Powered by Techcity

Gốm sứ Bình Dương

Bình Dương đã sớm sở hữu những làng gốm nổi tiếng như: Tân Phước Khánh, Lái Thiêu, Chánh Nghĩa.

Chế tác ra đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều lần lượt làm ra được loại đồ dùng rất quan trọng này để đựng đồ ăn thức uống và sau đó từng bước cải tiến, sáng tạo thêm những loại hình mới. Từ công dụng ban đầu là đồ dùng trong bảo quản thực phẩm, đồ gốm ngày càng mở rộng sang các lĩnh vực như: xây dựng, tôn giáo, tín ngưỡng, đồ mỹ thuật, cho đến các ngành công nghiệp như: Điện, đồng hồ, chế tạo máy… Tuy có khác nhau về kiểu dáng, hoa văn ở từng dòng sản phẩm, song đồ gốm ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và điều thú vị là phần lớn các loại đồ gốm đã thực sự trở thành những di vật lịch sử, văn hoá hoặc tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Ở Bình Dương các hiện vật gốm đã được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ Cù Lao Rùa có niên đại từ 3.500 năm – đến 3.000 năm cách ngày nay.

Theo chiều dài của lịch sử, ở mỗi giai đoạn nghề gốm và sản phẩm gốm đã mang trên mình những dấu ấn lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và sự sáng tạo của đất và người Bình Dương.

Những năm 1930, sản phẩm gốm của Bình Dương đã đầy ắp những bến thuyền vận chuyển đi khắp nơi trong cả nước.

Ảnh: Những con thuyền chở gốm từ Thủ Dầu Một, Lái Thiêu đi các nơi.

Sản phẩm gốm đã có mặt trong mọi phương diện của cuộc sống: từ đôn gốm, bình gốm trang trí trong những ngôi nhà giàu có cho đến bữa cơm gia đình người Việt hay trong những cuộc “đối ẩm” thanh tao….

Từ điều kiện tự nhiên ưu đãi về nguyên liệu cộng với tinh thần chịu thương chịu khó không ngừng sáng tạo, Bình Dương đã sớm sở hữu những làng gốm nổi tiếng như: Tân Phước Khánh, Lái Thiêu, Chánh Nghĩa.

Làng nghề gốm Tân Phước Khánh (Tân Khánh) có vị trí gần vùng mỏ đất sét, rừng rậm nhiều củi thuận lợi cho việc làm lò gốm. Vào năm 1867, miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (Chùa Bà) được xây dựng, trong số đồ cúng ngày khánh thành “Chùa Bà” có cái lư hương và bình cắm hoa bằng gốm. Trên chiếc bình cắm hoa vẽ hình bát tiên, còn có ghi chữ Hán tự Tân Khánh Thôn. Điều này chứng tỏ rằng lò gốm ở Tân Khánh đã xuất hiện trước khi ngôi Chùa Bà được xây dựng.

Làng nghề gốm Lái Thiêu: Nghề gốm du nhập vào Lái Thiêu do những người Hoa theo chân các đoàn thuyền buôn vào, hoặc đi qua bằng đường bộ từ Móng Cái sang vùng Gia Định lập nghiệp. Trong số lưu dân người Hoa đó có người vốn là thợ lò gốm, nhận thấy vùng Lái Thiêu thuận lợi cho việc sản xuất gốm nên họ định cư và mở lò sản xuất gốm. Trong một số hiệu lò nổi tiếng từ xưa tới ngày nay có chủ lò Kiến Xuân. Theo ông Vương Thế Hùng cho biết: lò gốm của ông được truyền nối từ đời ông cố nội tên Vương Tổ từ Phước Kiến sang đây lập nghiệp đến nay đã trải qua trên 140 năm.

Làng nghề gốm Chánh Nghĩa (gốm Bà Lụa): Làng gốm Bà Lụa thuộc Phú Cường, huyện Tân Bình (dưới triều Nguyễn). Dưới thời Pháp thuộc làng gốm này thuộc làng Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu Một.

Vào khoảng những năm 1840 – 1850, có ba lò gốm xuất hiện đầu tiên ở đất Thủ Dầu Một, sau đó nghề gốm dần định hình và phát triển thành làng nghề đông đúc cho đến ngày nay.

Một trong ba lò gốm đầu tiên xuất hiện đó là: lò Vương Lương mà dân gian thường gọi là lò “Ông Tía”. Ông tía là tên của một con rạch nằm cạnh lò gốm, lò được xây trên ngọn đồi thấp bên cạnh Rạch Vàm ông Tía rất thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm ra sông Sài Gòn.

Ba làng nghề gốm ở Bình Dương có một nét chung là cùng xuất hiện vào khoảng giữa thế 19, chủ nhân cùng là những lưu dân người Hoa từ miền duyên hải Trung Hoa sang Việt Nam định cư, sinh sống (hiện nay cũng có khoảng vài chục lò gốm có chủ là người Việt, nhưng đa số chủ lò gốm vẫn là người Việt gốc Hoa).

