Powered by Techcity

Việt Nam truyền cảm hứng cho kinh tế thế giới vượt “cơn gió ngược” như thế nào?


Giới chuyên gia cho rằng chính sách kinh tế linh hoạt và thích ứng là một trong những bí quyết giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế, với quy mô được dự đoán đạt 506 tỷ USD trong năm 2025.



Theo dự báo của IMF, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu năm 2025 sẽ phải đối mặt nguy cơ gia tăng bất ổn về chính sách kinh tế trong giai đoạn vốn đã và đang có đà tăng trưởng vừa phải hiện nay.

Lý do chính để Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW-Đức) đưa đến nhận định này là các thông báo do chính quyền sắp nhậm chức của Mỹ đưa ra, mặc dù vẫn chưa rõ các biện pháp thực sự sẽ được thực hiện là gì.

Dự báo của IfW dựa trên giả định rằng các mức thuế quan bổ sung sẽ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ, nhưng mức thuế sẽ không tăng quá mạnh như Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử.

Đồng thuận chung trong những dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay IfW là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức vừa phải trong năm 2025.

IfW kỳ vọng mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu là 3,1%, IMF dự báo khoảng 3,2%, trong khi WB đưa ra con số 3,3%, so với mức tương ứng 3,5% trước đại dịch COVID-19.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, dù lạc quan hơn, cũng chỉ dự báo tăng trưởng chỉ ở mức “vừa phải” trong năm tới. Thương mại toàn cầu đã có dấu hiệu khởi sắc trong năm nay, nhưng có khả năng sẽ chậm lại đáng kể do các biện pháp chính sách thương mại hạn chế dự kiến áp đặt năm tới.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ ngày 10/4/2024.

Việc tỷ phú Donald Trump tái đắc cử với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và chính sách “Nước Mỹ trước tiên” được dự báo sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trên bản đồ kinh tế quốc tế năm 2025.

Theo bà Pauline Wibaux, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Triển vọng và Thông tin kinh tế quốc tế của Pháp (CEPII), “Nước Mỹ trước tiên” đã trở thành một chiến lược kinh tế toàn diện và tạo ra xu hướng bảo hộ mới. Điều này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học.

Liên minh châu Âu (EU) cũng tham gia với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu và các biện pháp bảo hộ thị trường nội khối.

Ấn Độ áp thuế quan đối với sản phẩm tấm pin mặt trời nhập khẩu, kể từ năm 2018, nhằm ngăn chặn sự tràn lan của các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc.

Cùng với việc thương mại EU-Nga suy giảm nhanh chóng, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ leo thang.

Ông Trump được cho sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, điều này sẽ gây ra hậu quả đối với dòng chảy thương mại toàn cầu khi những chuỗi cung ứng, tìm nguồn cung và vận chuyển cuối cùng sẽ trở nên đắt đỏ hơn, gây tác động đến người tiêu dùng toàn cầu.

Giới chuyên gia đánh giá nếu chính quyền của ông Donald Trump gia tăng thuế quan, gây ra một cuộc chiến thương mại, lạm phát có thể tăng trở lại, kinh tế toàn cầu có nguy cơ giảm tốc hoặc cả hai điều này sẽ cùng xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp, hiện đang ở mức thấp lịch sử, có thể sẽ tăng lên.

Nhiều nền kinh tế khác lo ngại khả năng đồng USD mạnh lên – nếu các chính sách của ông Trump khiến lạm phát gia tăng và làm chậm tốc độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ hút vốn đầu tư ra khỏi các nước này và làm cho khối nợ bằng USD của họ phình to.

Các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông có thể ảnh hưởng đến chi phí năng lượng, vốn là nhiên liệu cho nền kinh tế thế giới.

Cảng container ở Hamburg, miền Bắc Đức.

Tình trạng bế tắc chính trị ở hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) là Đức và Pháp, và những hoài nghi về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc càng làm cho bức tranh trở nên ảm đạm hơn. Trong khi đó, thiệt hại do biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, IMF đã báo hiệu “Hãy chuẩn bị cho thời kỳ bất ổn.”

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde trong cuộc họp mới đây của ngân hàng này cũng lưu ý sẽ có rất nhiều bất ổn vào năm 2025.

Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Ifo ở Munich (München, Đức) cho rằng nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ duy trì quỹ đạo tăng trưởng vừa phải trong năm 2025 và 2026.

Thuế quan thương mại cao hơn khó có thể có hiệu lực ngay sau khi tổng thống Mỹ mới nhậm chức, mà thay vào đó sẽ diễn ra trong suốt năm tới, củng cố các hoạt động chuyển hướng thương mại hiện có, với kết quả là thương mại toàn cầu sẽ tăng trong nửa đầu năm 2025, nhưng sau đó sẽ chậm lại dần.

Mặc dù IfW cho rằng lãi suất cơ bản của Mỹ sẽ giảm chậm lại, nhưng viện nghiên cứu này vẫn kỳ vọng hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ dần được thúc đẩy nhờ các điều kiện tài chính thuận lợi hơn.

Theo các giả định này, nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi đà tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ sự phục hồi kinh tế bền vững ở Trung Quốc mặc dù các biện pháp kích thích đã được công bố.

Ông Andrea Coppola – chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính, và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia – nhận định triển vọng kinh tế năm 2025 về cơ bản là tích cực, mặc dù hai nền kinh tế đầu tàu là Mỹ và Trung Quốc có thể chững lại, nhưng điều này sẽ được bù đắp bằng xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ ở phần còn lại của thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo của IMF, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu.

HSBC đánh giá tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 7% – mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và năm 2025, GDP Việt Nam tiếp tục duy trì mức cao nhất khu vực.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, từ 6,2% vào tháng 9/2024.

Giới chuyên gia cho rằng chính sách kinh tế linh hoạt và thích ứng là một trong những bí quyết giúp Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” kinh tế. Đó cũng là “chìa khóa” để các nền kinh tế vượt qua những “cơn gió ngược” của năm 2025./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/viet-nam-truyen-cam-hung-cho-kinh-te-the-gioi-vuot-con-gio-nguoc-nhu-the-nao-a338648.html

Cùng chủ đề

Tin tức sự kiện – Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ…

​Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.Đại biểu tham dự buổi lễPhát biểu khai mạc buổi lễ, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các nhà đầu tư đã chọn Bìinh Dương để đầu tư phát triển. Trong năm 2024 vừa qua, tỉnh Bình Dương tiếp tục khẳng định vị thế là điểm...

Kỳ vọng thu hút mạnh dự án FDI chất lượng

Năm 2025, Bình Dương được dự báo tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bình Dương đang lên kế hoạch thực hiện chiến lược thu hút đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Hướng đến phát triển bền vững, Bình Dương ưu tiên thu hút các dự án chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.     Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh...

Bắt đối tượng đánh người đàn ông chấn thương sọ não sau va chạm giao thông

XEM CLIP: video-embed-169 vnn-template-noneditable"> Hôm nay (2/1), nguồn tin của PV VietNamNet cho hay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp với các đơn vị tiến hành bắt giữ Lê Văn Hiền (36 tuổi, quê An Giang, tạm trú TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Hiện đối tượng đã được di lý về Bình Dương để phục vụ công tác điều tra. Hiền chính là đối tượng đã đánh anh N.T.B. (38 tuổi) sau va chạm...

Công tác dân vận: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém. Nguồn: https://baobinhduong.vnnull/

Nhân dân là trung tâm, là chủ thể

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đơn vị. Phương châm “hướng mạnh về cơ sở, đưa cán...

Cùng tác giả

Tin tức sự kiện – Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ…

​Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.Đại biểu tham dự buổi lễPhát biểu khai mạc buổi lễ, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các nhà đầu tư đã chọn Bìinh Dương để đầu tư phát triển. Trong năm 2024 vừa qua, tỉnh Bình Dương tiếp tục khẳng định vị thế là điểm...

Kỳ vọng thu hút mạnh dự án FDI chất lượng

Năm 2025, Bình Dương được dự báo tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bình Dương đang lên kế hoạch thực hiện chiến lược thu hút đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Hướng đến phát triển bền vững, Bình Dương ưu tiên thu hút các dự án chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.     Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh...

Bắt đối tượng đánh người đàn ông chấn thương sọ não sau va chạm giao thông

XEM CLIP: video-embed-169 vnn-template-noneditable"> Hôm nay (2/1), nguồn tin của PV VietNamNet cho hay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp với các đơn vị tiến hành bắt giữ Lê Văn Hiền (36 tuổi, quê An Giang, tạm trú TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Hiện đối tượng đã được di lý về Bình Dương để phục vụ công tác điều tra. Hiền chính là đối tượng đã đánh anh N.T.B. (38 tuổi) sau va chạm...

Công tác dân vận: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém. Nguồn: https://baobinhduong.vnnull/

Nhân dân là trung tâm, là chủ thể

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đơn vị. Phương châm “hướng mạnh về cơ sở, đưa cán...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng thu hút mạnh dự án FDI chất lượng

Năm 2025, Bình Dương được dự báo tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bình Dương đang lên kế hoạch thực hiện chiến lược thu hút đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Hướng đến phát triển bền vững, Bình Dương ưu tiên thu hút các dự án chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.     Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh...

Kinh tế Bình Dương sẽ tiếp tục gặt hái thành công

Đó là nhận định chung của lãnh đạo các ngành, chuyên gia, doanh nghiệp về phát triển kinh tế của tỉnh trong năm 2025. Các ý kiến cho rằng, với kết quả kinh tế đạt được trong năm 2024, cùng với sự chuẩn bị tốt về mọi mặt, Bình Dương sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong năm nay.Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Với môi trường đầu tư...

Năm 2025: Tăng thu, tiết kiệm chi trong thu ngân sách nhà nước

(BDO) Chiều 31-12, tại điểm cầu Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành...

Những luật, nghị định nổi bật có hiệu lực thi hành từ tháng 1-2025

Một loạt các chính sách kinh tế quan trọng sẽ có hiệu lực như giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng, quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng... sẽ có hiệu lực từ tháng 1-2025. Công chức Chi cục Thuế thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp thuế. Từ tháng 1/2025, một loạt các chính sách kinh tế quan trọng sẽ có hiệu lực như giảm thuế giá trị...

Phiên cuối cùng của năm dương lịch, giá vàng trong nước giảm 300.000 đồng

Giá vàng thế giới giảm 10 USD phiên sáng nay đã kéo giá vàng trong nước giảm từ 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, trong khi đó tỷ giá tại các ngân hàng tăng thêm 8 đồng. Phiên cuối cùng của năm dương lịch, giá vàng trong nước giảm 300.000 đồng. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng đi xuống phiên mở cửa sáng nay (31/12) trong khi tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cộng thêm 8 đồng/USD. Tại thời...

Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức

Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 vẫn đầy bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước "một ngã rẽ khó đoán định". Người dân mua hàng trong siêu thị ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo báo cáo cập nhật từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự báo tăng...

Thành phố Hồ Chí Minh: Sức mua tại nhiều điểm bán lẻ đã tăng từ 30-40%

Chuẩn bị hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các doanh nghiệp đầu mối chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng; trong đó, hơn 8.000 tỷ đồng dành cho hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Người dân chọn mua hàng Tết ở siêu thị Co.op Mart. Ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm này, sức mua tại nhiều điểm bán lẻ đã tăng từ 30- 40% so với những tháng trước. Đồng thời, Tết...

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng và năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023. Sản xuất giày da. Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu...

Tạo bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối

 Phát triển hạ tầng được Bình Dương xác định là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Năm 2024, Bình Dương thực hiện quyết liệt các công trình giao thông trọng điểm, mang tính liên kết vùng với tinh thần “khẩn trương, chủ động”. Nhiều công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ tạo thế và lực mới phát...

Nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc trong năm 2025

Nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân, đồng thời góp phần vào việc ổn định thị trường bất động sản tạo kỳ vọng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc trong năm 2025. Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng 42.000 căn nhà ở xã hội. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất