Powered by Techcity

Thánh địa Mỹ Sơn – một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.

Kỳ quan nhân loại

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo… Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Viết trong sổ lưu niệm tại khu di tích Mỹ Sơn, ngài Ram Nath Kovind chia sẻ: “Đây là trung tâm hàng đầu về văn hóa Chămpa, người dân nước tôi đến đây rất nhiều. Tôi cảm ơn vì người dân Quảng Nam đã quý mến nhóm chuyên gia đất nước chúng tôi đang làm việc ở đó. Cảm ơn những người Quảng Nam đã giữ gìn Mỹ Sơn phát triển đến ngày hôm nay”.

Kazik- người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên rằng “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ – thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại”.

Sự bừng cháy của một nền văn minh Chămpa rực rỡ

Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn được chọn làm – trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa.

Tại Mỹ Sơn, vua Bhadravaman đã xây dựng đền thờ, hành lễ, thờ tự. Nơi xác nhận với thần linh về sự trị vì của các đời vua Chămpa. Nơi đền tháp được dựng lên để tưởng nhớ những chiến thắng và những cuộc chinh phục vĩ đại, đồng thời cũng là nơi các vị vua sau khi chết, linh hồn họ được quy tụ với các bật thánh thần của đạo Hindu, đặc biệt là thần Shiva (đấng toàn năng), được coi là người sáng lập ra vương quốc Chămpa.

Đương thời, tín ngưỡng thần Shiva – đấng sáng tạo và hủy diệt của Ấn Độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Ngôi đền đầu tiên được dựng bằng gỗ, thờ thần – vua Bhadresvara là sự kết hợp theo dạng này (kết hợp tên thần Isvara – tức Siva – với tên vua Bhadravarman) thần được thờ dưới dạng biểu tượng bộ sinh thực khí. Bộ linga thờ này là biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền ở Đông Nam Á.

Con đường hải thương giữa Chămpa với các quốc gia cổ trung đại trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa.

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Thánh địa Mỹ Sơn, một kỳ quan của nhân loại.

Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ Sơn. Các vua sau đó chỉ cúng của cải và đồ tể tự. Vua Harivarman V và Giaya Indravarman III có xây thêm những đền tháp nhỏ ở Mỹ Sơn. Đến năm 1149, Giaya Harivarman I lên ngôi lập kinh đô mới ở ViJaya (Đồ Bàn, Bình Định) nhưng cũng cho tu bổ các thánh đường và dựng hai ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn. Vị vua tiếp nối Indravarman IV không xây dựng nhiều nhưng dâng vàng bạc trang điểm dát lên mái các đền tháp. Số lượng kim loại quý đã sử dụng lên tới 1.470 kg.

Năm 1234 đức vua Sri Jaya Paramesvaravaman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Kể từ đó, những tài liệu về sau Mỹ Sơn không thấy được nhắc đến. Từ Simhapura, hay cảng biển Đại Chiêm sầm uất, nhiều mặt hàng như vàng, trầm hương, ngà voi, hồ tiêu… những sản vật quý được trao đổi tạo nên con đường thông thương giữa Chămpa với bên ngoài, giữa miền ngược và miền xuôi. Những hoạt động này đã mang lại sự giàu có cho các vương triều Chăm xây dựng kinh thành và thánh đô Mỹ Sơn, đồng thời nơi giao thoa và tiếp biến những nền văn hóa khác nhau làm giàu tinh hoa dân tộc.

Di sản Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị đến hôm nay.

Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ đã kí kết Biên bản ghi nhớ về “Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa thế giới khu di tích Mỹ Sơn”. Theo đó, Ấn Độ tài trợ cho việc bảo tồn và tôn tạo các nhóm tháp tại Mỹ Sơn với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu USD. Những năm qua, nhờ thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn di sản gắn với hợp tác quốc tế sâu rộng, đã góp phần để Mỹ Sơn tồn tại và phát huy các giá trị tốt đẹp như ngày nay.

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó giám đốc Ban quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn cho biết, sau 5 năm (2017- 2021) thực hiện Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn đạt được những kết quả nhất định. Dự án đã hoàn thành trùng tu tháp K, khu H; lối tham quan và trưng bày hiện vật tại chỗ cũng đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch trong năm 2018, 2019. Các công trình thuộc khu A như tháp A8, A10, A11, tường bao, hệ thống thoát đã hoàn thành. Trong đó đáng chú ý là tái phát hiện và sắp xếp hoàn chỉnh đài thờ Mỹ Sơn A10 với Linga – Yoni liền khối lớn nhất trong điêu khắc kiến trúc Chămpa; hoàn thành 70% công việc trùng tu đền A1. Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Thánh địa Mỹ Sơn - một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam
Các chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trung tu, bảo tồn, tôn tạo thánh địa Mỹ Sơn.

Dự án có trang trí các hoạ tiết và hoa văn tiêu biểu thuộc phong cách Đông Dương và là đài thờ nguyên vẹn hiếm hoi còn nguyên vị trong không gian thờ tự Shiva giáo qua biểu tượng ling-yoni, có niên đại khá sớm thế kỷ IX – X. Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đã lập hồ sơ Đài thờ A10 đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Bảo vật Quốc gia trong thời gian tới.

Về kỹ thuật tu bổ, các chuyên gia Ấn Độ vẫn sử dụng phương pháp mài nhẵn bề mặt gạch và dùng dầu rái làm chất kết dính. Đây là phương pháp các chuyên gia Italia đã sử dụng để tu bổ nhóm tháp G theo Chương trình hợp tác 3 bên Chính phủ Italia – Việt Nam – UNESCO.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/thanh-dia-my-son-mot-khong-gian-van-hoa-an-do-o-viet-nam-160915.html

Cùng chủ đề

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây bắc là tòa thành đá đồ sộ, còn khá nguyên vẹn có diện tích gần 1 km2 thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến ngày nay. Được xây dựng vào năm 1397, trải qua 600 năm trường tồn cùng lịch sử dân tộc, Thành nhà Hồ là sản phẩm của thiên tài sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa,...

Ngành Xây dựng triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh hội nghịHội nghị đánh giá, năm 2024, các nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu của ngành Xây dựng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác tham mưu đề xuất phù hợp, hợp lý, hiệu quả, bám sát thực tiễn; công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương xử lý, giải quyết công việc kịp thời; công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh được triển...

Xin chủ trương lập hồ sơ xếp hạng quốc gia di tích Trường Lũy Bình Định

Xin chủ trương lập hồ sơ xếp hạng quốc gia di tích Trường Lũy Bình Định (BĐ) - Sở VH&TT vừa có tờ trình gửi Bộ VH-TT&DL để xin chủ trương lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy Bình Định (ở TX Hoài Nhơn và huyện An Lão). Di tích Trường Lũy Bình Định đoạn qua xã Hoài Sơn, TX Hoài...

Vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện”: Câu chuyện xúc động ngợi ca lòng yêu nước

Vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện”: Câu chuyện xúc động ngợi ca lòng yêu nước Vở ca kịch bài chòi Dòng sông kể chuyện được Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh) dàn dựng mới và diễn tổng duyệt vào cuối tuần trước. Vở diễn ngợi ca những tấm gương anh hùng liệt sĩ, lòng yêu nước của...

Phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sau hơn 3 năm triển khai, tỉnh Bình Ðịnh đã phát huy tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025) trên nhiều lĩnh vực, nâng cao đời sống của người dân. Phóng viên Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Ðinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân...

Cùng tác giả

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây bắc là tòa thành đá đồ sộ, còn khá nguyên vẹn có diện tích gần 1 km2 thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến ngày nay. Được xây dựng vào năm 1397, trải qua 600 năm trường tồn cùng lịch sử dân tộc, Thành nhà Hồ là sản phẩm của thiên tài sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa,...

Ngành Xây dựng triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh hội nghịHội nghị đánh giá, năm 2024, các nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu của ngành Xây dựng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác tham mưu đề xuất phù hợp, hợp lý, hiệu quả, bám sát thực tiễn; công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương xử lý, giải quyết công việc kịp thời; công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh được triển...

Xin chủ trương lập hồ sơ xếp hạng quốc gia di tích Trường Lũy Bình Định

Xin chủ trương lập hồ sơ xếp hạng quốc gia di tích Trường Lũy Bình Định (BĐ) - Sở VH&TT vừa có tờ trình gửi Bộ VH-TT&DL để xin chủ trương lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy Bình Định (ở TX Hoài Nhơn và huyện An Lão). Di tích Trường Lũy Bình Định đoạn qua xã Hoài Sơn, TX Hoài...

Vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện”: Câu chuyện xúc động ngợi ca lòng yêu nước

Vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện”: Câu chuyện xúc động ngợi ca lòng yêu nước Vở ca kịch bài chòi Dòng sông kể chuyện được Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh) dàn dựng mới và diễn tổng duyệt vào cuối tuần trước. Vở diễn ngợi ca những tấm gương anh hùng liệt sĩ, lòng yêu nước của...

Phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sau hơn 3 năm triển khai, tỉnh Bình Ðịnh đã phát huy tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025) trên nhiều lĩnh vực, nâng cao đời sống của người dân. Phóng viên Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Ðinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân...

Cùng chuyên mục

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây bắc là tòa thành đá đồ sộ, còn khá nguyên vẹn có diện tích gần 1 km2 thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến ngày nay. Được xây dựng vào năm 1397, trải qua 600 năm trường tồn cùng lịch sử dân tộc, Thành nhà Hồ là sản phẩm của thiên tài sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa,...

Phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sau hơn 3 năm triển khai, tỉnh Bình Ðịnh đã phát huy tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025) trên nhiều lĩnh vực, nâng cao đời sống của người dân. Phóng viên Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Ðinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Bộ CHQS tỉnh gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí

(BĐ) - Chiều 9.1, Bộ CHQS tỉnh tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, địa phương đứng chân trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài PT-TH Bình Định, Báo Bình Định, Hội Nhà báo tỉnh, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung...

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể Nghề chằm nón ngựa Phú Gia

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2024, tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, sự kiện đón nhận bằng công nhận Nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại qua hàng thế...

Hội Nhà báo tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

(BĐ) - Sáng 9.1, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.   Quang cảnh hội nghị. Ảnh: N.H Năm 2024, Hội đã có nhiều đổi mới trong hoạt động; chú trọng công tác tập hợp, đoàn kết hội viên; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên; tăng cường công tác giáo...

Hoa hậu Ý Nhi nối dài dự án nhân ái “Heart To Head” khắp các tỉnh vùng sâu xa

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Trong vòng một tháng qua, hành trình nhân ái của Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi cùng dự án “Heart To Head” của cô liên tục được nối dài khi đến với hơn 10 điểm trường thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước, trao tặng hàng ngàn cuốn sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tháng 12, Ý Nhi khởi động dự án “Heart To Head” bằng chuyến đi Quảng Nam, mang tri thức...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Kiến trúc chiếc lá độc lạ, huyền ảo bên bờ sông Kôn trong đêm

TPO – Trời về đêm, bên bờ sông Kôn bừng sáng hình ảnh những chiếc lá trên công trình đập dâng Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. 09/01/2025 | 05:30 Bình Định: TPO – Trời về đêm, bên bờ sông Kôn bừng sáng hình ảnh những chiếc lá trên công trình đập...

Phát Đạt lên tiếng việc nhiều lãnh đạo bán cổ phiếu, khẳng định phục vụ nhu cầu cá nhân

Dự án khu đô thị Bắc Hà Thanh do Phát Đạt phát triển tại Bình Định – Ảnh: P.Đ. Ngày 8-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) cho biết việc một số lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu ESOP (cổ phiếu cho người lao động doanh nghiệp – PV) là giao dịch bình thường, phục vụ cho các nhu cầu cá nhân. Theo doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất