Tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Cuộc họp đã thẩm tra 02 dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật: Bãi bỏ Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với Đội Dân phòng ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương.
Toàn cảnh cuộc họp
Qua thẩm tra, Ban Pháp chế nhận thấy, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương bao gồm nhóm đối tượng được hưởng chính sách từ Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và nhóm đối tượng đặc thù khác của tỉnh là cần thiết và đúng thẩm quyền, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích và động viên, ghi nhận quá trình công tác, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy.
Cụ thể, các đối tượng đặc thù được hưởng chính sách của tỉnh gồm: Trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và cán bộ nghỉ thôi việc theo nguyện vọng theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP do chịu tác động theo phương án sắp xếp của các cơ quan, đơn vị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người trong độ tuổi lao động có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phân công, điều động đến làm việc tại Hội và người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được giao biên chế thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường hợp chịu tác động gián tiếp theo phương án sắp xếp của các cơ quan, đơn vị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đại biểu thảo luận tại cuộc họp
Ngoài ra tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, cơ quan soạn thảo quy định rõ hơn về các trường hợp bị ảnh hưởng gián tiếp gồm: Lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc diện sắp xếp nhưng được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác để đảm bảo phù hợp với kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy. Lãnh đạo, quản lý tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc được cấp có thẩm quyền chấp thuận để bố trí lãnh đạo, quản lý từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc diện sắp xếp. Các trường hợp khác không trực tiếp nằm trong kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng cần luân chuyển, điều động để đảm bảo phù hợp với kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ban Pháp chế cho rằng, việc bổ sung thêm các nhóm đối tượng đặc thù của tỉnh là phù hợp với thực tế của tỉnh, đảm bảo tính công bằng và khái quát cho tất cả các trường hợp có thể bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp bộ máy.
Về nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ, Ban hoàn toàn thống nhất về các nguyên tắc để thực hiện chính sách, bao gồm: Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ thực hiện tương tự quy định tại Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. Mức hỗ trợ được tính bằng tỷ lệ % so với cách tính chính sách, chế độ tương tự quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Pháp chế phát biểu kết luận cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo Nghị quyết tiếp thu các ý kiến của đại biểu để điều chỉnh, bổ sung, sớm hoàn thiện nội dung các dự thảo Nghị quyết đúng quy định để trình Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa X xem xét, thông qua.
Nguồn: https://www.binhduong.gov.vn/Lists/TinTucSuKien/ChiTiet.aspx?ID=15686