Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, quản lý chặt đầu tư


Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.”



Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, tổ trưởng Tổng công tác phát biểu.

Sáng 15/11, họp Tổ công tác số 4 và số 7 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng hai Tổ công tác lưu ý phải tập trung làm, làm nhanh, làm mạnh, nhưng phải làm chắc chắn, bền vững, đảm bảo chất lượng.

Quản lý đầu tư chặt chẽ

Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.”

Với yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 vừa qua là làm thế nào thúc đẩy kinh tế nhanh nhất, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tránh ứ đọng nguồn lực, vướng mắc, gây khó khăn, cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng, Chính phủ đã đề nghị sửa các luật: Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Bộ Tài chính xây dựng 1 luật sửa 7 luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì 1 luật sửa 4 luật.

“Chúng tôi rất hy vọng sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, các quy định của pháp luật được ban hành chúng ta làm sẽ thuận lợi hơn,” chia sẻ điều này, Phó Thủ tướng dẫn chứng: Luật Đầu tư công có nhiều nội dung sửa đổi rất mới như giao địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Vốn đầu tư sau khi được các bộ, ngành, địa phương trình lên sẽ giao danh mục về cho địa phương quyết định làm và được điều chỉnh từ dự án này sang dự án khác, không phải trình lên trên, miễn là không vượt tổng mức vốn giao cho địa phương. Vốn chương trình mục tiêu cũng đổi mới theo hướng đó. Như vậy sẽ không mất nhiều thời gian, dự án sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả.

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, dự án dở dang sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, nhà thầu suy yếu, không trả được khối lượng, chất lượng công trình ngày một giảm sút. Dự án liên quan đến công nghệ nếu kéo dài thời gian công nghệ sẽ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu, lãng phí là hiện hữu.

Lấy ví dụ cụ thể về dự án đường cao tốc, Phó Thủ tướng cho rằng, chạy theo số lượng mà không quản chặt chất lượng để xảy ra lún, sụt thì hậu quả rất lớn, như dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư đã phải “trả giá,” Khi giao cho địa phương quyết phải tính toán kỹ.

“Khoán trắng cho tư vấn làm, hôm sau đường bị sụt, lún, vỡ là các đồng chí phải chịu hết, cho nên phải tính toán từ khâu thiết kế, con đường đó những phương tiện nào đi, chịu lực như thế nào?” Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phải tính đến tầm nhìn dài hạn, đảm bảo tuổi thọ của công trình.

Yêu cầu các tỉnh miền núi cân đối lại tổng thu ngân sách, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất, để cam kết với Chính phủ cho đúng, Phó Thủ tướng lưu ý, nếu không đúng, phải họp ngay Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, đề nghị Chính phủ bố trí bổ sung vốn vào chương trình trung hạn thì công trình mới phát huy được hiệu quả, tránh bỏ dở dang khi thiếu vốn, dẫn đến không quyết toán được, mà bài học từ dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam là một ví dụ.

“Phải tập trung đẩy nhanh đúng tiến độ, quản trị rất tốt. Phải cân đối tài khóa, nguồn thu ngân sách, không phải cam kết cho được việc để sau này không ai xử lý rất mệt,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý, chỉ còn 45 ngày nữa hết năm 2024, tỷ lệ giải ngân đang rất thấp, các bộ, ngành trung ương chỉ được 36,09%, các địa phương được 52,19%, để giải ngân đạt 95% vốn như đã cam kết là phải nỗ lực rất lớn, khối lượng phải làm ngày, làm đêm, thủ tục phải kịp thời.

Phải tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, quản lý đầu tư chặt chẽ, nguy hiểm nhất là vi phạm về khối lượng và chất lượng công trình, đây là nguyên nhân của những nguyên nhân xảy ra thất thoát. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, các bộ, ngành phải đáp ứng kịp thời yêu cầu của địa phương; quyết tâm hoàn thành khối lượng trước ngày 31/12/2024.

Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của các tỉnh để điều chỉnh tổng mức đầu tư, thủ tục đầu tư, chuyển nguồn, tháo gỡ thủ tục đầu tư có vướng mắc, tham mưu bố trí vốn bổ sung cho các dự án, để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả, sớm đưa công trình vào bàn giao, sử dụng. Bộ Tài chính tháo gỡ về nguồn vốn ODA, bố trí vốn, điều chỉnh vốn đầu tư khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tỷ lệ giải ngân thấp

Báo cáo của Bộ Kế hoạch cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho 21 đơn vị (10 bộ, cơ quan trung ương, 11 địa phương) thuộc Tổ công tác số 4 là 47.236,241 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước).

Hiện chỉ còn Bộ Tài chính chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao với số vốn còn lại chưa phân bổ là 44,013 tỷ đồng, do chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chiếm 0,09% tổng kế hoạch đầu tư vốn của các đơn vị thuộc Tổ công tác số 4 và chiếm 0,3% tổng số vốn chưa phân bổ của cả nước.

Tỷ lệ giải ngân 10 tháng đạt 59,8% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước (52,46%). Trong đó, 4 cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước; 5 bộ, cơ quan trung ương và 3 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 được giao cho 5 địa phương thuộc Tổ công tác số 7 là 21.807,443 tỷ đồng. Đến thời điểm báo cáo, 5 địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.

Số vốn đã phân bổ chi tiết của 5 địa phương: 26.113,333 tỷ đồng, đạt 119,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Cơ bản các địa phương đều giao cao hơn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (do giao tăng phần ngân sách địa phương).

Đến hết tháng 10/2024, tổng số vốn giải ngân của 5 địa phương đạt 48,36% kế hoạch (thấp hơn mức bình quân cả nước), trong đó 3 địa phương (Đắk Lắk 60,49%; Đắk Nông 50,89%; Gia Lai 51,76%) có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, 2 địa phương (Kon Tum 42,93%, Lâm Đồng 38,37%) có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình cả nước. Ước giải ngân cả năm của 4/5 địa phương (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đều đạt từ 95% trở lên, riêng tỉnh Đắk Nông dự kiến giải ngân chỉ đạt 92% (dưới 95%).

Nhiều vướng mắc

Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị thuộc hai Tổ công tác nằm ở quy định của pháp luật; công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng; khâu thực hiện dự án và trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp còn phức tạp, tốn nhiều thời gian, chưa tạo sự chủ động cho địa phương và làm ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai thực hiện các dự án là những vướng mắc của các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

Đại diện tỉnh Cao Bằng cho biết, tỷ lệ giải ngân của địa phương đạt thấp, đến nay giải ngân mới đạt 48,1%. Khó khăn lớn nhất là giải ngân vốn của dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, số vốn rất lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp. Nguyên nhân do mưa, lũ quét kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công trong mùa khô và cam kết sẽ giải ngân đạt 95% vốn năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Phạm Đức Toàn thông tin, đến hết tháng 10/2024, tỉnh giải ngân đạt 58,4%. Với một tỉnh khó khăn như Điện Biên, nguồn đầu tư công là nguồn lực rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn, tỷ lệ giải ngân trên chưa đạt được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Ông Phạm Đức Toàn nêu các nguyên nhân như nguồn thu từ sử dụng đất năm 2024 đạt thấp so với dự toán được giao do tình hình khó khăn chung, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nguồn vật liệu, nhất là nguồn cát rất khó khăn, đơn giá tăng mạnh, nguồn cung được cấp phép không đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng đến quá trình thi công của các dự án trong giai đoạn nước rút, trọng điểm. Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan là do năng lực, công tác tư vấn, quản lý từ chủ đầu tư đến các đơn vị thi công cũng cần chấn chỉnh, thời gian qua tỉnh thường xuyên tổ chức họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Nằm trong số các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức trung bình của cả nước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương chia sẻ các khó khăn trong giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, thiếu cát sỏi do vướng Luật Khoáng sản và hiện nay vẫn chưa tháo gỡ được. Thu từ sử dụng đất cũng rất thấp, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân.

Cũng tại cuộc họp, đại diện các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường đã trả lời các ý kiến, kiến nghị của các địa phương./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/pho-thu-tuong-ho-duc-phoc-day-manh-giai-ngan-dau-tu-cong-quan-ly-chat-dau-tu-a335575.html

Cùng chủ đề

Kumho Tire tăng công suất nhà máy giai đoạn 3 thêm 5 triệu lốp xe

(BDO) Chiều 13-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã tiếp ông Kim Hyun Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam. Tại buổi tiếp, chia sẻ về tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Kim Hyun Ho cho biết, Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam trực thuộc thuộc Tập Đoàn Kumho Tire (Hàn Quốc) và hiện đang đứng thứ 10 về ngành sản xuất lốp xe hơi. Công ty TNHH Lốp Kumho...

Trà Vinh: Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng - lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu, sau đó là nghi thức thả hoa đăng, diễu hành quanh Ao Bà Om. Lễ cúng trăng theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu. Tối 15/11, tại Khu Di tích Văn hóa-Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức...

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

(BDO) Chiều 18-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp (trực tiếp và trực tuyến) nghe báo cáo các nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2024 như: dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật quy định...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Những biển mây cuồn cuộn xuất hiện vào mỗi buổi sớm mai tại Cổng Trời, khu Pà Khôm đi Thung Mài, Thung Mặn. Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu...

Thủ tướng gặp Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng...

Cùng tác giả

Kumho Tire tăng công suất nhà máy giai đoạn 3 thêm 5 triệu lốp xe

(BDO) Chiều 13-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã tiếp ông Kim Hyun Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam. Tại buổi tiếp, chia sẻ về tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Kim Hyun Ho cho biết, Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam trực thuộc thuộc Tập Đoàn Kumho Tire (Hàn Quốc) và hiện đang đứng thứ 10 về ngành sản xuất lốp xe hơi. Công ty TNHH Lốp Kumho...

Trà Vinh: Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng - lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu, sau đó là nghi thức thả hoa đăng, diễu hành quanh Ao Bà Om. Lễ cúng trăng theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu. Tối 15/11, tại Khu Di tích Văn hóa-Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức...

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

(BDO) Chiều 18-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp (trực tiếp và trực tuyến) nghe báo cáo các nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2024 như: dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật quy định...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Những biển mây cuồn cuộn xuất hiện vào mỗi buổi sớm mai tại Cổng Trời, khu Pà Khôm đi Thung Mài, Thung Mặn. Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu...

Thủ tướng gặp Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Kumho Tire tăng công suất nhà máy giai đoạn 3 thêm 5 triệu lốp xe

(BDO) Chiều 13-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã tiếp ông Kim Hyun Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam. Tại buổi tiếp, chia sẻ về tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Kim Hyun Ho cho biết, Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam trực thuộc thuộc Tập Đoàn Kumho Tire (Hàn Quốc) và hiện đang đứng thứ 10 về ngành sản xuất lốp xe hơi. Công ty TNHH Lốp Kumho...

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

(BDO) Chiều 18-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp (trực tiếp và trực tuyến) nghe báo cáo các nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2024 như: dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật quy định...

Hội nghị hỗ trợ các loại hình kinh tế tập thể tiếp cận chính sách về khoa học và công nghệ

 Tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công nghệ cao Đoàn Nông (xã An Bình, huyện Phú Giáo), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên minh HTX tỉnh vừa tổ chức hội nghị chuyên đề hỗ trợ, tư vấn cho các tổ hợp tác, HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận các chính sách về khoa học và công nghệ.  Các đại biểu tham quan mô...

Các khu công nghiệp hoàn thành sớm nhiều chỉ tiêu quan trọng

Quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đã giúp các khu công nghiệp tại Bình Dương hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. Nổi bật là thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thuế và các khoản nộp ngân sách, doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vượt kế hoạch năm 2024, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các khu công nghiệp...

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh

Năm 2024, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; đồng thời tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.  Hội nghị...

Giá vàng SJC tăng 500.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá giảm 10 đồng ngày đầu tuần

Giá vàng trong nước cùng đi lên phiên sáng 18/11, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 500.000 đồng mỗi lượng còn giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp cũng điều chỉnh từ 500.000-800.000 đồng/lượng. Một điểm giao dịch vàng tại Hà Nội. Giá vàng trong nước bật tăng phiên mở cửa sáng nay (18/11), trong khi tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cùng giảm 10 đồng. Tại thời điểm 9 giờ, giá vàng SJC tại các doanh nghiệp trong...

Tin tức sự kiện – Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Sở Giáo dục…

​Tại buổi chúc mừng, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, năm học 2023 - 2024 là năm tăng tốc, bứt phá toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, toàn ngành đã phối hợp tốt với các địa phương hoàn thành chỉ tiêu về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn giai đoạn 2023 - 2025. Đội ngũ giáo viên chủ...

Việt Nam-Brazil đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Brazil và doanh nghiệp Brazil sang đầu tư ở Việt Nam nhiều hơn, thúc đẩy thương mại song phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Brazil. Trong chương trình dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và hoạt động song phương tại Brazil,...

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trên 91% vốn đầu tư nước ngoài

 Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng năm 2024 toàn tỉnh đã thu hút được 1,58 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó có 163 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký 656 triệu đô la Mỹ, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 815 triệu đô la Mỹ, còn lại là vốn...

Chủ động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Bình Dương đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, 2 giải pháp Bình Dương đang chú trọng thực hiện đó là thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng; phát huy lợi thế, quảng bá hình ảnh để nhà đầu tư nước ngoài đến và phát triển lâu dài.  Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất