Cuốn “Được học” – tự truyện của Tara Westover, là câu chuyện về một cô gái người Mỹ phải đợi đến năm 17 tuổi mới được tiếp cận nền giáo dục. Nhưng chỉ 10 năm sau, cô đã giành học vị Tiến sĩ tại một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới – Đại học Cambridge, nhờ những người thầy, những tiến sĩ, giáo sư từng bước khuyến khích, giúp đỡ cô.
Cuốn “Màu của nước” là cuốn tự truyện của nhà văn Mỹ James McBride viết để tưởng nhớ người mẹ của mình. Bà nuôi dạy 12 người con trở thành các bác sĩ, giáo sư, giáo viên, nhà khoa học. Cách bà chọn trường lớp cho các con cho thấy vai trò của việc giáo dục trong nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc đời của mỗi con người. Cuốn “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản: Giáo dục và giáo dục lịch sử trong cái nhìn so sánh Việt Nam – Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Quốc Vương đưa ra những triết lý giáo dục đúc rút từ Nhật Bản phù hợp và có thể tạo sự thay đổi tích cực cho giáo dục Việt Nam.
Cuốn “Kỷ luật tích cực trong lớp học – Xây dựng sự tôn trọng, tinh thần hợp tác và trách nhiệm trong lớp học” của Tiến sĩ Jane Nelsen, Thạc sĩ Lynn Lott và H. Stephen Glenn. Cuốn “Maria Montessori – Cuộc đời và sự nghiệp” của tác giả E.M.Standing, cung cấp cho độc giả những kiến thức nền tảng cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất thế kỷ XX – Maria Montessori. Truyện tranh hài “Đời giáo dở khóc dở cười” của tác giả người Ireland Colm Cuffe tái hiện cuộc sống thường nhật của một giáo viên điển hình. Bên cạnh những phút giây được hưởng trái ngọt (khá hiếm hoi) khi học trò ngoan, đáng yêu, hiếu học…, là vô vàn những câu hỏi trái khoáy rất đỗi hồn nhiên, nhưng người thầy chỉ biết “câm nín” hay “thở dài đánh thượt”.
“Tro tàn của Angela” là cuốn hồi ký của tác giả người Mỹ gốc Ireland – Frank McCourt, nói về sự trưởng thành của những đứa trẻ, trong đó có ảnh hưởng từ người thầy, điển hình là thầy OHalloran, hiệu trưởng, đồng thời là người “dạy một lúc 3 lớp trong cùng một phòng, lớp 6, lớp 7 và lớp 8”. Đó là người thầy cần mẫn, tận tâm và luôn tôn trọng học sinh.
Cuốn “Ước vọng cho học đường – Những bài viết về giáo dục” của Giáo sư Huỳnh Như Phương. “Trộm” của tác giả Kim Ryeo Ryeong, là cuốn sách đặt ra những câu hỏi cho giáo dục gia đình và trường học, mong muốn một cái nhìn sâu hơn từ người lớn và hy vọng bóc tách dần những nút thắt trong lòng mỗi thiếu niên.
Cuốn “Học thế nào bây giờ – Vận dụng 8 loại hình thông minh để giúp trẻ học tập tốt hơn” của tác giả Bruno Hourst, chỉ ra những nghịch lý nơi trường học và từ đó đưa ra cách để giúp trẻ học tập hiệu quả, tự nhiên.
Thanh Trà (tổng hợp)