Xuất phát từ nguồn gốc của các chủ nhân lò gốm đến Bình Dương từ các địa phương khác nhau, từ các tộc người khác nhau nên đã hình thành các trường phái gốm sứ khác nhau:

Trường phái Quảng (đa số chủ lò gốc ở Quảng Đông): nét nổi bật của trường phái này là sử dụng men có nhiều màu sắc, hoa văn trang trí trên sản phẩm đẹp, cách điệu và trang nhã. Sản phẩm làm ra gồm có các loại tượng trang trí, các loại chậu hoa, đôn voi…

Trường phái Triều Châu (chủ lò gốc Triều Châu đa số là người Hẹ): trường phái này thường sử dụng men màu xanh trắng, có nét vẽ đa dạng phong phú, hoa văn bình dị, các cảnh sơn thủy hữu tình, hình ảnh các con vật như: rồng, gà, cá hoặc cây tre, tùng, bách có tính nghệ thuật gợi cảm. Sản phẩm làm ra đa số là đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu trong đời sống con người hàng ngày như: chén, dĩa, tô, tộ, các loại bình cắm hoa..

Trường phái Phúc Kiến (chủ nhân có gốc Phước Kiến): sản phẩm đa số sử dụng men màu nâu đen, da lươn, hoa văn trang trí đơn giản, cách tạo hình sản phẩm đa dạng, dáng đẹp, sinh động. Các sản phẩm tiêu biểu cho trường phái này như: Ché đựng rượu, lu, vại chứa nước, các đồ dùng nhỏ như hủ, chậu.v.v…

Trong những năm 1950, 1960, Bình Dương nổi tiếng với thương hiệu Thành Lễ mang phong cách mỹ thuật hiện đại đậm chất văn hóa Việt tiệm cận nghệ thuật toàn cầu. Và, đã chinh phục được những thị trường khó tính như: Pháp, Mỹ, Đức…sự sáng tạo và đột phá của phong cách Thành Lễ đã giúp gốm sứ Bình Dương vươn mình ra thế giới.

Ảnh: Ông Nguyễn Thành Lễ giới thiệu gốm cho quan chức và khách tham quan xưởng sản xuất; Sản phẩm gốm của thương hiệu sản xuất gốm Thành Lễ.

Vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, gốm sứ Bình Dương bước vào thời kỳ công nghiệp hiện đại, đổi mới công nghệ – kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, nổi bật là gốm sứ Minh Long đại điện cho dòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp được người tiêu dùng trong và ngoài nước đặc biệt yêu thích.

Ngày nay các trường phái gốm sứ hầu như không còn có sự phân định rõ ràng như trước kia, bởi lý do có sự phát triển về công nghệ, thị trường yêu cầu, nên các trường phái đã có sự pha rộn, xâm nhập lẫn nhau. Theo nhu cầu của thị trường, các nghệ nhân gốm đã liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới công nghệ. Đi đầu trong việc đổi mới này, có thể kể đến  thương hiệu gốm sứ Minh Long, Cường Phát, Nam Việt. v.v…

Với giá trị lịch sử, văn hóa của nghề gốm sứ, Bình Dương được chọn để tổ chức Festival Gốm sứ Bình Dương năm 2010 chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, nghề gốm sứ ở Bình Dương đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung. Một làng nghề truyền thống mang hình ảnh, giá trị và bản sắc rất riêng biệt và độc đáo để giới thiệu một cách sinh động về đất nước và con người Việt Nam. Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Bình Dương chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp để quảng bá và phát triển du lịch. Loại hình du lịch làng nghề ở Bình Dương ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở Bình Dương.

TTXTDL

Cùng chủ đề

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Chi bộ khu phố 5, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một: Đạt được nhiều thành tựu nổi bật

(BDO) Sáng 17-11, Chi bộ khu phố 5, phường Phú Hòa đã tổ chức Đại hội đảng viên lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025–2027. Đây là đơn vị được Đảng ủy phường Phú Hòa chọn tổ chức đại hội điểm của Đảng bộ phường. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một; lãnh đạo phường và hơn 100 đảng viên Chi bộ...

200 ngày đêm lịch sử ở Cà Mau – Hình mẫu đầu tiên của chính quyền cách mạng

Với chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời do quân đội Pháp và chính quyền tay sai quản lý, tiến tới cuộc tổng tuyển cử được ấn định vào năm 1956 để thống nhất đất nước. Ðây cũng là hoàn cảnh mà lực lượng kháng chiến cách mạng ở...

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Theo các đại biểu, trong kỷ nguyên mới, công tác lý luận, tư tưởng cần phải được tiến hành với tư duy mới, cách tiếp cận mới để vừa kế thừa tư duy, kinh nghiệm đúng đã tích lũy được... Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo. Sáng 15/11, tại Hà...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức...

Cùng tác giả

Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh thu hút được 1,07 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Trong số này có 110 dự án đầu tư mới, 81 dự án điều chỉnh tăng vốn. Nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Bình Dương tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác, phát triển. Trong...

Nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bình Dương

Nghề gốm ở Bình Dương thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong việc làm nghệ thuật từ đất sét. “Săn tìm” nghệ thuật gốm Theo tài liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, làng nghề gốm tại địa phương này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có ba làng nghề sản xuất lâu đời tại Bình Dương, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh...

48 giờ ở Bình Dương

Bình Dương không chỉ có các khu công nghiệp mà còn là nơi có nhiều điểm tham quan, vui chơi đẹp ít người biết. Bình Dương là cửa ngõ TP HCM, đường đi thuận tiện, với thủ phủ là thành phố Thủ Dầu Một. Nơi đây là vùng đất chiến trường xưa với những địa danh lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, đặc biệt là chiến khu Đ, nổi tiếng với làng sơn mài Tương...

Bình Dương – Vùng đất của hội tụ và phát triển

Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành...

Nhiều điểm đến vui chơi, khám phá trên đất Thủ

Ở khu vực trung tâm TP. Thủ Dầu Một có khá nhiều điểm đến để người dân địa phương và du khách có thể ghé thăm, vừa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống, vừa khám phá thêm nhiều điều thú vị. Để cảm nhận thêm không khí sôi động về đêm trên đất Thủ - Bình Dương, chợ đêm - phố đi bộ Bạch Đằng (phường Phú Cường) là nơi không thể bỏ qua. Khu vực tô...

Cùng chuyên mục

Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh thu hút được 1,07 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Trong số này có 110 dự án đầu tư mới, 81 dự án điều chỉnh tăng vốn. Nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Bình Dương tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác, phát triển. Trong...

Nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bình Dương

Nghề gốm ở Bình Dương thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong việc làm nghệ thuật từ đất sét. “Săn tìm” nghệ thuật gốm Theo tài liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, làng nghề gốm tại địa phương này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có ba làng nghề sản xuất lâu đời tại Bình Dương, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh...

48 giờ ở Bình Dương

Bình Dương không chỉ có các khu công nghiệp mà còn là nơi có nhiều điểm tham quan, vui chơi đẹp ít người biết. Bình Dương là cửa ngõ TP HCM, đường đi thuận tiện, với thủ phủ là thành phố Thủ Dầu Một. Nơi đây là vùng đất chiến trường xưa với những địa danh lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, đặc biệt là chiến khu Đ, nổi tiếng với làng sơn mài Tương...

Bình Dương – Vùng đất của hội tụ và phát triển

Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành...

Nhiều điểm đến vui chơi, khám phá trên đất Thủ

Ở khu vực trung tâm TP. Thủ Dầu Một có khá nhiều điểm đến để người dân địa phương và du khách có thể ghé thăm, vừa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống, vừa khám phá thêm nhiều điều thú vị. Để cảm nhận thêm không khí sôi động về đêm trên đất Thủ - Bình Dương, chợ đêm - phố đi bộ Bạch Đằng (phường Phú Cường) là nơi không thể bỏ qua. Khu vực tô...

TP.Thuận An ra quân thực hiện tuyến đường “điểm” thanh toán không dùng tiền mặt

Sáng 28/7, UBND TP.Thuận An tổ chức Lễ ra quân thực hiện thí điểm tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn TP.Thuận An. Đến dự buổi lễ, có ông Lê Văn Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Huỳnh Văn Sơn - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thuận An. TP.Thuận An chọn 3 tuyến điểm TTKDTM gồm đường Nguyễn Trãi, Cách mạng Tháng 8 và đường...

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, kích cầu sản xuất, kinh doanh

Thanh khoản dồi dào, các ngân hàng thương mại rất muốn đẩy vốn ra thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (DN) hiện lại không nhiều do mặt bằng lãi suất vẫn còn tương đối cao, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN đang gặp khó bởi sức cầu yếu. Các DN nỗ lực duy trì sản xuất song chưa mở rộng quy mô, bởi sức cầu thị trường yếu. Trong ảnh: Sản xuất...

Đề xuất quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư phát triển hệ thống công trình đỗ xe công cộng khu vực trung...

Sáng 27/7, UBND TP. Thủ Dầu Một phối hợp Trường Đại học Việt Đức, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư phát triển hệ thống công trình đỗ xe công cộng khu vực trung tâm các đô thị thuộc tỉnh Bình Dương hướng tới tầm nhìn đô thị thông minh. Trường Đại học Việt Đức là đơn vị được UBND tỉnh Bình Dương đặt hàng và Sở Khoa...

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với tỉnh Bình Dương

Chiều ​27/7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại tỉnh Bình Dương phục vụ xây dựng Báo cáo trình Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X và nghiên cứu, sửa đổi Điều lệ MTTQ Việt Nam khóa IX. Tiếp và làm...

Đẩy mạnh hoạt động phối hợp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ngày 20/7, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HBVQLNTD) Sở Công thương tỉnh Bình Dương tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm 2023. Đến nay, HBVQLNTD tỉnh có gần 21.930 hội viên, tăng 433 hội viên so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, hội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất