Lào và Campuchia.

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, được gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin và nhôm (tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng); phát triển công nghiệp cơ khí, dệt may, hóa chất, dược phẩm và sản xuất phân bón, phân vi sinh tại các tỉnh thuộc vùng; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện áp mái) phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và điều kiện tự nhiên; ưu tiên phát triển tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

Xây dựng các khu thương mại – dịch vụ tại các đô thị lớn

Ngành dịch vụ: Phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế; đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai), Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông) để thúc đẩy giao thương với Lào và Campuchia.

Phát triển dịch vụ logicstics gắn với trung tâm vùng và hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, khu thương mại – dịch vụ, trung tâm hội chợ – triển lãm tại các đô thị lớn, trung tâm vùng, tiểu vùng.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống; tăng cường liên kết với các tỉnh vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ và liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ.

Bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại

Kết cấu hạ tầng: Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, trên cơ sở phù hợp các quy hoạch ngành giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy mô, tiến trình đầu tư) và phát huy lợi thế của các phương thức vận tải, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận tải;

Phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng hiện đại, chủ động cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh; hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng lớn bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phù hợp với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển hạ tầng năng lượng theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện mạng lưới điện trên địa bàn vùng đồng bộ, hiện đại theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số

Vùng Tây Nguyên tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ trên địa bàn vùng bao gồm mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp xã hội, mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, mạng lưới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng thương mại và logistic, hạ tầng báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại…

Nguồn: https://baodautu.vn/ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-vung-tay-nguyen-thoi-ky-2021—2030-tam-nhin-2050-d229354.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Không gian đô thị khởi sắc

Từ điểm nhấn khu công nghiệp…Điểm nhấn đô thị khởi sắc đầu tiên ở Bình Phước phải kể đến là KCN Becamex - Bình Phước (thị xã Chơn Thành) với tổng diện tích 4.633 ha, mức đầu tư gần 1 tỷ USD; trong đó, đất dành cho phát triển hạ tầng KCN khoảng 2.448 ha, diện tích còn lại là khu đô thị dân cư, tái định cư. KCN này tiếp giáp với vùng tứ giác kinh tế trọng...

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025, trong nước tiếp tục tăng cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 5/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với phiên giao dịch trước, trong đó đã đạt mức 150.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Nông; các địa phương khác tăng nhẹ. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.800 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông tăng liên tục, hiện giá thu mua...

Dự báo giá tiêu ngày mai 5/1/2025, giá tiêu tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 5/1/2025 tiếp tục tăng cao; hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.800 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với phiên giao dịch trước, đạt mức 150.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Nông; các địa phương khác tăng nhẹ. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông...

Thêm ‘trợ lực’ cho ô tô lắp ráp trong nước

Sản lượng kỷ lục của ô tô sản xuất trong nước Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ tháng 11/2024 ước tính tăng 2,5% so với tháng 10/2024 và tăng 36,2% so với tháng 11/2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cao hơn so với mức tăng trưởng 14% của 10 tháng đầu...

Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD

Nhiều chỉ tiêu về đích trước ‘hẹn’ Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến hết năm 2024, ngành chăn nuôi đã có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu định hướng đến năm 2025 (theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045). Công ty Hải Yến Nha Trang xuất khẩu lô hàng tổ yến sào chất lượng cao sang Trung Quốc....

Cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025, trong nước tiếp tục tăng cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 5/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với phiên giao dịch trước, trong đó đã đạt mức 150.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Nông; các địa phương khác tăng nhẹ. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.800 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông tăng liên tục, hiện giá thu mua...

Dự báo giá tiêu ngày mai 5/1/2025, giá tiêu tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 5/1/2025 tiếp tục tăng cao; hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.800 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với phiên giao dịch trước, đạt mức 150.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Nông; các địa phương khác tăng nhẹ. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông...

Thêm ‘trợ lực’ cho ô tô lắp ráp trong nước

Sản lượng kỷ lục của ô tô sản xuất trong nước Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ tháng 11/2024 ước tính tăng 2,5% so với tháng 10/2024 và tăng 36,2% so với tháng 11/2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cao hơn so với mức tăng trưởng 14% của 10 tháng đầu...

Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD

Nhiều chỉ tiêu về đích trước ‘hẹn’ Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến hết năm 2024, ngành chăn nuôi đã có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu định hướng đến năm 2025 (theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045). Công ty Hải Yến Nha Trang xuất khẩu lô hàng tổ yến sào chất lượng cao sang Trung Quốc....

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025, trong nước tăng mạnh

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tăng cao, mức tăng từ 1.000 – 2.500 đồng/kg, riêng thị trường tiêu tỉnh Bình Phước không biến động. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.200 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông sau nhiều phiên ổn định đã quay đầu tăng cao, mức tăng 2.500 đồng/kg, hiện...

Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh. (Nguồn: Times of India) Giá tiêu hôm nay 4/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 146.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (146.000 đồng/kg); Đắk Lắk (147.000 đồng/kg); Đắk Nông (147.000 đồng/kg); Bà...

Dự báo giá tiêu ngày mai 4/1/2025, giá tiêu tăng mạnh

Dự báo giá tiêu ngày mai Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 4/1/2025 tăng cao; hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.200 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tăng cao, mức tăng từ 1.000 – 2.500 đồng/kg, riêng thị trường tiêu tỉnh Bình Phước không biến động. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Đắk Nông sau nhiều phiên ổn định đã quay...

Hàng loạt quái xế “chết lặng” sau tiếng còi kết thúc trận Việt Nam- Thái Lan

Ngày 3-1, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đang củng cố hồ sơ xử lý 15 trường hợp tổ chức “đi bão” sau trận thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan tại ASEAN Cup 2024.  Lực lượng công an tạm giữ nhiều phương tiện vi phạm Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 2-1, sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan (ASEAN Cup 2024), Đội CSGT Công an TP Đồng Xoài...

23.908 lượt hộ được tiếp cận vốn tín dụng chính sách

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Giá tiêu hôm nay ngày 3/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 3/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước đa phần đang neo ở mức khá cao so với phiên giao dịch trước; ngoài ra, giá tiêu tỉnh Gia Lai đã tăng nhẹ trở lại. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở Gia Lai sau phiên giảm nhẹ trước đó đã tăng trở lại, mức tăng 500 đồng/kg, hiện mức giá được thu mua tại địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất