Powered by Techcity

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia


Dự thảo quy định nguyên tắc trong phát triển điện hạt nhân góp phần bảo đảm cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đọc tờ trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đọc tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Một số điểm mới của Luật Điện lực sửa đổi

Theo Tờ trình, sau khi được ban hành năm, việc thực thi Luật Điện lực đã mang lại những tác động tích cực và có vai trò rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng.

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với chính sách lớn bao gồm: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đưa ra các quy định nhằm quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Dự thảo luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, bỏ 4 điều và gộp 4 điều vào các điều khác.

Bên cạnh đó, dự thảo luật mới cũng bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hơp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo…

Dự thảo luật đã bảo đảm về sự tương thích với các điều ước/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và đảm bảo nguyên tắc bảo đảm bình đẳng nam, nữ và không phân biệt đối xử về giới, cụ thể hóa và đảm bảo quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Luật Bình đẳng giới.

Vấn đề phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hành chính: Dự thảo luật được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước (trung ương và địa phương) trong việc xây dựng chính sách, quản lý ngành điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0

Đáng chú ý, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều quy định nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 trong thời kỳ mới.

Cụ thể, tại chương I, Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung chủ yếu về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực để hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến chính sách giá điện, áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ điện cao và phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch, các khách hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển và trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ, chủ trương của nhà nước.

Ngoài ra, tại chương này, Dự thảo cũng quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần bảo đảm cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Nội dung sửa đổi tại chương II quy định phát triển điện lực và đầu tư dự án, nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về yêu cầu đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong Quy hoạch tỉnh nhằm làm rõ đối tượng quản lý quy hoạch theo phân cấp (quốc gia, tỉnh).

Chương II cũng bổ sung cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện, theo dõi tiến độ và cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ nhằm quản lý tiến độ các dự án điện; quy định việc đầu tư, xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện; bổ sung quy định về hợp đồng dự án đối với dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng BOT.

Chương III được bổ sung mới nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là điện tự sản tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Chương IV bổ sung 6 điều về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực với các lĩnh vực và quyền, nghĩa vụ của đơn vị được cấp phép.

Nội dung sửa đổi, bổ sung tại chương V chủ yếu về: Hợp đồng kỳ hạn điện; mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; quyền và nghĩa vụ của đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh; sửa đổi chủ yếu về giá điện và giá các dịch vụ về điện theo các cấp độ thị trường điện cạnh tranh phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo về giá điện, cơ chế điều chỉnh giá điện trong thị trường điện cạnh tranh, nguyên tắc tiến tới xóa bỏ “bù chéo” trong giá điện.

Nội dung sửa đổi, bổ sung tại chương VI chủ yếu về các nội dung về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, liên kết lưới điện với nước ngoài và quản lý nhu cầu điện.

Các chương VII, VIII, IX, X cũng được bổ sung, sửa đổi nhiều quy định khác nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra và phù hợp với thực tiễn.

Trình bày báo cáo thẩm tra về Dự án Luật, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật./.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/sua-doi-luat-dien-luc-nham-bao-dam-an-ninh-nang-luong-quoc-gia-a333744.html

Cùng chủ đề

Khách du lịch tới Bình Dương tăng 27% so với cùng kỳ năm trước

(ĐCSVN) – Trong 9 tháng năm 2024, Bình Dương đã thu hút 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 27%, doanh thu ước đạt 1.790 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.  Chương trình nhạc nước biểu diễn trên sông Sài Gòn đoạn phố đi bộ Bạch Đằng, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thu hút đông du khách. (Ảnh: TTXVN) Có được kết quả như trên là do tỉnh vận dụng và triển khai...

Thành ủy Thuận An: Trao quyết định cán bộ phường Vĩnh Phú nhiệm kỳ 2021-2026

(BDO) Ngày 23-10, Thành ủy Thuận An tổ chức lễ trao quyết định phê chuẩn nhân sự cho các chức danh chủ chốt của phường Vĩnh Phú, nhiệm kỳ 2021-2026. Lãnh đạo TP.Thuận An trao quyết định cán bộ phường Vĩnh Phú nhiệm kỳ 2021-2026 Theo quyết định phê chuẩn, bà Nguyễn Thị Ngọc Châu đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐND phường Vĩnh Phú; ông Nguyễn Thiện Tân đảm nhận chức vụ Chủ tịch UBND phường; bà Phan Thị Bích...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng trách nhiệm thúc đẩy pháp quyền ở mọi cấp độ cần phải được tất cả các nước thành viên LHQ chung tay gánh vác, đây là chìa khóa để củng cố chủ nghĩa đa phương. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu tại phiên thảo luận. Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6)...

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Bản hùng ca về ý chí, sức sáng tạo

Không chỉ là tuyến đường chiến lược vận chuyển vũ khí, hàng hóa, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn là biểu tượng của tinh thần kiên cường, sáng tạo của quân và dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, thực hiện “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, với tinh thần “tất cả vì miền Nam thân yêu”, những con tàu “Không số” của Hải quân nhân dân Việt Nam đã...

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ...

Cùng tác giả

Khách du lịch tới Bình Dương tăng 27% so với cùng kỳ năm trước

(ĐCSVN) – Trong 9 tháng năm 2024, Bình Dương đã thu hút 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 27%, doanh thu ước đạt 1.790 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.  Chương trình nhạc nước biểu diễn trên sông Sài Gòn đoạn phố đi bộ Bạch Đằng, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thu hút đông du khách. (Ảnh: TTXVN) Có được kết quả như trên là do tỉnh vận dụng và triển khai...

Thành ủy Thuận An: Trao quyết định cán bộ phường Vĩnh Phú nhiệm kỳ 2021-2026

(BDO) Ngày 23-10, Thành ủy Thuận An tổ chức lễ trao quyết định phê chuẩn nhân sự cho các chức danh chủ chốt của phường Vĩnh Phú, nhiệm kỳ 2021-2026. Lãnh đạo TP.Thuận An trao quyết định cán bộ phường Vĩnh Phú nhiệm kỳ 2021-2026 Theo quyết định phê chuẩn, bà Nguyễn Thị Ngọc Châu đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐND phường Vĩnh Phú; ông Nguyễn Thiện Tân đảm nhận chức vụ Chủ tịch UBND phường; bà Phan Thị Bích...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng trách nhiệm thúc đẩy pháp quyền ở mọi cấp độ cần phải được tất cả các nước thành viên LHQ chung tay gánh vác, đây là chìa khóa để củng cố chủ nghĩa đa phương. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu tại phiên thảo luận. Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6)...

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Bản hùng ca về ý chí, sức sáng tạo

Không chỉ là tuyến đường chiến lược vận chuyển vũ khí, hàng hóa, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn là biểu tượng của tinh thần kiên cường, sáng tạo của quân và dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, thực hiện “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, với tinh thần “tất cả vì miền Nam thân yêu”, những con tàu “Không số” của Hải quân nhân dân Việt Nam đã...

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ...

Cùng chuyên mục

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ...

Trách nhiệm xã hội trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

(BDO) Sáng 22-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo trách nhiệm xã hội trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.  Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia, nhà khoa học trình bày các nội dung: Khái quát chung về sản xuất nông nghiệp Bình...

TP.Dĩ An: Phát triển thương mại – dịch vụ xứng tầm

(BDO) Theo định hướng phát triển, đến năm 2030, TP.Dĩ An sẽ là đô thị công nghiệp - dịch vụ - giáo dục, đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và một phần đường thủy của khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương và phía Đông TP.Hồ Chí Minh. TP.Dĩ An đang có nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV). Đặc biệt, khi các quy hoạch của tỉnh, của thành phố...

Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt từ 95% trở lên

(BDO) Sáng 22-10, ông Võ Anh Tuấn, Chánh văn phòng UBND tỉnh đã chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh trong 9 tháng của năm 2024. Toàn cảnh buổi họp báo Trong 9 tháng qua, tỉnh duy trì phát triển ổn định và đạt kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2023....

Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn – Nâng tầm giá trị sản phẩm

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ được coi là phương thức sản xuất tối ưu nhằm mang lại lợi ích kinh tế đối với người sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Tại Bình Dương, sản xuất hữu cơ tuy đã được ngành nông nghiệp thực hiện nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có chiều sâu. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu góp...

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khai mở thị trường Halal

(BDO) Chiều 22-10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững” do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức. Hội nghị thu hút khoảng 400 đại biểu trong và ngoài nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Đẩy mạnh công nghiệp bán dẫn, tham gia vào chuỗi cung ứng

(BDO) Cùng với những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội, Bình Dương quyết tâm đẩy mạnh công nghiệp bán dẫn, tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực thời gian tới. Công nghiệp bán dẫn tại Bình Dương trở thành định hướng lớn mà tỉnh đang tập trung cho giai đoạn mới. Thành phố mới Bình Dương là nền tảng để Bình Dương trở thành trung tâm chuỗi cung ứng bán dẫn trong...

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao nhất, với tinh thần “khẩn trương, chủ động”

(BDO) Chiều 17-10, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị Sơ kết công tác đầu tư công 9 tháng, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2024; đồng thời phát động Kế hoạch “Thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Tính đến ngày 15-10, giá...

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định

Thủ tướng yêu cầu bổ sung thêm các dự án nguồn điện, lưới điện mới, tăng nguồn cung điện để chủ động hơn, bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện, năng lượng. Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các...

Hàng Việt Nam ngày càng được chào đón ở siêu thị Carrefour của Pháp

Carrefour France - một trong những hệ thống siêu thị lớn nhất và uy tín nhất tại Pháp, là đối tác chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm Việt Nam đến tay người tiêu dùng. Khách hàng đang chọn mua sản phẩm Việt Nam Đã thành sự kiện thường niên từ 3 năm nay, Tuần hàng Việt Nam lại đến với chuỗi siêu thị Carrefour tại Pháp. Năm nay, sự kiện được tổ chức quy mô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất