Powered by Techcity

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa


Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Thừa Thiên-Huế cơ bản hoàn thành mục tiêu đón khách du lịch năm 2024 từ 3,5-4 triệu lượt khách.

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Đây cũng là năm Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh đặc biệt từ di sản văn hóa.

Kinh đô xưa, trải nghiệm mới

Thừa Thiên-Huế là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được hệ thống lớn các cung điện, thành quách và lăng tẩm nguy nga; cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục.

Nhiều người thường nhớ về Huế như một Cố đô cổ kính, trầm buồn, mang đậm dấu ấn thời gian. Tuy nhiên, những năm qua, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, “thay áo” trong mắt du khách bằng cách khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói.”

Sự kiện nổi bật tại Đại nội Huế trong năm 2024 phải kể đến là mở cửa, đón khách du lịch đến thăm Điện Kiến Trung (vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn) và Điện Thái Hòa (cuối tháng 11) sau nhiều năm đại trùng tu, sửa chữa.

Cùng với đó, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với hầu hết các sự kiện được tổ chức trong Đại nội Huế đã thu hút hơn 2.500 lượt du khách đến tham quan các di tích, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023, đem về doanh thu bán vé hơn 381,5 tỷ đồng (tính đến ngày 20/11/2024).

Khi đặt chân đến quần thể các di tích, nhiều du khách cảm thấy bất ngờ với nhiều điểm mới.

Du khách chiêm ngưỡng Ngai vàng – Bảo vật Quốc gia ở vị trí trung tâm của Điện Thái Hòa.

“Đây là lần thứ hai tôi trở lại Huế. Ngoài các điện được trùng tu, tôi thấy có thêm nhiều trải nghiệm số kết hợp thực tế rất hay, giúp du khách hiểu chi tiết hơn về kiến trúc cung đình, lịch sử và các cổ vật được trưng bày. Những trải nghiệm này rất phù hợp xu thế cũng như dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hiện nay,” du khách Triều Trang, đến từ Hà Nội, chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm check in thông minh qua các bảng gắn chip NFC được mã hóa trước Điện Kiến Trung, Đại nội Huế.

Bên cạnh phát triển phong phú các loại hình du lịch di sản, hoạt động du lịch năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều khởi sắc và duy trì được đà phục hồi tích cực thông qua chuỗi hoạt động lễ hội của Festival 4 mùa trải dài trong năm; hình thành và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: “Huế – Thành phố Lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực,” “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”; việc mở cửa tham quan Di tích Hải Vân Quan hay đưa vào vận hành Đoàn tàu du lịch Huế-Đà Nẵng với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”…

Song song đó, địa phương chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch bằng việc tham gia chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch, thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác hai nước. Lần đầu tiên, Thừa Thiên-Huế lọt top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á theo xếp hạng của Agoda.

Tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế trong năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; trong đó, khách du lịch nội địa khoảng 2,7 triệu lượt, chiếm khoảng 69% và tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng.

Tuy các con số đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn còn hạn chế khi so sánh với các thành phố lớn Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội hay thậm chí các địa phương có ngành Du lịch phát triển muộn hơn như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh…

Các nhà quản lý du lịch Huế đều nhìn nhận rằng sản phẩm du lịch của địa phương tuy nhiều nhưng chưa đủ chất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Các dịch vụ cao cấp, khu vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4-5 sao còn thiếu. Đặc biệt, yếu tố khách quan từ sự biến động ngành hàng không trong 6 tháng đầu năm 2024 đã làm giảm sút số chuyến bay và lượng khách đến địa phương.

“Cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là năm Huế quyết tâm tăng tốc, bứt phá và về đích, phấn đấu kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm của tỉnh (2021-2025).

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Riêng với dịch vụ, du lịch, Huế sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện.”

Đồng thời, tỉnh quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô xưa trải, nghiệm mới,” “Huế – điểm đến của 8 di sản thế giới,” “Huế – Kinh đô của lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực” và “Huế – Kinh đô áo dài.”

Từ nền tảng thành công của công nghiệp hóa di sản trong năm 2024, du lịch Huế tiếp tục phát huy thế mạnh từ di sản, văn hóa bằng việc mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra bài toán cho Huế về câu chuyện vừa khai thác vừa bảo tồn các giá trị di sản.

Điện Kiến Trung là điểm đến hấp dẫn du khách khi khám phá Hoàng cung Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình cho hay tỉnh đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh Luật Di sản, Luật Đầu tư công có thể áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp có nguồn lực nhằm khai thác giá trị di sản, đem đến sản phẩm phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, khái niệm bảo tồn và quản lý theo quy định của luật pháp vẫn là vấn đề ưu tiên.

Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Đặc biệt với một địa phương đặc thù như Huế, di sản đã mang lại giá trị lớn, nét riêng cho du lịch Huế và cũng từ nguồn thu du lịch quay trở lại giúp di sản được bảo tồn xứng đáng. Thừa Thiên-Huế đã được Bộ Chính trị định hình con đường phát triển và đi theo định hình đó một cách đúng đắn, hợp lý. Chặng đường phía trước đặt ra cho tỉnh là yêu cầu phát triển hài hòa giữa di sản văn hóa và du lịch cũng như phát huy tối đa giá trị của chúng.

Một giải pháp thời gian qua đã được tỉnh triển khai là xây dựng hình ảnh Huế như một điểm đến xanh thông qua việc đưa vào hoạt động các trạm xe đạp, những chuyến xe điện tham quan quanh thành phố Huế, các điểm di tích; hình thành điểm du lịch giảm rác thải nhựa ở phường Thủy Biều (thành phố Huế).

Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phúc, một trong những giải pháp, nhiệm vụ được đặt ra thời gian tới là đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023-2025 theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện.”

Ngành Du lịch tỉnh phấn đấu trong năm 2025 sẽ thu hút khoảng 4,8-5 triệu lượt khách đến Huế, trong đó khách nội địa chiếm 55-60%. Tổng doanh thu từ du lịch dự kiến khoảng 68.000 tỷ đồng.

Để đạt được những con số này, tỉnh đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ. Trong đó, tỉnh sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2025; xúc tiến mở đường bay giữa tỉnh và các thị trường trong, ngoài nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; hợp tác các hãng lữ hành lớn ở cả thị trường truyền thống, lớn và mới; kết nối khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) bằng tàu bay và tàu hỏa…

Bên cạnh đó, địa phương ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế khác biệt là du lịch biển, đầm phá; du lịch cộng đồng, gắn với các làng nghề; du lịch ẩm thực, khám phá văn hóa; du lịch văn hóa tâm linh, khám, chữa bệnh… Tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch.

Khắc phục hạn chế về nhân lực, cơ sở hạ tầng, Thừa Thiên-Huế sẽ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án du lịch trọng điểm như Casino Laguna, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô… và các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng hay các dự án hạ tầng kết nối giao thông đồng bộ, gắn với phát triển du lịch sẽ được chính quyền địa phương quan tâm gỡ vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào sử dụng thời gian tới./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/du-lich-hue-cat-canh-bang-the-manh-di-san-van-hoa-a337737.html

Cùng chủ đề

Quân đội Nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào của dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội Nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC TÔ LÂM Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương 1...

Doanh nghiệp chủ động phát triển thương mại điện tử

(BDO) Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, doanh nghiệp (DN) đã chủ động hơn trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT), tạo ra cơ hội rộng lớn về thị trường. Doanh nghiệp sẵn sàng  Theo đánh giá của Sở Công Thương, trong vài năm gần đây, thị trường TMĐT ở Bình Dương ngày càng mở rộng. Sự đa dạng về mô hình, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự...

Tin tức sự kiện – Bình Dương sẽ tạo môi trường thuận lợi cho…

​Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh  đã giới thiệu khái quát  tình hình phát triển kinh tế -  xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh  trong 11 tháng qua.Toàn cảnh buổi tiếpTheo đó, lũy kế đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh có 4.377 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 42,39 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư...

Gần 132.000 tỷ đồng phục vụ cho đầu tư công giai đoạn 2026-2030

(BDO) Chiều 17-12, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 79 UBND tỉnh. Cùng dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.  Phiên họp đã xem xét thông qua 17 nội dung quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đáng chú ý là dự thảo kế...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM chính thức khánh thành, hãy nhìn lại hành trình đặc biệt mà dự án này đã đi qua (Ảnh: Nam Anh). Từ phác họa đến hình thành dự án Ý tưởng xây dựng một...

Cùng tác giả

Quân đội Nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào của dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội Nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC TÔ LÂM Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương 1...

Doanh nghiệp chủ động phát triển thương mại điện tử

(BDO) Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, doanh nghiệp (DN) đã chủ động hơn trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT), tạo ra cơ hội rộng lớn về thị trường. Doanh nghiệp sẵn sàng  Theo đánh giá của Sở Công Thương, trong vài năm gần đây, thị trường TMĐT ở Bình Dương ngày càng mở rộng. Sự đa dạng về mô hình, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự...

Tin tức sự kiện – Bình Dương sẽ tạo môi trường thuận lợi cho…

​Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh  đã giới thiệu khái quát  tình hình phát triển kinh tế -  xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh  trong 11 tháng qua.Toàn cảnh buổi tiếpTheo đó, lũy kế đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh có 4.377 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 42,39 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư...

Gần 132.000 tỷ đồng phục vụ cho đầu tư công giai đoạn 2026-2030

(BDO) Chiều 17-12, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 79 UBND tỉnh. Cùng dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.  Phiên họp đã xem xét thông qua 17 nội dung quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đáng chú ý là dự thảo kế...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM chính thức khánh thành, hãy nhìn lại hành trình đặc biệt mà dự án này đã đi qua (Ảnh: Nam Anh). Từ phác họa đến hình thành dự án Ý tưởng xây dựng một...

Cùng chuyên mục

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Du thuyền trên vịnh Hạ Long Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ...

Du lịch Tết 2025: Top điểm đến được du khách Việt yêu thích trong và ngoài nước

Kỳ nghỉ dưỡng Tết Ất Tỵ năm nay, du khách Việt có xu hướng kết hợp những địa điểm quen thuộc vốn được yêu thích với nhiều điểm đến mới mẻ hơn, từ cao nguyên mát mẻ tới thành phố biển sôi động... Một góc Đà Lạt, thành phố được du khách Việt ưa thích cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 Đã đặt vé cả gia đình bao gồm hai vợ chồng và 3 con đi Đà Lạt dịp Tết sắp...

Ngày của Phở 12-12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Ngày 12-12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới. Ngày 12/12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở.” Sự kiện được khởi xướng từ năm 2017, trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và...

Phó Thủ tướng: Tiếp cận tổng thể để phát triển du lịch nông thôn bền vững

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển du lịch nông thôn vừa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, lan tỏa giá trị độc đáo của địa phương... Ảnh minh họa. Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất đã diễn ra chiều 10/12 tại Quảng Nam, thu hút hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia tham dự. Sự kiện do Bộ Văn hóa,...

Bún riêu và miến xào cua góp tên trong “bản đồ ẩm thực thế giới”

Bún riêu và miến xào cua đã có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn trong danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới. Món bún riêu thanh mát được ưa chuộng ở Việt Nam. Bún riêu và miến xào cua - hai món ăn nổi tiếng của Việt Nam mới đây đã vang danh trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi...

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng. Các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024. Ngày 8/12, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” đã chính thức khai...

Du lịch Việt sắp “cán đích” với lượng khách quốc tế đến tháng 11 cao nhất năm

11 tháng qua, lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước và sắp "cán đích" 17-18 triệu lượt mà lãnh đạo ngành đặt mục tiêu từ đầu năm nay. Du khách trải nghiệm những điểm đến hoang sơ của Việt Nam. Tháng 11 vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1,7 triệu lượt, cao nhất từ đầu năm đến nay (tăng 20,5% so với tháng...

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

Từ ngày 27-12-2024 đến 2-1-2025, tỉnh Yên Bái sẽ được tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào Xuân mới 2025. Các nghệ nhân, diễn viên tham dự Hội thi múa Khèn tốp. Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào Xuân mới 2025 của huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) sẽ được tổ chức từ ngày 27/12/2024 đến 2/1/2025 với nhiều hoạt...

Việt Nam có cơ hội quảng bá thương hiệu du lịch nông thôn ra với thế giới

Du lịch Việt Nam sắp có “cơ hội vàng” được quảng bá hình ảnh, thương hiệu và đặc biệt là cơ hội giới thiệu tiềm năng hấp dẫn và thế mạnh của du lịch nông thôn nước nhà tới bạn bè năm châu. Du khách quốc tế trải nghiệm làm bánh xèo ở Hội An. Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ...

Để Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế

Phở đã theo chân người Việt đi khắp thế giới, là món ăn truyền thống của người Việt nhưng lại được rất nhiều người nước ngoài yêu thích, góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực của “dải đất hình chữ S.” Nhà hàng “Phở Hà Nội 1979” khai trương tại địa chỉ 128 đường Burwood, khu Burwood, bang New South Wales, Australia. Phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất