Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Thanh – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, đã báo cáo kết quả rà soát, cập nhật danh sách các xã và danh sách địa bàn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lớp tập huấn, thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin được cung cấp, phối hợp với Chi cục Thống kê làm giám sát viên cấp huyện, lập bảng kê hộ. Người được cử thực hiện nhiệm vụ này phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Chi Cục Thống kê tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với Cục Thống Kê tổ chức Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định được tiến hành tại 6 huyện, trong đó có 28 xã thu thập thông tin Phiếu xã; 94 địa bàn mẫu lập danh sách với tổng số là 8.939 hộ, chọn mẫu điều tra thu thập thông tin Phiếu hộ là 2.970.
Tính đến ngày 12/7/2024, toàn tỉnh đã thu thập thông tin trên 94 địa bàn, hoàn thành 1.246 hộ/2.970 hộ mẫu, đạt 42%. Phiếu xã 1/28, đạt 3,6% (UBND xã đang chuẩn bị nguồn dữ liệu để cung cấp cho điều tra viên, dự kiến hoàn thành trong tháng 7 năm 2024).
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giám sát viên cấp tỉnh, huyện đã trực tiếp đến địa bàn cùng với điều tra viên ngay từ những ngày đầu điều tra, nhằm ngăn ngừa, phát hiện những sai phạm, những lỗi hệ thống và hỗ trợ kịp thời những vướng mắc trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã phối hợp chặc chẽ với Cục thống kê tỉnh và các sở, ban, ngành liên kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện công tác thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Đại diện cho Cục Thống kê tỉnh Bình Định, ông Đỗ Minh Dưỡng – Phó Cục trưởng Cục thống kê tỉnh, cho biết: Đến thời điểm hiện tại, việc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh cơ bản thuận lợi và đã được những kết quả theo đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, trong việc lấy số liệu ở các thôn, xã còn nhiều khó khăn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, công tác tiếp cận người dân cũng còn trở ngại…
“Trong thời gian tới, Cục thống kế sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra điều chỉnh các nội dung để làm sao bộ dữ liệu đạt được kết quả tốt nhất trong công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch dự kiến đến ngày 15/8 sẽ hoàn thành các bộ chỉ số dữ liệu”, ông Dưỡng cho biết thêm.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nêu ra một số khó khăn trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 như: Phát sinh những vấn đề về nghiệp vụ phiếu điều tra; Chương trình điều tra CAPI còn phải cập nhật nhiều lần; Định vị GPS nhiều khi không lấy được…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đánh giá cao những kết quả đạt được của Ban Dân tộc tỉnh Bình Định và các đơn vị liên quan về kết quả việc phối hợp điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm ghi nhận những khó khăn của các đơn vị trong quá trình làm việc và sẽ đề xuất và cùng với các cấp lãnh đạo nghiên cứu để tháo gỡ.
Theo Thứ Trưởng, Phó Chủ nhiệm, số liệu là chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương cũng như các địa phương vùng đồng bào DTTS có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025. Đánh giá 5 năm triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030; kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 cũng như kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2025, chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2026 – 2030; làm cơ sở để các cấp uỷ, tổ chức đảng chuẩn bị báo cáo và các văn kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
“Vì vậy, số liệu thống kê phải chính xác mới dẫn đến ban hành điều lệ đầy đủ và những điều lệ không cần thiết. Chính sách ban hành dựa trên cơ sở số liệu thu thập được. Mỗi vùng đồng bào DTTS đều có văn hóa và đặc thù riêng, nên ngoài các số liệu của Trung ương đề ra thì phải có những số liệu, đánh giá, phù hợp liên quan đến các đặc điểm của vùng đồng bào DTTS tại địa phương. Qua đó, giúp bà con DTTS vươn lên thoát nghèo hòa nhập với cộng đồng. Tôi đề nghị Ban Dân tộc với Cục thống kê và các sở, ban, ngành tại địa phương phối hợp tốt tốt hơn nữa để làm sao số liệu điều tra của 53 DTTS nhanh chóng và chính xác để trình lên Chính phủ ban hành các chính sách mới cho phù hợp trong thời gian tới”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông nhấn mạnh.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024