Powered by Techcity

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, giày da


(BDO) Trước những đòi hỏi khắt khe từ thị trường, ngành dệt may và giày da cần phải thúc đẩy việc cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

Tăng trưởng nhưng chưa bền vững

Hiện nay, bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới chưa cải thiện, song xuất khẩu dệt may, giày da 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn giữ đà phục hồi tích cực với mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt trong tháng 9, tín hiệu tăng trưởng xuất khẩu của 2 ngành dệt may và giày da khá rõ nét. 



Sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group)

Sở Công Thương nhận định, vào những tháng cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh do có nhiều lễ hội, là cơ hội để ngành dệt may, giày da gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thực tế, tháng 9 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 329,8 triệu USD, tăng 3,5% so tháng trước, tăng 57,7% so cùng kỳ 2023. Lũy kế 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.341,9 triệu USD, tăng 12,8% với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 9,1% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Ngành giày da trong tháng 9 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 176,4 triệu USD, tăng 4,3% so tháng trước, tăng 66,1% so cùng kỳ 2023. Lũy kế 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.380,8 triệu USD, tăng 18,7% so cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 5,6% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp (DN), Việt Nam trở thành nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam đang tận dụng cơ hội từ sự dịch chuyển đơn hàng toàn cầu. Nhờ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), các DN đã chủ động mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, và cuối cùng là gia tăng quy mô xuất khẩu.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group), TBS Group đã có đủ đơn hàng xuất khẩu cho toàn bộ năm 2024. Các dây chuyền sản xuất đang hoạt động hết công suất để đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đối tác quốc tế. Mục tiêu của công ty là tăng giá trị xuất khẩu năm 2024 lên ít nhất 20% so với năm trước.



Ông Nguyễn Đức Thuấn tiếp đoàn khảo sát của Trung ương về phát triển ngành giày da




“Bình Dương xây dựng vành đai công nghiệp mới từ đường Vành đai 4, 3 nối các khu công nghiệp đến sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển; xây dựng những trung tâm công nghiệp theo hệ sinh thái mới để di dời các nhà máy từ phía Bắc lên phía Nam nhằm tạo dư địa mới phát triển khu vực phía Nam. Trong đó, tỉnh ưu tiên quy hoạch, phát triển trung tâm logistics, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và các trung tâm nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất trong tình hình mới”.


(Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương) 

Tuy vậy, theo bà Phạm Thị Xuân Trang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, thách thức lớn hiện hữu đó là liên quan đến phát triển xanh, phát triển bền vững, đặc biệt yêu cầu minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, tận dụng tốt hơn lợi thế từ các FTA. 

“Các thị trường nhập khẩu lớn đều đã áp dụng các quy định yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm và nguyên phụ liệu sản xuất trong chuỗi cung ứng dệt may. Trước áp lực này, ngành dệt may cần phải thúc đẩy thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch.”, bà Phạm Thị Xuân Trang cho hay.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Giày da Bình Dương, ngành giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để DN thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Đòi hỏi khắt khe từ thị trường 

Theo các DN, ngành dệt may, giày da Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do, nhưng việc có thể tận dụng được hay không cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước.

Trên thực tế, hiện các thị trường lớn như EU và Mỹ đã siết chặt quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và nguyên phụ liệu nhằm hướng tới một ngành công nghiệp bền vững hơn… Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, DN sẽ đối mặt với rủi ro bị đánh thuế và mất đi thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các DN. Do vậy, việc hình thành trung tâm nguyên phụ liệu với ngành dệt may, giày da là vấn đề cần xúc tiến sớm để DN tự chủ nguyên liệu. 



Ngành dệt may cần nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước theo hướng xanh hóa. Ảnh: Sản xuất tại Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương

Theo đánh giá ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Giày da Việt Nam (LEFASO) thì việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và tăng cường tự chủ nguồn nguyên liệu là giải pháp cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may – giày da là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững. 

“Để làm được điều này, cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó giúp các DN trong ngành, đặc biệt là DN nhỏ và vừa nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên và tham gia vào chuỗi cung ứng ngành. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã kiến nghị xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương”, ông Thuấn nói.

Ông Nguyễn Quang Vũ cho biết thêm: “Với lợi thế giá thành cạnh tranh, vận chuyển thuận lợi, đa dạng chủng loại và chất lượng, Trung Quốc hiện vẫn là nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất cho ngành da giày Việt Nam, tiếp đến là Thái Lan, Italia … Ngoài ra, DN da giày trong nước còn nhập khẩu da thuộc từ Mỹ, Hàn Quốc và những thị trường khác, tuy nhiên tỷ trọng mỗi thị trường không cao. Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đã được đề cập rất nhiều năm nhưng chưa đạt được như sự mong mỏi của Nhà nước, DN, nhà sản xuất… và cần có thêm một lộ trình dài hơi.”




“Với lợi thế giá thành cạnh tranh, vận chuyển thuận lợi, đa dạng chủng loại và chất lượng, Trung Quốc hiện vẫn là nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất cho ngành da giày Việt Nam, tiếp đến là Thái Lan, Italia … Ngoài ra, DN da giày trong nước còn nhập khẩu da thuộc từ Mỹ, Hàn Quốc và những thị trường khác, tuy nhiên tỷ trọng mỗi thị trường không cao. Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đã được đề cập rất nhiều năm nhưng chưa đạt được sự mong mỏi của Nhà nước, DN, nhà sản xuất… và cần có thêm một lộ trình dài hơi”.


(Ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Giày da Bình Dương)

Tiểu My

 



Nguồn: https://baobinhduong.vn/phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-cho-nganh-det-may-giay-da-a333884.html

Cùng chủ đề

Hỗ trợ phát triển bền vững thị trường cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

(BDO) Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, các ngành và địa phương đang nỗ lực hỗ trợ DN gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để phát triển bền vững. Tăng giá trị sản phẩm Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hiệp hội Gốm...

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng hai con số: Các doanh nghiệp không chủ quan

(BDO) Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đã tăng trưởng 2 con số và dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng này cho tới cuối năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) ngành chế biến gỗ Bình Dương không chủ quan vì còn tiềm ẩn nhiều khó khăn.  Kỳ vọng về đích Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ...

Phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính ngay tại nhà dân

 UBND phường Tân Đông Hiệp vừa tổ chức ra mắt mô hình “Hành chính công lưu động” phục vụ nhân dân và tuyên truyền các hoạt động chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người dân. Mô hình này đã được người dân đánh giá rất cao và bày tỏ sự hài lòng.  Cán bộ, TNV phường Tân Đông Hiệp tuyên truyền, hướng dẫn về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin cho các tiểu...

Tin tức sự kiện – Thường trực HĐND tỉnh xem xét đề nghị xây…

​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.​Toàn cảnh Phiên họp​Phiên họp đã xem xét Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức chi giải thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết tỉnh Bình Dương. Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết do Hội Nhà báo tỉnh chủ trì và tổ chức trao giải...

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng: Khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng vừa tổ chức khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá tại cửa hàng tạp hóa Hai Được, ấp Suối Tre (ảnh).  Tại đây, 100% hàng hóa được bày bán do doanh nghiệp trong nước sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc mở cửa hàng bán hàng Việt bình ổn giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi...

Cùng tác giả

Hỗ trợ phát triển bền vững thị trường cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

(BDO) Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, các ngành và địa phương đang nỗ lực hỗ trợ DN gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để phát triển bền vững. Tăng giá trị sản phẩm Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hiệp hội Gốm...

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng hai con số: Các doanh nghiệp không chủ quan

(BDO) Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đã tăng trưởng 2 con số và dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng này cho tới cuối năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) ngành chế biến gỗ Bình Dương không chủ quan vì còn tiềm ẩn nhiều khó khăn.  Kỳ vọng về đích Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ...

Phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính ngay tại nhà dân

 UBND phường Tân Đông Hiệp vừa tổ chức ra mắt mô hình “Hành chính công lưu động” phục vụ nhân dân và tuyên truyền các hoạt động chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người dân. Mô hình này đã được người dân đánh giá rất cao và bày tỏ sự hài lòng.  Cán bộ, TNV phường Tân Đông Hiệp tuyên truyền, hướng dẫn về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin cho các tiểu...

Tin tức sự kiện – Thường trực HĐND tỉnh xem xét đề nghị xây…

​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.​Toàn cảnh Phiên họp​Phiên họp đã xem xét Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức chi giải thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết tỉnh Bình Dương. Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết do Hội Nhà báo tỉnh chủ trì và tổ chức trao giải...

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng: Khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng vừa tổ chức khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá tại cửa hàng tạp hóa Hai Được, ấp Suối Tre (ảnh).  Tại đây, 100% hàng hóa được bày bán do doanh nghiệp trong nước sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc mở cửa hàng bán hàng Việt bình ổn giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ phát triển bền vững thị trường cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

(BDO) Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, các ngành và địa phương đang nỗ lực hỗ trợ DN gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để phát triển bền vững. Tăng giá trị sản phẩm Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hiệp hội Gốm...

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng hai con số: Các doanh nghiệp không chủ quan

(BDO) Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đã tăng trưởng 2 con số và dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng này cho tới cuối năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) ngành chế biến gỗ Bình Dương không chủ quan vì còn tiềm ẩn nhiều khó khăn.  Kỳ vọng về đích Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ...

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng: Khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá

Xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng vừa tổ chức khai trương điểm bán hàng Việt bình ổn giá tại cửa hàng tạp hóa Hai Được, ấp Suối Tre (ảnh).  Tại đây, 100% hàng hóa được bày bán do doanh nghiệp trong nước sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc mở cửa hàng bán hàng Việt bình ổn giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi...

Ngành thuế Bình Dương: Nỗ lực về đích sớm

 Với sự nỗ lực, chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, triển khai đồng bộ các giải pháp thu thuế, 9 tháng năm 2024 ngành thuế Bình Dương đã thu được 36.830 tỷ đồng, đạt 76,6% dự toán năm Bộ Tài chính giao, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả khả quan này là cơ sở để ngành thuế tỉnh phấn đấu về đích sớm chỉ tiêu thu thuế năm 2024.  Người nộp thuế làm...

Công điện yêu cầu tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành đầy đủ văn bản quy định về Luật Đất đai trước ngày 31-10. Ảnh minh họa. Ngày 22/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 109/CĐ-TTg yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất...

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ...

Trách nhiệm xã hội trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

(BDO) Sáng 22-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo trách nhiệm xã hội trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.  Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia, nhà khoa học trình bày các nội dung: Khái quát chung về sản xuất nông nghiệp Bình...

TP.Dĩ An: Phát triển thương mại – dịch vụ xứng tầm

(BDO) Theo định hướng phát triển, đến năm 2030, TP.Dĩ An sẽ là đô thị công nghiệp - dịch vụ - giáo dục, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và một phần đường thủy của khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương và phía Đông TP.Hồ Chí Minh. TP.Dĩ An đang có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV). Đặc biệt, khi các quy hoạch của tỉnh, của thành phố...

Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt từ 95% trở lên

(BDO) Sáng 22-10, ông Võ Anh Tuấn, Chánh văn phòng UBND tỉnh đã chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh trong 9 tháng của năm 2024. Toàn cảnh buổi họp báo Trong 9 tháng qua, tỉnh duy trì phát triển ổn định và đạt kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2023....

Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn – Nâng tầm giá trị sản phẩm

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ được coi là phương thức sản xuất tối ưu nhằm mang lại lợi ích kinh tế đối với người sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Tại Bình Dương, sản xuất hữu cơ tuy đã được ngành nông nghiệp thực hiện nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có chiều sâu. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu góp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất