Powered by Techcity

Kinh tế 6 tháng: Tăng trưởng song hành ổn định kinh tế vĩ mô


Liên tiếp các tỉnh, thành trong cả nước công bố tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt mức ấn tượng, có tỉnh tới trên 14% đã góp phần đưa tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020-2024 cho thấy sự đồng thuận vượt khó từ quyết liệt trong điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đến sự ủng hộ của người dân trong đảm bảo song hành 2 mục tiêu tăng trưởng và giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5%; trong bối cảnh thế giới và trong nước khó khăn nhiều hơn thuận lợi đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt hơn nữa của toàn hệ thống chính trị.



Kho bãi container tại cảng Gemalink, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phục hồi mạnh mẽ

Theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%. Như vậy, cả 3 khu vực đều tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì đà tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Thu hút FDI tiếp tục khởi sắc với số dự án mới và số vốn mới đăng ký rất cao. Trong 6 tháng đầu năm 2024 có 1.538 dự án được cấp phép, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; với số vốn đăng ký đạt 9,54 tỷ USD, tăng 46,9%. Khu vực nông nghiệp mặc dù chịu sự biến động thị trường, thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, nông nghiệp vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Đánh giá về tình hình kinh tế 6 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, nền kinh tế đã thể hiện rõ xu hướng phục hồi quý sau tốt hơn quý trước; các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo. Kết quả này đã phản ánh kết quả Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu đề ra.

Có thể thấy, xu hướng tăng trưởng tích cực bắt đầu từ quý I/2024. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khi đánh giá về kết quả tình hình tế quý I năm 2024 cũng đã chỉ rõ, trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực rất lớn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2023.

Trong giai đoạn này, trước ảnh hưởng khốc liệt hậu đại dịch COVID-19, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường do các xung đột chính trị Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời linh hoạt bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Nhờ đó, trong quý I, các chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… tích cực hơn qua từng tháng.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro; tỷ giá, áp lực lạm phát có xu hướng tăng. Trong khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm cần phải đạt mức tăng trưởng rất cao.

Xác định nhiệm vụ nặng nề này, tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các cấp không được chủ quan, thỏa mãn với kết quả bước đầu đạt được; nhưng cũng không bi quan, lo sợ nếu tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn, thách thức hơn.

Chính phủ đã quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành với “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm”, “5 đẩy mạnh” kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; giữ vững bản lĩnh, kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.

Với những quyết tâm trên, tăng trưởng kinh tế quý II/2024 đạt 6,93%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi sau nhiều tháng gặp khó khăn, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn mức tăng 8,32% của cùng kỳ năm 2022 trong giai đoạn 2020-2024. Kinh tế tăng trưởng khởi sắc đã tác động tích cực đến thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.020,6 nghìn tỷ đồng, bằng 60% dự toán năm và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước…

Tăng cường năng lực nội sinh

Sáng 29/6, trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 404/469 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Một trong những nội dung được cử tri và người dân cả nước quan tâm là các luật liên quan thị trường bất động sản và khơi thông nguồn vốn sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024, thay vì đầu năm 2025 như kỳ họp trước đó đã thông qua. Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ sự hy vọng các bộ luật sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ bớt khó khăn, thị trường sôi động hơn, thay vì trầm lắng như hiện nay.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF Đại Liên) tại Đại Liên- Trung Quốc diễn ra những ngày cuối cùng của tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam về Đổi mới, hội nhập và phát triển, khẳng định Việt Nam tiếp tục lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng và có chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và tình hình, xu thế thế giới.

Cụ thể, Việt Nam tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, với các lĩnh vực ưu tiên là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Trong đó, một giải pháp quan trọng là huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng và phát triển.

Và thực tế, theo ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay trong khoản vượt thu ngân sách trung ương năm 2023 khoảng 27.000 tỷ đồng, Chính phủ đã đề xuất dành khoảng 20.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, liên vùng; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu để phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia.

Cũng trong ngày cuối cùng của quý II/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án đường dây 500 kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hóa – Nam Định, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để trong tháng 7/2024 sẽ nghiệm thu cấp chủ đầu tư, nghiệm thu nhà nước, hoàn nguyên môi trường và khánh thành toàn bộ Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), góp phần bổ sung công suất từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc.

Trong suốt thời kỳ ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, các tác động của căng thẳng địa chính trị trên thế giới, Việt Nam vẫn tự lực tự cường vượt qua thách thức bằng sức mạnh nội sinh. Khu vực doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh, sự dẻo dai, bền bỉ cùng sự hỗ trợ thiết thực, nhất quán của toàn hệ thống chính trị thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp cũng như tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ Tài chính cũng vừa ban hành thông tư quy định từ ngày 1/7 đến hết  ngày 31/12/2024, sẽ giảm thu một số khoản phí, lệ phí. Đây là một trong số nhiều chính sách tài khóa Bộ Tài chính quyết liệt thực hiện trong suốt 4 năm qua nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩmô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Với vai trò là cơ quan tham mưu Chính phủ trong hoạch định chính sách, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc tế Nguyễn Đức Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tham mưu Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công; rà soát tổng thể vướng mắc trong các quy định pháp luật, nhất là về phân cấp, phân quyền để trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ. Đồng thời tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án giao thông đường bộ, để trình cấp có thẩm quyền mở rộng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại một số địa phương để xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng tại các địa phương khác.

Theo ông Tâm, việc triển khai hiệu quả các chính sách này kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cũng bày tỏ về khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 6-6,5% nếu tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát; thúc đẩy mạnh mẽ mô hình chuỗi liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp và xuất khẩu; đồng thời, tiếp tục rà soát, thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động, sản xuất kinh doanh đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chủ lực như: dệt may, da giày, điện tử…

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng…, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên kích cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, đầu tư công vẫn là động lực quan trọng để kích thích tăng trưởng về phía tổng cầu, đồng thời gia tăng được nội lực của nền kinh tế.

Đối với khai thác các động lực tăng trưởng mới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới về công nghệ thông tin, kinh tế số đã có mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phát triển rất mạnh về kinh tế số. Để có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn, về lâu dài cần quan tâm đào tạo ngay, đào tạo lại những kỹ sư đã có kiến thức nền tảng để có thể tiếp cận, tham gia ngay vào thiết kế, đóng gói, kiểm chuẩn trong ngành công nghiệp bán dẫn. Phó Thủ tướng cũng cho biết, bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, bằng cơ chế chính sách phù hợp Việt Nam có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc trong ngành bán dẫn.

Đánh giá về vai trò của các chính sách tới nền kinh tế, bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận: “Chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt là cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thực sự cần gì và doanh nghiệp thực sự muốn gì”.

Theo TTXVN



Nguồn: https://baobinhduong.vn/kinh-te-6-thang-tang-truong-song-hanh-on-dinh-kinh-te-vi-mo-a325407.html

Cùng chủ đề

Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Bàu Bàng: Nhiều nỗ lực trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân

Thực hiện Đề án Đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân (TNCN) và lao động trẻ tỉnh Bình Dương, thời gian qua, Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Bàu Bàng đã nỗ lực tổ chức, thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực góp phần khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn - Hội trong công tác chăm lo, phát triển TNCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Huyện...

Hơn 25.000 tỷ đồng làm đường trên cao, giải tỏa 2 cửa ngõ ùn tắc nhất TPHCM

Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 (TP Thủ Đức) và nâng cấp trục đường Trường Chinh – Cộng Hòa phía Tây Bắc của TPHCM được đề xuất làm đường trên cao quy mô 4 làn xe với kinh phí hơn 25.000 tỷ đồng. Hai dự án này nằm trong danh mục 88 công trình quan trọng vừa được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM trình UBND TP ban hành kế hoạch đầu tư. Danh mục này...

Phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm thanh niên công nhân

Thực hiện Đề án Đoàn kết, tập hợp Thanh niên công nhân (TNCN) và Lao động trẻ (LĐT), các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm, góp phần duy trì, phát triển chi đoàn, chi hội TNCN. Nâng cao đời sống tinh thần Để tạo sân chơi lành mạnh cho TNCN, Trung tâm Hỗ trợ TNCN và LĐT tỉnh đã thành lập các CLB thể dục thể thao thu...

Hội LHPN phường Phú Chánh (TP.Tân Uyên): Trao “Căn phòng yêu thương” cho nữ công nhân

Hội LHPN phường Phú Chánh vừa tổ chức trao “Căn phòng yêu thương” cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Hội LHPN phường Phú Chánh trao quà và bảng tượng trưng “Căn phòng yêu thương” cho chị Nguyễn Thị Huệ Theo đó, Hội LHPN phường đã vận động chủ cơ sở trọ Đặng Bảo Toàn ở khu phố Phú Thọ hỗ trợ giảm tiền thuê phòng 200.000 đồng/tháng cho chị Nguyễn Thị Huệ. Chương trình hỗ trợ trong...

Phát triển chăn nuôi trang trại, an toàn dịch bệnh

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các vật nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định như heo thịt, bò thịt, gia cầm... Đồng thời, ngành tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, kiểm soát an toàn dịch...

Cùng tác giả

Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Bàu Bàng: Nhiều nỗ lực trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân

Thực hiện Đề án Đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân (TNCN) và lao động trẻ tỉnh Bình Dương, thời gian qua, Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Bàu Bàng đã nỗ lực tổ chức, thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực góp phần khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn - Hội trong công tác chăm lo, phát triển TNCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Huyện...

Hơn 25.000 tỷ đồng làm đường trên cao, giải tỏa 2 cửa ngõ ùn tắc nhất TPHCM

Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 (TP Thủ Đức) và nâng cấp trục đường Trường Chinh – Cộng Hòa phía Tây Bắc của TPHCM được đề xuất làm đường trên cao quy mô 4 làn xe với kinh phí hơn 25.000 tỷ đồng. Hai dự án này nằm trong danh mục 88 công trình quan trọng vừa được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM trình UBND TP ban hành kế hoạch đầu tư. Danh mục này...

Phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm thanh niên công nhân

Thực hiện Đề án Đoàn kết, tập hợp Thanh niên công nhân (TNCN) và Lao động trẻ (LĐT), các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm, góp phần duy trì, phát triển chi đoàn, chi hội TNCN. Nâng cao đời sống tinh thần Để tạo sân chơi lành mạnh cho TNCN, Trung tâm Hỗ trợ TNCN và LĐT tỉnh đã thành lập các CLB thể dục thể thao thu...

Hội LHPN phường Phú Chánh (TP.Tân Uyên): Trao “Căn phòng yêu thương” cho nữ công nhân

Hội LHPN phường Phú Chánh vừa tổ chức trao “Căn phòng yêu thương” cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Hội LHPN phường Phú Chánh trao quà và bảng tượng trưng “Căn phòng yêu thương” cho chị Nguyễn Thị Huệ Theo đó, Hội LHPN phường đã vận động chủ cơ sở trọ Đặng Bảo Toàn ở khu phố Phú Thọ hỗ trợ giảm tiền thuê phòng 200.000 đồng/tháng cho chị Nguyễn Thị Huệ. Chương trình hỗ trợ trong...

Phát triển chăn nuôi trang trại, an toàn dịch bệnh

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các vật nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định như heo thịt, bò thịt, gia cầm... Đồng thời, ngành tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, kiểm soát an toàn dịch...

Cùng chuyên mục

Phát triển chăn nuôi trang trại, an toàn dịch bệnh

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các vật nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định như heo thịt, bò thịt, gia cầm... Đồng thời, ngành tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, kiểm soát an toàn dịch...

Gần 800 gian hàng tham dự Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2024

Chiều 5-7, Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) chủ trì tổ chức họp báo về Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương - BIFA WOOD VIETNAM 2024.  Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi họp báo Theo đó, hội chợ sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 11-8-2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo Bình Dương, với sự tham gia của gần 800 gian hàng đến...

Huyện Bắc Tân Uyên: Thành lập Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ Bách Hóa Nông Trại

(BDO) Ngày 5-7, tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) thương mại - dịch vụ Bách Hóa Nông Trại đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động HTX.  Ông Phạm Văn Bông phát biểu chúc mừng ra mắt HTX Thương mại - Dịch vụ Bách Hóa Nông Trại Dự lễ ra mắt có ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương. HTX Thương mại...

Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh

(BDO) Chiều 5-7, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông Kamada Toshitaka, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Makita Việt Nam.  Ông Võ Văn Minh (bên phải) tiếp ông Kamada Toshitaka Tại buổi tiếp, ông Kamada Toshitaka cho biết Makita Việt Nam được thành lập năm 2009 với tổng vốn đầu tư gần 85 tỷ đồng. Đến nay, Makita Việt Nam đã xây dựng mạng lưới phân phối bán...

Toàn ngành thuế thu ngân sách ước đạt 865.350 tỷ đồng

(BDO) Chiều 5-7, Tổng cục Thuế tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế 6 tháng cuối năm 2024.  Các đại biểu tham dự hội nghị tại Tổng cục Thuế Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu Cục Thuế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Công, Cục trưởng Cục thuế...

Xanh hóa để tìm đường cho xuất khẩu bền vững

(BDO) Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã hỗ trợ cho các ngành hàng, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã tham gia nhiều đợt xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển xu hướng xanh hóa, bắt nhịp với xu thế thị trường. Tìm kiếm cơ hội  Từ đầu năm đến nay tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu đã trở lại khi kim ngạch xuất khẩu tháng...

Chỉ số minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2021

Ngày 3-7, Bộ Tài chính cho biết, theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019. Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục...

Thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên: Nỗ lực xây dựng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại

 Sau khi được công nhận đô thị loại V vào năm 2019 đến năm 2021 xã Tân Bình tiếp tục được nâng tầm lên thị trấn. Trong quá trình phát triển, thị trấn Tân Bình đã nỗ lực không ngừng, xứng đáng là một trong những đơn vị đi đầu của huyện trên nhiều lĩnh vực.  Hệ thống giao thông thị trấn Tân Bình đã và đang tiếp tục được đầu tư. Trong ảnh: Tuyến đường Tân Bình 14 sau...

Tin tức sự kiện – Tetra Pak thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

​Điều này giúp Tetra Pak tiến gần hơn đến mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 trong các hoạt động của Công ty vào năm 2030, góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn của Công ty là hợp tác với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan để đạt phát thải khí nhà kính bằng 0 trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2050.Một cột mốc quan trọng khác là...

Đơn hàng tăng dần, doanh nghiệp nỗ lực sản xuất

Những tín hiệu tốt từ thị trường bắt đầu rõ nét hơn khi đơn hàng trở lại với rất nhiều doanh nghiệp (DN), song khó khăn vẫn còn hiện hữu khi DN buộc phải đáp ứng những quy định mới từ thị trường toàn cầu.  Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương tăng tốc sản xuất để kịp tiến độ giao hàng  Tín hiệu tích cực Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất