Powered by Techcity

‘Cháu 1 tuổi mất mẹ, 2 tuổi mất cha, cám ơn Tiếp sức đến trường đã nhớ đến cháu tôi’

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 1.

Tân sinh viên hào hứng đến sớm dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường – Ảnh: ĐẬU DUNG

132 tân sinh viên đến từ 19 tỉnh, thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. 

Dù 15h, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường mới chính thức diễn ra nhưng từ 11 – 12h trưa, nhiều tân sinh viên cùng người thân đã có mặt tại điểm trao. Tới 14h, hội trường đã kín người; các sinh viên ổn định chỗ ngồi. Trong 132 tân sinh viên, có bạn đi cùng ông bà, cha mẹ; có bạn đi một mình như cách nhiều bạn một mình nhập học. 

Ngày vui thì vui thật, nhưng cũng không ít nét mặt hồi hộp, lo lắng. Trên gương mặt có phần bối rối đó, nay thêm phần vui vì sắp nhận được một món quà của các nhà hảo tâm, cổ vũ chặng đường phía trước của các sinh viên nghèo.

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 2.

Các khách mời tham dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bốn bà cháu đi từ Hải Dương có mặt sớm nhất 

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 3.

Mẹ không xin nghỉ làm được, bà Phạm Thị Huê dẫn cháu ngoại đến nhận học bổng – Ảnh: ĐẬU DUNG

Bà Phạm Thị Huê (61 tuổi, quê xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) dậy từ 4h sáng, hôm nay là một ngày đặc biệt với cả gia đình, khi cháu ngoại Đoàn Quỳnh Diệu về Hà Nam nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Diệu là tân sinh viên trường Đại học Hải Phòng.

Bà ngoại còn dắt thêm hai người em đi cùng Diệu vì muốn hai em nhỏ dự chương trình, cảm thấy tự hào và xem chị làm tấm gương phấn đấu.

Bốn bà cháu gần như là những người đến địa điểm trao sớm nhất. 

Bà kể trước đây, gia đình Diệu sống trong Bình Phước nhưng vì “bố phức tạp, mẹ nó bồng bế ba con nhỏ về sống cùng ông bà từ bấy tới giờ”.

Hằng tháng lương làm công nhân của mẹ Diệu khoảng vài triệu đồng. Khi biết tin Diệu đậu đại học, cả nhà nửa mừng nửa lo. Học phí một năm đã 28 triệu đồng, trong khi mẹ vét túi chỉ có mấy triệu. Ngay chiếc laptop cũ giá 7 triệu để phục vụ ngành học công nghệ thông tin của Diệu, mẹ cũng nhờ bác mua hộ rồi tìm cách trả sau. Cho nên, bà ngoại nói 15 triệu báo Tuổi Trẻ trao tặng ‘rất to’ với cả nhà bà.

“Thay mặt mẹ cháu, tôi xin gửi lời cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã thực hiện một chương trình rất ý nghĩa, nhân văn, tiếp sức những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào giảng đường đại học”, bà chia sẻ.

Vay mấy ngân hàng giúp cháu mồ côi cha mẹ nhập học, ông ngoại nghẹn ngào khi cháu nhận học bổng

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 4.

Bố mẹ cháu đều đã mất, ông Trần Văn Hiếu dẫn cháu, tân sinh viên Vũ Thu Hương, trường Đại học Kinh tế kĩ thuật Công nghiệp đến nhận học bổng – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạn Vũ Thu Hương là tân sinh viên trường Đại học Kinh tế, Kĩ thuật và Công nghiệp. Chiều nay Hương đến nhận học bổng cùng với ông ngoại Trần Văn Hiếu.

Từ xã Tân Hưng, TP Hưng Yên, ông Hiếu chở cháu trên xe máy cũ đến Hà Nam. “Trước khi đi, bà ngoại nó dặn ông cố gắng đèo cháu đi, nhưng đi chậm thôi nhé. Hai ông cháu không biết đường nên cả đi cả hỏi đường. Mãi mới đến nơi”, ông kể.

Nói về đứa cháu gái của mình, ông Trần Văn Hiếu nghẹn ngào vì thương cháu nhiều vô kể. Bố mất năm Hương mới hơn 1 tuổi, hơn một năm sau, mẹ Hương cũng qua đời. Hai ông bà nuôi cháu từ khi bé xíu tới ngày hôm nay, cháu chạm chân vào cánh cổng trường đại học.

Ông nói Hương học giỏi, hiếu thảo với ông bà nhưng tính hơi nhút nhát. Hôm nhận được giấy báo trúng tuyển đại học của cháu, hai ông bà trải qua nhiều cảm xúc hỗn độn. Hiện cả hai đều đã ngoài 70 tuổi, thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng hoa màu. 

Xốc lại tinh thần, hai ông bà bàn nhau đi vay tiền từ ngân hàng chính sách nhưng không được. May mắn khi sang Ngân hàng nông nghiệp thì được vay 30 triệu đồng, vừa đủ nộp học phí năm đầu, thuê trọ và sắm sửa đồ đạc ban đầu cho Hương.

Ông Hiếu chia sẻ, dù không biết phía trước ra sao nhưng hai ông bà “vẫn muốn cháu học hành đến nơi đến chốn; ông bà sớm muộn rồi cũng mất, chỉ mong cháu ra trường tự lo cho mình được, trở thành người có ích cho xã hội”.

Ông nói khi biết tin cháu nhận được học bổng, hai ông bà không còn gì mừng hơn. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ cũng như những mạnh thường quân đã quan tâm tới những sinh viên nghèo, giúp các em vượt khó.

“15 triệu với nhiều người có thể không phải là một món tiền lớn nhưng rất quý với gia đình. Đó là tài sản to để tiếp sức đứa cháu ngoại côi cút của tôi có thể đến trường để thực hiện ước mơ của mình”, ông tâm sự.

Nhắn tin hỏi cô giáo và dòng họ ‘học bổng này có thật không?’

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 5.

Nguyễn Thị Hồng Mai rơi nước mắt khi bước lên xe đi nhận học bổng – Ảnh: VŨ TUẤN

“Mình vẫn không tin là sự thật!” – Nguyễn Thị Hồng Mai, tân sinh viên ngành Quản trị ngân hàng – Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, không ngăn được nước mắt khi bước lên xe về Hà Nam nhận học bổng.

Đi cùng Mai còn có mẹ cô – bà Nguyễn Thị Lan, năm nay đã 65 tuổi. Bà Lan dậy từ mờ sáng bắt xe khách từ Định Hóa về TP. Thái Nguyên. Hai mẹ con đi tiếp một chặng xe khách nữa từ Thái Nguyên về Hà Nội và lên xe của Ban tổ chức học bổng Tiếp sức đến trường về Hà Nam. Bà Lan bị đau lưng nhưng kiên quyết vượt hơn 200 cây số cùng con dự lễ nhận học bổng.

Bà Lan chia sẻ một mình nuôi con. Hai mẹ con sống nhờ vào gánh hàng rau nhỏ ở chợ trung tâm xã. Bà đã phải chạy vạy gần chục nhà anh em, bạn bè mới đủ tiền cho con đóng học phí. “Tôi mừng lắm! Học bổng cho con gái tôi làm cả nhà tôi đỡ khó khăn, cháu có động lực để tiếp tục đến trường” – bà Lan chia sẻ.

Cô tân sinh viên Nguyễn Thị Hồng Mai rơi nước mắt khi kể lại giây phút nhận được tin có tên nhận học bổng tiếp sức đến trường. “Mình không tin là sự thật! – Mai nhắn tin hỏi cô giáo chủ nhiệm, cô nói phải, đây là học bổng uy tín. Rồi cô lại nhờ người hỏi Ban tổ chức xem lại lần nữa có đúng không. Anh em trong dòng họ cũng nhờ người hỏi nhiều nơi, đúng là mình được nhận học bổng rồi” .

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 6.

Hơn 100 tân sinh viên của 19 tỉnh thành phía Bắc cùng người thân đến dự lễ trao học bổng – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Con nhắn ‘khắp thế giới’ khoe nhận học bổng, mẹ nuôi cảm động không nói nên lời 

Chuyến xe chở các tân sinh viên các tỉnh thành từ Đại học Bách khoa Hà Nội về thành phố Phủ Lý (Hà Nam) có hơn chục bạn muốn ngồi ghế trên vì say xe. Ai cũng háo hức được nhận học bổng. Nhiều người khe khẽ gọi điện, khoe bạn bè, người thân rằng mình được đi nhận học bổng.

Nguyễn Lệ Hằng mặt tái mét vì say xe nhưng vẫn nhắn tin khoe khắp chúng bạn. Hằng kể, người đầu tiên cô báo tin là mẹ nuôi, cũng là mẹ kế. 

“Mẹ tôi mừng đến nỗi không nói được lên lời, cứ cười rồi khen con gái giỏi” – Hằng kể. 

Cô mất mẹ từ nhỏ, bố đi bước nữa. Đến năm cô học lớp 9, bố cô mất vì căn bệnh ung thư, Hằng ở với mẹ nuôi, cũng là mẹ kế.

Từ ngày bố mất, cả nhà chật vật vì bao nhiêu tiền của đã chạy chữa cho bố. Mẹ nuôi Hằng làm công nhân của một xưởng may, thu nhập chẳng đáng là bao lại nuôi ba đứa con, cả con chồng, con riêng.

Trước khi lên học Đại học, Hằng nhờ cô họ ở Hà Nội tìm việc. Cô được nhận làm trợ giảng môn toán của một trung tâm giáo dục. 

Hàng ngày cứ tan học buổi trưa, Hằng chạy đi làm trợ giảng cách trường hơn chục cây số. Xong tiết đầu, khoảng 14h chiều cô mới tranh thủ lót dạ để dạy tiếp. Công việc vất vả nhưng cô quyết tâm vừa học, vừa làm vì hoàn cảnh gia đình không cho phép cô ngơi nghỉ.

“Tôi thực sự bất ngờ, và hạnh phúc khi được nhận học bổng của chương trình. Trước khi nhập học, bà ngoại tôi đã lấy hết số tiền tiếp kiệm cả chục năm cho tôi, mẹ nuôi cũng dành cả một tháng lương tôi mới đủ. Tiền sinh hoạt, nhà trọ… tôi sẽ tự kiếm để đỡ gánh nặng cho mẹ” – Hằng nói.

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/11/2/2-11-20-nam-chung-tay-tiep-suc-nang-buoc-tuong-latrao-ha-nam-1730532783992168317314_thumb1.jpg” data-contentid=”” data-namespace=”tuoitre” data-originalid=”” videoid=”777074104724455424″ ims-video-id=”170223″>

20 năm chung tay tiếp sức, nâng bước tương lai – Thực hiện: NHÃ CHÂN – MAI HUYÊN

Mẹ một mình nuôi 3 con, nghe tin học bổng ‘không phải người ta lừa’ mà nhẹ cả lòng 

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 7.

Mẹ con tân sinh viên Lê Thị Hà từ Bắc Kạn về Hà Nam nhận học bổng – Ảnh: ĐẬU DUNG

Từ xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, chị Hoàng Thị Thơm (42 tuổi) dẫn con Lê Thị Hà về Hà Nam nhận học bổng. Hà hiện là tân sinh viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Thái Nguyên.

Chồng mất để lại hai đứa con, một mình chị Thơm bươn chải với mấy sào ruộng, thu nhập cũng quanh quẩn vài triệu đồng.

Vừa qua, bão Yagi (bão số 3) gây sạt lở, đất cát tràn vào nhà của ba mẹ con, tới giờ vẫn chưa khắc phục được. Chính quyền có vận động gia đình chuyển đi chỗ khác, nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép, chị Thơm đưa hai con đến ở nhờ nhà bác gần đó.

Chị Thơm kể, dù hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, 12 năm học, Hà luôn cố gắng học tập. “Cháu nói cháu ham học, thích học; là mẹ thì phải cố thôi”, chị nói.

Nói về chuyện Hà nhận được học bổng Tiếp sức đến trường, chị Thơm cười rất tươi. “Hôm nghe tin, tôi hỏi đi hỏi lại, từ cô giáo chủ nhiệm cũ tới người bên Tỉnh đoàn, vì tưởng bị lừa. Tại trước đó cả huyện chưa có ai được nhận học bổng này. Tới khi người bên Tỉnh đoàn bảo gia đình yên tâm thì tôi mới nhẹ cả lòng”, chị kể.

'Đi vay mấy ngân hàng mới nhập học được, cám ơn Tiếp sức đến trường nhớ đến cháu gái mồ côi của tôi' - Ảnh 8.

Tiết mục văn nghệ mở đầu lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tài trợ cho sinh viên nghèo hiếu học là đóng góp cho tương lai

Ông Vũ Hải Sơn – phó tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Vinacam – cho hay Vinacam đã đồng hành với chương trình Tiếp sức đến trường 21 năm nay. Ông đánh giá trong các hoạt động thiện nguyện, Tiếp sức đến trường là chương trình ý nghĩa cao cả. Chương trình đã hỗ trợ được hàng chục nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, học tập và cống hiến cho đất nước.

Theo ông Hải, tài trợ cho các sinh viên vượt khó học tập chính là góp phần xây dựng cho tương lai.”

Chúng tôi rất mong các bạn thực sự cố gắng, tập trung học tập, đạt được kết quả tốt nhất. Đó là mong muốn của chúng tôi và cũng là cách các bạn báo đáp tốt nhất đối với chúng tôi. Chúng tôi mong muốn chúng ta thấy được tinh thần của người Việt luôn luôn chia sẻ với những khó khăn, luôn chia sẻ, giúp đỡ những tấm gương vượt khó” – ông Sơn nói.

Nestle lần đầu tài trợ tân sinh viên miền Bắc: Được truyền thêm động lực từ nghị lực sinh viên nghèo 

Bà Lê Thị Hoài Thương – trưởng phòng đối ngoại cấp cao Công ty TNHH Nestle Việt Nam: Trưởng phòng đối ngoại cấp cao Nestle Việt Nam cho hay, đây là lần thứ 8 Công ty Nestle đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong chương trình Tiếp sức đến trường

Những năm trước, Nestle tham gia trao thưởng ở các cụm trao phía Nam, đây là lần đầu tiên công ty cùng báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho các bạn tân sinh viên ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, cán bộ, nhân viên của công ty luôn dõi theo hoạt động của Tiếp sức đến trường

Bà Thương cho hay, Nestle hướng đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, tạo sinh kế cho người dân và hướng đến những hoạt động chung tay vì cộng đồng. Vì vậy, chương trình Tiếp sức đến trường và uy tín, giá trị nhân văn lan tỏa trong suốt hơn 20 năm qua khiến Nestle luôn muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

“Chúng tôi được chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng của các em. Những câu chuyện ấy khiến chúng tôi rất xúc động và cảm thấy được truyền thêm động lực từ những câu chuyện ấy” – bà Thương cho hay.

Nguồn: https://tuoitre.vn/chau-1-tuoi-mat-me-2-tuoi-mat-cha-cam-on-tiep-suc-den-truong-da-nho-den-chau-toi-20241102042558468.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Trận đấu của đội Công Phượng gặp Khánh Hòa liên tục phải tạm hoãn, vì sao?

Theo thông báo của Ban tổ chức, trận đấu giữa CLB Bình Phước và CLB Khánh Hòa sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 2.11. Đây là trận đấu đầu tiên mà Công Phượng cùng CLB Bình Phước được thi đấu trên sân nhà ở giải hạng nhất nên nhận được sự quan tâm rất lớn của CĐV. Trước đó, ở vòng 1, khi hòa 0-0 với CLB Hòa Bình, CLB Bình Phước phải làm khách. Ít phút trước khi...

Hải quan Chơn Thành đối thoại với doanh nghiệp

BPO - Nhằm giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn về thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mặt hàng điều, chiều 31-10, Chi cục Hải quan Chơn Thành tổ chức hội nghị đối thoại hải...

Giao ban công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam; giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 2/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 2/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình ghi nhận đây là mức giá cao nhất...

Giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng trưởng mạnh

Giá tiêu hôm nay ngày 2/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 1.000 – 1.300 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá...

Cùng chuyên mục

Trận đấu của đội Công Phượng gặp Khánh Hòa liên tục phải tạm hoãn, vì sao?

Theo thông báo của Ban tổ chức, trận đấu giữa CLB Bình Phước và CLB Khánh Hòa sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 2.11. Đây là trận đấu đầu tiên mà Công Phượng cùng CLB Bình Phước được thi đấu trên sân nhà ở giải hạng nhất nên nhận được sự quan tâm rất lớn của CĐV. Trước đó, ở vòng 1, khi hòa 0-0 với CLB Hòa Bình, CLB Bình Phước phải làm khách. Ít phút trước khi...

Giao ban công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam; giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 2/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 2/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình ghi nhận đây là mức giá cao nhất...

Giảm ngày thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng trưởng mạnh

Giá tiêu hôm nay ngày 2/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 1.000 – 1.300 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 141.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá...

Chàng trai Việt nghỉ việc đi du lịch, 60 ngày tiêu hết 120 triệu đồng

Mười ngày sau khi nghỉ việc, cùng với chiếc mô tô cũ, Nguyễn Diệp An Linh (SN 1997, Hòa Bình) lên đường khám phá dải đất hình chữ S với một sự nhẹ nhõm trong lòng. Trước đó, Linh từng đi phượt và cắm trại khắp miền Bắc nhưng vẫn chưa cảm nhận được nhiều. Bởi lẽ, những chuyến đi của anh đều khá vội vã, dài nhất cũng chỉ một tuần. Kết thúc 60 ngày xuyên Việt, Linh vẫn nuối...

Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi

Theo dự báo, giá tiêu ngày 2/11 tiếp đà giảm do nguồn cung vẫn còn thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo người trồng tiêu nên chuẩn bị cho sự biến động trong ngắn hạn khi thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro. Dự báo giá tiêu ngày 2/11/2024: Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi Tại thị trường trong nước, giá...

Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID từ ngày 01/11

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Bình Phước điều chỉnh chi ngân sách

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Khai mạc kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa X

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png ...

Vì sao đội của Công Phượng, Hoàng Đức chưa thể sớm bùng nổ?

NHỌC NHẰN HAI ỨNG VIÊN VÔ ĐỊCH Ở vòng loại Cúp quốc gia, CLB Bình Phước giành chiến thắng trước đội Trẻ TP.HCM và sân Bình Phước có dịp mở hội khi Công Phượng ghi bàn ngay trận ra mắt. Dù vậy, nếu nhìn vào màn trình diễn tổng thể, các học trò HLV Nguyễn Anh Đức chưa thể gây ấn tượng. Dàn sao rải đều ở các tuyến gồm Bùi Tấn Trường, Huỳnh Tấn Sinh, Sầm Ngọc Đức, Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất