Powered by Techcity

Tiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

(Bqp.vn) – “Chiến thắng Bình Giã mãi là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 60 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã vẫn còn vang vọng, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – Đó là khẳng định của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức ngày 22/11, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Giá trị lịch sử của Chiến thắng Bình Giã

Cách đây 60 năm, thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền xây dựng hoạch mùa khô 1964 – 1965, tập trung phần lớn lực lượng chủ lực Miền phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở Chiến dịch Bình Giã. Đây là lần đầu tiên, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tổ chức cuộc tiến công dài ngày, trên một địa bàn tương đối rộng.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đầu năm 1964, trên chiến trường miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị cùng với hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang địa phương đã làm thất bại cơ bản chính sách “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn càng thêm sâu sắc; kế hoạch Xtalây-Taylo phá sản hoàn toàn. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, hòng cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Ngay từ khi triển khai Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, Mỹ đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng cách mạng miền Nam và sự đánh trả quyết liệt của quân, dân miền Bắc, khiến tình hình chính trị, quân sự của chính quyền Sài Gòn ngày càng rơi vào bị động, rối loạn, buộc đối phương phải tìm kiếm chiến lược thay thế. Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1963), trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn chiến trường, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương “trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”.

Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, làm tăng sự khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn nội bộ địch, lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chiến dịch. Đây là lần đầu tiên, Bộ Chỉ huy Miền tập trung một lực lượng tương đối lớn mở chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng. Qua 2 đợt chiến đấu, từ 02/12/1964 đến ngày 03/01/1965, Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận lớn sinh lực địch; phá hủy và thu nhiều vũ khí, phương tiện, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các căn cứ Nam Bắc đường số 2, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng bằng đường biển, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của chủ lực Quân giải phóng, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải gấp rút thay đổi chiến lược chiến tranh.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện thân mật với nhân chứng lịch sử và các đại biểu tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai nhấn mạnh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã không chỉ khẳng định đường lối quân sự đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, ý chí, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân Việt Nam, mà còn thể hiện bước phát triển của nghệ thuật tiến hành chiến dịch tiến công. Đánh giá về giá trị của Chiến dịch Bình Giã, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (25 – 27/3/1965) khẳng định: “Sau chiến thắng ấp Bắc của ta, đế quốc Mỹ bắt đầu thấy rằng chúng khó thắng được ta; sau chiến thắng Bình Giã của ta, chúng thấy rằng chúng có thể bị thất bại. Trong hàng ngũ quân đội đánh thuê và chính quyền tay sai, ngay trong đám cán bộ cao cấp, tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng”.

Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu sự phát triển trong tư duy chỉ đạo và điều hành chiến tranh cách mạng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam; khẳng định vai trò của đấu tranh quân sự, vị trí của lực lượng vũ trang. Chiến thắng Bình Giã góp phần đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thành công của chiến dịch là đã vận dụng sáng tạo cách “đánh điểm, diệt viện”, chọn điểm khơi ngòi chính xác, tạo thế, tạo thời cơ và tổ chức, sử dụng lực lượng thích hợp để đánh thắng những trận then chốt, để lại những kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau.

Quang cảnh hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân giải phóng quân miền Nam Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, sự điều hành nhạy bén, linh hoạt của Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền; thể hiện tinh thần nỗ lực của lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên địa bàn chiến dịch; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng chiến đấu, bảo đảm và phục vụ chiến đấu.

Bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

60 năm đã trôi qua, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới biến động, đầy phức tạp hiện nay, Chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công; về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm,…


Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu).

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương đấu tranh quân sự, chính trị vào điều kiện cụ thể trên chiến trường, mở đầu giai đoạn mới của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tiếp tục đánh bại những nỗ lực chiến tranh xâm lược của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi to lớn. Cùng với đó, Chiến dịch Bình Giã cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức, chỉ huy chiến đấu và sử dụng lực lượng. Việc xây dựng lực lượng Quân Giải phóng miền Nam chính quy kết hợp với lực lượng tại chỗ đã tạo nên sức mạnh to lớn; trong khi đó, thực hiện đoàn kết quân – dân là nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi giòn giã trước lực lượng địch có quân số đông, trang bị hiện đại. Sự kiên cường, dũng cảm và lòng kiên định của bộ đội và nhân dân trong chiến dịch đã trở thành biểu tượng và động lực cho các thế hệ mai sau.

Trong Chiến dịch Bình Giã năm xưa, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiên cường lãnh đạo quân và dân Bà Rịa luôn sát cánh, tích cực phục vụ chiến đấu, dẫn đường, tiếp lương, tải đạn, đảm bảo hậu cần, vận chuyển thương binh; anh dũng chiến đấu, kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực cùng quân, dân các địa phương lân cận, tiến công các vị trí được giao, bao vây, bức hàng, bức rút đồn địch, giải phóng ấp xã, giành quyền làm chủ. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang và nhân dân Bà Rịa anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu xương, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi chung của chiến dịch. Chiến thắng Bình Giã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc kiến thiết và đổi mới đất nước; phải xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh nhà từ thực trạng hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu và điều kiện sống hết sức khó khăn. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra sức thi đua, nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, phấn đấu xây dựng và phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Với sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng, thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các nhân chứng lịch sử tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 1.178 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 49,7 tỷ USD; trong đó, có 482 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư hơn 33,4 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh luôn giữ vững đà tăng trưởng; trong 9 tháng năm 2024, GRDP tăng trưởng 11,47%, là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước; dự kiến quy mô kinh tế năm 2024 đạt 17,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 10,52%. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực  Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ; giúp Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể hóa quan điểm của Đảng về việc luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, phát huy tối đa sức mạnh “nội lực”, khai thác hiệu quả sức mạnh “ngoại lực” nhằm đạt các mục tiêu, khát vọng lớn, nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân là mục đích cuối cùng của sự phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả; các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ theo hướng sâu sắc, thiết thực. Hệ thống chính trị tỉnh được củng cố ngày càng vững mạnh, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao. Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh khẳng định, năm tháng sẽ trôi qua, nhưng địa danh Bình Giã gắn liền với Chiến dịch Bình Giã sẽ đi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hôm nay và mãi về sau.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Tổng Tham mưu), những kinh nghiệm và bài học đúc rút từ Chiến thắng Bình Giã cần được nghiên cứu và vận dụng trong bối cảnh mới để xây dựng lực lượng Quân đội hiện đại, tinh nhuệ, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Bình Giã đã, đang và sẽ luôn là một nguồn động lực tinh thần to lớn cho thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Để xứng đáng với công lao của cha anh, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, đoàn kết dân tộc, sáng tạo và kiên cường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên những chiến công mới trong thời đại hòa bình và phát triển hiện nay.

Nguyễn Bằng

Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/tiep-tuc-lam-sau-sac-hon-gia-tri-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-chien-thang-binh-gia

Cùng chủ đề

Thí điểm giao chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp: Nâng cao vai trò, trách nhiệm chủ đầu tư

Thí điểm giao chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp: Nâng cao vai trò, trách nhiệm chủ đầu tư Trong 11 tháng đầu năm 2024, dù còn đối mặt nhiều khó khăn, việc triển khai các chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp tại Bình Định đã đạt những kết quả tích cực. Phóng viên Báo Bình Định đã có cuộc trao đổi với...

Lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngày 27.11, tại Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc thuộc Di tích Huyện đường Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn), huyện Tây Sơn trang trọng tổ chức lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là năm đầu tiên UBND...

Đoàn công tác tỉnh Bình Định tham quan và làm việc tại Nhà máy VinFast Hải Phòng

Đoàn công tác tỉnh Bình Định tham quan nghiên cứu Nhà máy VinFast tại Hải PhòngCông ty Cổ phần Sản xuất và kinh doanh VinFast được thành lập vào năm 2017, hiện là hãng xe điện bán chạy nhất Việt Nam và xếp thứ 28 trên thế giới. Các sản phẩm xe điện VinFast đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế như Mỹ, Indonesia, Philippines, và nhiều quốc gia khác. Được biết, VinFast là công ty...

Công bố thành lập thị trấn Cát Khánh tại Bình Định

Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao quyết định thành lập thị trấn Cát Khánh. Ảnh: Phương Thảo Theo Nghị quyết số 1257/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, xã Cát Khánh trở thành là thị trấn Cát Khánh (huyện Phù Cát) từ ngày 1.12.2024. Thị trấn Cát Khánh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 30,74km2...

Thành ủy Quy Nhơn kết nạp đảng viên mới đạt 102,7%

Chiều 26.11, Thành ủy Quy Nhơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển đảng viên năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp công tác bồi dưỡng, tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới. Kết quả, Đảng bộ thành phố...

Cùng tác giả

Thí điểm giao chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp: Nâng cao vai trò, trách nhiệm chủ đầu tư

Thí điểm giao chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp: Nâng cao vai trò, trách nhiệm chủ đầu tư Trong 11 tháng đầu năm 2024, dù còn đối mặt nhiều khó khăn, việc triển khai các chỉ tiêu đầu tư phát triển cụm công nghiệp tại Bình Định đã đạt những kết quả tích cực. Phóng viên Báo Bình Định đã có cuộc trao đổi với...

Lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Ngày 27.11, tại Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc thuộc Di tích Huyện đường Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn), huyện Tây Sơn trang trọng tổ chức lễ giỗ 95 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là năm đầu tiên UBND...

Đoàn công tác tỉnh Bình Định tham quan và làm việc tại Nhà máy VinFast Hải Phòng

Đoàn công tác tỉnh Bình Định tham quan nghiên cứu Nhà máy VinFast tại Hải PhòngCông ty Cổ phần Sản xuất và kinh doanh VinFast được thành lập vào năm 2017, hiện là hãng xe điện bán chạy nhất Việt Nam và xếp thứ 28 trên thế giới. Các sản phẩm xe điện VinFast đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế như Mỹ, Indonesia, Philippines, và nhiều quốc gia khác. Được biết, VinFast là công ty...

Công bố thành lập thị trấn Cát Khánh tại Bình Định

Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao quyết định thành lập thị trấn Cát Khánh. Ảnh: Phương Thảo Theo Nghị quyết số 1257/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, xã Cát Khánh trở thành là thị trấn Cát Khánh (huyện Phù Cát) từ ngày 1.12.2024. Thị trấn Cát Khánh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 30,74km2...

Thành ủy Quy Nhơn kết nạp đảng viên mới đạt 102,7%

Chiều 26.11, Thành ủy Quy Nhơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển đảng viên năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp công tác bồi dưỡng, tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới. Kết quả, Đảng bộ thành phố...

Cùng chuyên mục

Công bố thành lập thị trấn Cát Khánh tại Bình Định

Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao quyết định thành lập thị trấn Cát Khánh. Ảnh: Phương Thảo Theo Nghị quyết số 1257/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, xã Cát Khánh trở thành là thị trấn Cát Khánh (huyện Phù Cát) từ ngày 1.12.2024. Thị trấn Cát Khánh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 30,74km2...

Thành ủy Quy Nhơn kết nạp đảng viên mới đạt 102,7%

Chiều 26.11, Thành ủy Quy Nhơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển đảng viên năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp công tác bồi dưỡng, tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới. Kết quả, Đảng bộ thành phố...

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các tập đoàn, tổng công ty trong ngành Công Thương; các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...

Nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế

Thời gian qua, tổ chức Ðoàn các cấp đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả giúp ÐVTN phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều thanh niên có thêm động lực vượt khó, vươn lên xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương. Hỗ trợ trên nhiều phương diện Năm 2024, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam...

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Công bố Nghị quyết về thành lập thị trấn Cát Khánh

(BĐ) - Sáng 26.11, UBND huyện Phù Cát tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1257/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Cát Khánh.   Đại biểu tham dự Lễ công bố Nghị quyết số 1257/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Cát Khánh. Ảnh: N.M. Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Cát Khánh trở thành thị trấn

Sáng nay (26.11), UBND huyện Phù Cát long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập thị trấn Cát Khánh. Trong rực rỡ cờ hoa và háo hức của lòng người, mảnh đất phía Đông Bắc huyện Phù Cát đã đánh dấu một bước ngoặt mới trên hành trình phát triển. Một chặng dài vươn mình Xã Cát Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Phù Cát với...

Bình Định tăng cường giải ngân vốn đầu tư công

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh, đến ngày 10/11/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý là 6.254,9 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 79,52%; so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tỷ lệ giải ngân đạt 69,95% kế hoạch vốn, cao hơn mức bình quân cả nước (47,43%). Phần kế hoạch vốn còn lại chưa giải ngân là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất