Powered by Techcity

Những điểm du lịch tâm linh ở Bình Dương

Chùa Châu Thới, chùa Hội Khánh hay chùa Tây Tạng thu hút du khách bởi kiến trúc, ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng.

Chùa Châu Thới

Hình thành từ năm 1681, chùa Châu Thới toạ lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An. Ban đầu, nơi đây chỉ là một thảo am do Thiền sư Khánh Long dựng lên. Trải qua hơn 300 năm, nơi này được xây dựng thành chùa Châu Thới. Ảnh: Simon Kulkov/Instagram

Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng gồm chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu và Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm. Vào mồng một, rằm, lễ Tết, chùa Châu Thới đón tiếp đông du khách từ khắp nơi đến thắp hương, cầu an cho gia đình. Ảnh: @phatminhle/Instagram

Chùa Hội Khánh

Vào thời Lê Hiển Tông, Chùa Hội Khánh được khai sơn. Đến năm 1868 vào thời vua Tự Đức, chùa bị phá hủy nặng nề do chiến tranh, hòa thượng Thích Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới. Chùa được trùng tu xây dựng và duy trì cho đến ngày nay tại số 35 Yersin, phường Phú Cường , TP Thủ Dầu Một.

Kiến trúc chùa được thiết kế gồm 4 phần: tiền điện, chánh điện, giảng đường có 92 cột gỗ quý. Cuối cùng là Đông lang và Tây lang bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương” – biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ miền Nam. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoài ra còn có Phật đài cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước Chùa. Tầng trệt là dãy nhà dài 64m, rộng 23m dùng làm trường Phật học, thư viện… Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Bức tượng này được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á”. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chùa Tây Tạng

Ngôi chùa tọa lạc tại TP Thủ Dầu Một được xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì. Vào thời điểm xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa theo hệ phái Mật Tông ở Tây Tạng.

Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Ở tầng thượng, chùa có năm điện thờ 5 vị Ngũ Trí Phật. Chỉ vào ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng chiêm bái. Ảnh: Quỳnh Trần

Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3m. Từ phần khung được làm bằng sắt, chất liệu làm tượng chủ yếu là tóc được thu nhận từ các Phật tử.

Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng Giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương. Ảnh: Quỳnh Trần

Chùa Bà Thiên Hậu

Ban đầu chùa tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu, chưa rõ năm xây dựng. Cho đến năm 1923, sau khi ngôi miếu đã bị hư hại do hỏa hoạn, bốn bang người Hoa tại đây chung sức tái tạo lại ngôi chùa nay nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Thủ Dầu Một.

Chùa bao gồm ba dãy nhà, giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, hai dãy nhà bên được xem như Đông lang, Tây lang. Trong sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến thắp hương. Chánh cung được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Ảnh: tamngu

Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch và hành hương. Ảnh: Thanh Vân

Chùa Ông Ngựa

Nơi đây còn được gọi là chùa Ông hay chùa Thanh An, toạ lạc tại đường Hùng Vương, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một. Chùa có kiến trúc hình chữ “Nhất”, gồm một dãy nhà, được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa chiền Huế. Phần lớn kết cấu của chánh điện đều bằng gỗ, sau này khi trùng tu thì được xây lại toàn bộ bằng bê tông cốt thép, lớp cửa gỗ của chánh điện cũng được làm lại mới hoàn toàn.

Chùa thờ phụng các vị thánh: Quan Vũ, Đức thánh Trần Hưng Đạo… Có thể nói, chùa Ông Ngựa là một ngôi chùa lớn nhất Bình Dương về việc thờ tụng 30 vị anh hùng lịch sử cận đại như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung… Ảnh: @tanhoan/Instagram

Tại đây có một bức tượng ngựa Xích Thố để trấn giữ, ai đi qua cổng cũng đều phải cúi đầu đi qua bụng Xích Thố để cầu bình an cho gia đạo.

Hàng năm, tại chùa đều có tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân. Trước đây, chùa chỉ cúng chay ngày vía Quan Thánh Đế Quân quy y nhà Phật (23/6 âm lịch) là cúng chay. Nhưng hiện nay, kể cả ngày vía sanh (13 tháng Giêng âm lịch) và ngày vía tử (13/5 âm lịch) đều được tổ chức cúng chay tại chùa. Ảnh: Bùi Thuỵ Đào Nguyên

Thanh Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 300 đội viên ưu tú tham gia tập huấn ban chỉ huy liên đội

(BDO) Sáng 23-11, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức lễ khai mạc lớp tập huấn ban chỉ huy liên đội và nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em cho cán bộ chỉ huy Đội và thiếu nhi nòng cốt tỉnh Bình Dương năm 2024. Tham gia lớp tập huấn có hơn 300 đội viên ưu tú là thành viên ban chỉ huy các liên đội trong toàn tỉnh Bình Dương. Hơn...

Huyện đoàn Bắc Tân Uyên: Phối hợp khánh thành “Tuyến đường xanh – sạch – đẹp – an ninh”

(BDO) Sáng 23-11, Huyện đoàn Bắc Tân Uyên phối hợp với Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức lễ khánh thành công trình “Tuyến đường xanh - sạch - đẹp - an ninh” tại tuyến đường Tân Định 76, ấp Vườn Ươm, xã Tân Định.  Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình Tại buổi lễ, đại diện Đoàn Thanh niên BIDV trao bảng tượng trưng công trình trị giá 100...

Tin tức sự kiện – Khai mạc Giải Judo Đông Nam bộ mở rộng năm…

Tham dự Lễ khai mạc có ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Các đội tham gia Giải Judo Đông Nam bộ mở rộng năm 2024​Giải Judo Đông Nam bộ mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 23 - 24/11/2024, với sự tham gia của 100 vận động viên (VĐV) của 08 đội: Trà Vinh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Quân đội; Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Cần...

UNESCO nâng mức bảo vệ cấp cao nhất cho 34 di sản văn hóa ở Liban

UNESCO đưa ra quyết định sau khi một số cuộc không kích của Israel nhắm vào các mục tiêu của lực lượng Hezbollah gần những di tích La Mã cổ đại vốn được công nhận là di sản thế giới. Di sản thế giới được UNESCO công nhận, nằm cách Beirut khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc. Trước tình hình xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc...

Sức sống mãnh liệt của Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong đời sống đương đại

Sau 15 năm được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Dân ca Quan họ Bắc Ninh không chỉ được bảo vệ toàn diện mà còn mang một sức sống mới, hòa vào nhịp thở của thời đại. Trong 15 năm qua (2009-2024) , tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca...

Cùng tác giả

Bình Dương thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh thu hút được 1,07 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Trong số này có 110 dự án đầu tư mới, 81 dự án điều chỉnh tăng vốn. Nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Bình Dương tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác, phát triển. Trong...

Nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bình Dương

Nghề gốm ở Bình Dương thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong việc làm nghệ thuật từ đất sét. “Săn tìm” nghệ thuật gốm Theo tài liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, làng nghề gốm tại địa phương này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có ba làng nghề sản xuất lâu đời tại Bình Dương, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh...

48 giờ ở Bình Dương

Bình Dương không chỉ có các khu công nghiệp mà còn là nơi có nhiều điểm tham quan, vui chơi đẹp ít người biết. Bình Dương là cửa ngõ TP HCM, đường đi thuận tiện, với thủ phủ là thành phố Thủ Dầu Một. Nơi đây là vùng đất chiến trường xưa với những địa danh lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, đặc biệt là chiến khu Đ, nổi tiếng với làng sơn mài Tương...

Bình Dương – Vùng đất của hội tụ và phát triển

Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành...

Nhiều điểm đến vui chơi, khám phá trên đất Thủ

Ở khu vực trung tâm TP. Thủ Dầu Một có khá nhiều điểm đến để người dân địa phương và du khách có thể ghé thăm, vừa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống, vừa khám phá thêm nhiều điều thú vị. Để cảm nhận thêm không khí sôi động về đêm trên đất Thủ - Bình Dương, chợ đêm - phố đi bộ Bạch Đằng (phường Phú Cường) là nơi không thể bỏ qua. Khu vực tô...

Cùng chuyên mục

Hòa Bình: Khai mạc Lễ hội Cá Tôm sông Đà năm 2024

Lễ hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp. Đại biểu tham quan gian hàng tại hội chợ hàng nông sản Hòa Bình. Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá Tôm sông Đà...

Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào

Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào 2024 thu hút 171 doanh nghiệp của 3 nước Lào-Việt Nam-Thái Lan tham gia, với tổng cộng 210 gian hàng và tổng giá trị hàng hóa khoảng 10 tỷ kíp. Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày và phân phối sản phẩm tỉnh Khammouane năm 2024. Từ ngày 13-17/11 tại tỉnh Khammouane thuộc Trung Lào đã diễn ra lễ hội ẩm thực, trưng bày và...

Phố cổ Chiang Mai tôn vinh truyền thống văn hóa từ các lễ hội ánh sáng

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong được tổ chức ở khắp các tỉnh, thành phố của Thái Lan, nhưng tỉnh Chiang Mai ở miền Bắc được xem là điểm đến mê hoặc nhất để chiêm ngưỡng sắc màu lung linh của ánh sáng. Nghi lễ thắp đèn “phang pateet” tượng trưng cho sự mở ra ánh sáng của sự sống. Loy Krathong là lễ hội hoa đăng có truyền thống từ ngàn xưa tại Vương quốc Chùa Vàng và là dịp...

Trà Vinh: Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ cúng trăng - lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu, sau đó là nghi thức thả hoa đăng, diễu hành quanh Ao Bà Om. Lễ cúng trăng theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sỹ tái hiện trên sân khấu. Tối 15/11, tại Khu Di tích Văn hóa-Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Những biển mây cuồn cuộn xuất hiện vào mỗi buổi sớm mai tại Cổng Trời, khu Pà Khôm đi Thung Mài, Thung Mặn. Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu...

Sơn La: Vẻ đẹp cao nguyên Mộc Châu mùa hồng chín và hoa khoe sắc

Vào mùa nào trong năm, du khách đến cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cũng đều được khám phá những nét đẹp mới lạ, lưu lại những phút giây tuyệt vời như mùa hồng chín và hoa khoe sắc. Du khách tham quan thung lũng hoa mận và chụp ảnh cùng các em thiếu nhi địa phương. Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La, là một huyện cao nguyên, có không khí trong lành, mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên...

Có nên đặt tour Tết sớm?

Một số du khách phân vân nên đặt tour và các dịch vụ du lịch dịp Tết từ bây giờ hay chờ đến gần ngày để có giá rẻ. Cả gia đình tôi (6 người) dự định bay từ Hà Nội vào TP HCM thăm họ hàng rồi sau đó đi nghỉ ở Phú Quốc. Tôi đã xem các dịch vụ lẻ như vé máy bay, phòng nghỉ, đi lại ăn ở và đang phân vân nên đặt thế nào...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Du khách đi thuyền tham quan vùng trồng bầu của Khu du lịch Trần Bá Chuốt, huyện Lai Vung. Mô hình làm du lịch nông nghiệp này giúp nông dân Đồng Tháp cải thiện thu nhập, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp....

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Du khách dạo chơi bên Hồ Gươm (Hà Nội). Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công...

Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo: Tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân

Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” tại Bình Phước tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc Lễ hội 'Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo. Ngày 9/11, Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” đã khai mạc tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất