Powered by Techcity

Quần thể Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc – Di sản mang tầm vóc quốc tế


Với các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trải dài qua 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là di sản mang tầm vóc quốc tế.



Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh.

Sau nhiều năm chuẩn bị, đầu năm 2024, hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” đã được trình lên UNESCO để xét công nhận là Di sản Thế giới.

Ba tỉnh có di sản đề cử gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đang nỗ lực trong việc hoàn thiện các tiêu chí theo yêu cầu của UNESCO.

Tồn tại hơn 7 thế kỷ, nhưng đến nay, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc vẫn là những di sản văn hóa sống động, còn mãi với thời gian.

Những di sản văn hóa sống động

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trải dài qua 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương với hàng trăm di tích và danh thắng, thuộc phạm vi của 6 khu di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương); Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà thuộc Khu di tích Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang).

Hơn 7 thế kỷ đã qua, quần thể di tích và danh thắng này luôn là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh lớn của đất nước, với nhiều khu khảo cổ học và các công trình tín ngưỡng thờ Phật, các vị thần và anh hùng dân tộc…

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, quần thể di tích và danh thắng này là những di sản văn hóa sống động cho đến ngày nay.

Tại Quảng Ninh, Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên-Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.

Được xem là kinh đô của Phật giáo Việt Nam, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và dấu vết của thời gian, ngày nay các di tích còn lại ở Yên Tử là 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ đầy đủ những phong cách, giá trị quý giá về kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc của các triều đại Lý-Trần-Lê-Nguyễn.

Bên cạnh Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều với hệ thống lăng mộ, đền, miếu, công trình tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với lịch sử nhà Trần và Thiền phái Trúc Lâm và Khu di tích lịch sử Bạch Đằng là địa điểm ghi dấu sự kiện quân, dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng-Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3-Âm lịch) năm 1288.

Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dấu tích của trận chiến Bạch Đằng năm 1288 vẫn còn hiện hữu qua những di tích tiêu biểu.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) luôn là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh lớn của đất nước.

Trải qua thăng trầm của thời gian, vùng đất Côn Sơn-Kiếp Bạc vẫn còn giữ trong mình rất nhiều lớp trầm tích văn hóa vô cùng đặc sắc với nhiều công trình kiến trúc cổ kính, trong đó tiêu biểu nhất là Chùa Côn Sơn (Thiên Tư Phúc Tự) và Đền Kiếp Bạc.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh văn hóa nghệ thuật thời Trần, là kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, là kết tinh công sức, tư tưởng, trí tuệ, tình cảm… của nhiều thế hệ cha ông dày công vun đắp, giữ gìn bảo vệ đến ngày nay.

Tại Bắc Giang, hai di tích chính của Bắc Giang có tên trong hồ sơ khoa học đệ trình “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” là chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Trong đó, chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) được nhìn nhận, tôn vinh là một trong những trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần-trường đào tạo tăng ni đầu tiên ở Việt Nam.

Đặc biệt, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2012.

Chùa Bổ Ðà (huyện Việt Yên) được coi là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai ở Bắc Giang, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và duy trì phát triển đạo Phật mà thiền phái Lâm Tế là chủ đạo.

Được xây theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc, Chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt, tạo nên vẻ thanh tĩnh, u linh cho di tích đặc biệt này.

Trong chùa còn đang lưu giữ Bảo vật quốc gia Bộ mộc bản kinh Phật được khắc bằng chất liệu gỗ thị, có niên đại từ thời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này, góp phần làm cho kho tàng pháp bảo của Phật giáo Việt Nam càng thêm phong phú.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, tư tưởng, văn hóa, khoa học… các khu, điểm di tích nêu trên ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là một bộ phận cấu thành, không thể tách rời của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trong hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.

Di sản liên tỉnh mang tầm quốc tế

Đầu năm 2024, hồ sơ “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” đã được trình lên UNESCO để xét công nhận Di sản Thế giới.

Hồ sơ được Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang xây dựng với 2.139 trang tài liệu bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh; 101 sơ đồ, bản đồ, 196 bản vẽ kiến trúc, 260 bản vẽ khảo cổ, 1.141 bản ảnh, tái hiện các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, di sản phi vật thể, vật thể và kế hoạch quản lý tổng thể trên phạm vi 3 tỉnh.

Theo đánh giá của UNESCO trong văn bản phúc đáp, hồ sơ đề cử công nhận và ghi vào danh mục Di sản Thế giới đối với “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” đáp ứng tất cả yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới.

Đây là hồ sơ khoa học đệ trình có nhiều tiêu chí theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (Công ước 1972) nhất, vừa nghiên cứu, vừa chứng minh, vừa viết với tiến độ nhanh, tích cực, khẩn trương.

Tháng 8/2024, Đoàn chuyên gia Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS)-tổ chức tư vấn cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về di sản thế giới đã tiến hành thực địa, thẩm định đối với hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc.”

Sau khi thực địa các di tích, các chuyên gia của ICOMOS đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc làm rõ mối liên hệ giữa các di tích; tính xác thực, toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của các di tích; công tác khoanh vùng, cắm mốc cũng như hiện trạng bảo tồn các giá trị gốc của di tích; quy chế, kế hoạch quản lý di sản đề cử và định hướng phát huy di sản đề cử của địa phương…

Phát biểu tại buổi làm việc với đoàn chuyên gia ICOMOS, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh nhấn mạnh đây là hồ sơ di sản chưa có tiền lệ ở Việt Nam, khi phạm vi nghiên cứu xây dựng trải rộng ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương, với khối lượng công việc lớn, cần tập trung nhân lực, trí tuệ cùng sự hỗ trợ hiệu quả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hơn 100 chuyên gia trong nước và quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực tiến hành khảo sát, nghiên cứu và xây dựng hồ sơ.

Việc thẩm định thực địa của chuyên gia ICOMOS tại quần thể di tích lần này rất quan trọng, là cơ sở để UNESCO xem xét và công nhận “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới trong Kỳ họp thứ 47, tổ chức vào năm 2025.

Với những đánh giá tích cực từ các chuyên gia, những người yêu di sản có quyền được hy vọng, Việt Nam sẽ có một Di sản Thế giới liên tỉnh mang tầm quốc tế trong tương lai không xa./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/quan-the-yen-tu-vinh-nghiem-con-son-kiep-bac-di-san-mang-tam-voc-quoc-te-a331808.html

Cùng chủ đề

Đoàn khối các Cơ quan tỉnh: Triển khai sáng tạo, thiết thực nhiều mô hình

(BDO) Sáng 21-12, Ban thường vụ Đoàn khối các Cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2024. Năm 2024, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên của khối đạt được những kết quả tích cực; các chỉ tiêu, nhiệm vụ được các cơ sở Đoàn nghiêm túc thực hiện, triển khai sáng tạo với nhiều mô hình, cách làm cụ thể.  Ban chấp hành Tỉnh đoàn tặng...

Khối thi đua các Hợp tác xã tỉnh: Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

(BDO) Sáng 21-12, Khối thi đua các Hợp tác xã (HTX) tỉnh thuộc Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2025.  Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý tại hội nghị  Trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Liên minh HTX tỉnh, Khối thi đua các HTX đã tổ chức triển khai Luật Thi đua...

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng – Bài 6

Bài 6: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác” Qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất”, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng và...

Tiếp bước truyền thống – Báo Bình Dương Online

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), các cấp Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm tri ân thế hệ cha anh và giáo dục truyền thống trong thanh thiếu nhi.  Tuổi trẻ phường Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một) phối hợp với Hội Cựu chiến binh phường đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng...

Bảo đảm hài hòa phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường

Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và...

Cùng tác giả

Đoàn khối các Cơ quan tỉnh: Triển khai sáng tạo, thiết thực nhiều mô hình

(BDO) Sáng 21-12, Ban thường vụ Đoàn khối các Cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2024. Năm 2024, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên của khối đạt được những kết quả tích cực; các chỉ tiêu, nhiệm vụ được các cơ sở Đoàn nghiêm túc thực hiện, triển khai sáng tạo với nhiều mô hình, cách làm cụ thể.  Ban chấp hành Tỉnh đoàn tặng...

Khối thi đua các Hợp tác xã tỉnh: Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

(BDO) Sáng 21-12, Khối thi đua các Hợp tác xã (HTX) tỉnh thuộc Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2025.  Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý tại hội nghị  Trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Liên minh HTX tỉnh, Khối thi đua các HTX đã tổ chức triển khai Luật Thi đua...

Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng – Bài 6

Bài 6: “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác” Qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất”, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng và...

Tiếp bước truyền thống – Báo Bình Dương Online

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), các cấp Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm tri ân thế hệ cha anh và giáo dục truyền thống trong thanh thiếu nhi.  Tuổi trẻ phường Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một) phối hợp với Hội Cựu chiến binh phường đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng...

Bảo đảm hài hòa phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường

Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và...

Cùng chuyên mục

TP.Tân Uyên: Hội thảo quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch năm 2024

(BDO) Sáng 18-12, UBND TP.Tân Uyên đã tổ chức hội thảo quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch thành phố năm 2024. Tham dự hội thảo có 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực du lịch, công ty lữ hành và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn. Ký kết quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch giữa UBND TP.Tân Uyên và Hiệp hội Du...

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các quốc gia có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Phan Thiết là điểm đến được du khách trong nước và quốc tế ưa thích. Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Thừa Thiên-Huế cơ bản hoàn thành mục tiêu đón khách du lịch năm 2024 từ 3,5-4 triệu lượt khách. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành...

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Du thuyền trên vịnh Hạ Long Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ...

Du lịch Tết 2025: Top điểm đến được du khách Việt yêu thích trong và ngoài nước

Kỳ nghỉ dưỡng Tết Ất Tỵ năm nay, du khách Việt có xu hướng kết hợp những địa điểm quen thuộc vốn được yêu thích với nhiều điểm đến mới mẻ hơn, từ cao nguyên mát mẻ tới thành phố biển sôi động... Một góc Đà Lạt, thành phố được du khách Việt ưa thích cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 Đã đặt vé cả gia đình bao gồm hai vợ chồng và 3 con đi Đà Lạt dịp Tết sắp...

Ngày của Phở 12-12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Ngày 12-12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới. Ngày 12/12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở.” Sự kiện được khởi xướng từ năm 2017, trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và...

Phó Thủ tướng: Tiếp cận tổng thể để phát triển du lịch nông thôn bền vững

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển du lịch nông thôn vừa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, lan tỏa giá trị độc đáo của địa phương... Ảnh minh họa. Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất đã diễn ra chiều 10/12 tại Quảng Nam, thu hút hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia tham dự. Sự kiện do Bộ Văn hóa,...

Bún riêu và miến xào cua góp tên trong “bản đồ ẩm thực thế giới”

Bún riêu và miến xào cua đã có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn trong danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới. Món bún riêu thanh mát được ưa chuộng ở Việt Nam. Bún riêu và miến xào cua - hai món ăn nổi tiếng của Việt Nam mới đây đã vang danh trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi...

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng. Các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024. Ngày 8/12, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” đã chính thức khai...

Du lịch Việt sắp “cán đích” với lượng khách quốc tế đến tháng 11 cao nhất năm

11 tháng qua, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước và sắp "cán đích" 17-18 triệu lượt mà lãnh đạo ngành đặt mục tiêu từ đầu năm nay. Du khách trải nghiệm những điểm đến hoang sơ của Việt Nam. Tháng 11 vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1,7 triệu lượt, cao nhất từ đầu năm đến nay (tăng 20,5% so với tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất