Powered by Techcity

Tạo động lực phát triển

Nghị quyết xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Từ lâu, Nhơn Hải được biết đến là vùng biển gần trung tâm đẹp nhất nhì của Bình Định. Từ cảnh quan, hệ sinh thái biển, con người và ẩm thực đều gây bao thương nhớ cho du khách.
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển. (Nguồn: TTXVN)

Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Khoản 3 Điều 9 Nội quy Kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản về việc đăng tải nội dung Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 vấn đề trọng tâm

Theo đó, ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Nghị quyết đã xác định phạm vi quy hoạch; đề ra các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá; xây dựng định hướng bố trí sử dụng không gian và phân vùng sử dụng cho từng khu vực. Đồng thời, Nghị quyết đề ra các giải pháp và nguồn lực để thực hiện quy hoạch cũng như Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quan điểm chung, Nghị quyết đã xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở, dẫn dắt; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia; thống nhất với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, góp phần hình thành, phát triển các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo nhiều sinh kế hiệu quả cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa biển, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Trên cơ sở đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ phân bổ, sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích và giảm thiểu các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian biển tại từng khu vực cụ thể.

Để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển mà Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển mới. Nghị quyết cũng đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển.

Cụ thể, trọng tâm thứ nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó xây dựng các tiêu chí, quy chế xử lý những vấn đề phát sinh đối với những vùng chồng lấn, mâu thuẫn sử dụng trong khai thác, sử dụng không gian biển; hoàn thiện các chính sách phát triển năng lượng sạch, tái tạo và kinh tế biển mới; ban hành hướng dẫn, quy định triển khai phân vùng sử dụng không gian biển cấp địa phương.

Trọng tâm thứ hai là xây dựng hạ tầng biển; trong đó chú trọng những lĩnh vực trọng điểm như cảng biển và giao thông kết nối cảng biển với nội địa, thông tin liên lạc biển, hạ tầng kinh tế số…

Trọng tâm thứ ba là xây dựng các thiết chế văn hóa biển, đảo; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa biển, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của cư dân vùng biển, đảo; tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Trọng tâm thứ tư là kiểm soát và quản lý các nguồn thải và giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái để tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ biển.

Trọng tâm thứ năm là đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; tăng cường đào tạo nhân lực biển và nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ những ngành kinh tế biển mới.

Bốn khâu đột phá

Một là, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics gắn với phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển, kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo đa mục tiêu, lưỡng dụng, đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự cố môi trường biển.

Hai là, phát triển du lịch biển, đảo bền vững, có trách nhiệm, sáng tạo gắn với phát triển đô thị đảo xanh, thông minh.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, ưu tiên phát triển nuôi biển và đánh bắt xa bờ, gắn với bảo tồn biển và văn hóa biển.

Bốn là, phát triển nhanh và bền vững các loại năng lượng sạch, xanh từ biển, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và phát triển ngành dầu khí, khoáng sản rắn, vật liệu xây dựng ở đáy biển.

7 giải pháp cho từng lĩnh vực

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Quy hoạch, Nghị quyết cũng đề ra các giải pháp cho từng lĩnh vực.

Cụ thể, về cơ chế, chính sách quản lý không gian biển: rà soát các quy định pháp luật và các quy hoạch có liên quan để đảm bảo đồng bộ; xây dựng bộ tiêu chí, chính sách phát triển quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Về khoa học, công nghệ và môi trường: phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ biển; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và giải pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.

Về huy động vốn đầu tư: khuyến khích các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các ngành kinh tế biển, đồng thời tiếp tục cải thiện, nâng cao hơn nữa môi trường đầu tư.

Về phát triển nguồn nhân lực: phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyên môn sâu về biển và đại dương.

Về giám sát thực hiện quy hoạch: đẩy mạnh việc giám sát và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng, khai thác trái quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc làm suy thoái tài nguyên.

Về hợp tác quốc tế: thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như điều tra cơ bản, phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; cứu hộ cứu nạn; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ môi trường…; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết phân định ranh giới trên biển, tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế về biển.

Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về quy hoạch không gian biển.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng đưa ra lộ trình cơ bản để triển khai các dự án quan trọng quốc gia trong giai đoạn tới. Việc triển khai các dự án này phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư công, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết là bước quan trọng, cung cấp cơ sở pháp lý và định hướng chỉ đạo cho việc triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong thời gian tới. Nghị quyết trên là cơ sở, căn cứ để lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập, điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan một cách phù hợp theo quy định của Luật Quy hoạch.

Nguồn: https://baoquocte.vn/nghi-quyet-ve-quy-hoach-khong-gian-bien-quoc-gia-tao-dong-luc-phat-trien-279448.html

Cùng chủ đề

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Bình Định

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Ðịnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam. Ðể hiện thực hóa mục tiêu của quy hoạch, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho các dự án động lực,...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Cần quy định rõ về tàu bay không người lái để quản lý và khai thác hiệu quả phương tiện hiện đại

Bảo vệ thế trận phòng không hài hòa với phục vụ yêu cầu cuộc sống Chiều 19/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng không nhân dân. Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng không nhân dân với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các...

Cùng tác giả

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Cát Khánh trở thành thị trấn

Sáng nay (26.11), UBND huyện Phù Cát long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập thị trấn Cát Khánh. Trong rực rỡ cờ hoa và háo hức của lòng người, mảnh đất phía Đông Bắc huyện Phù Cát đã đánh dấu một bước ngoặt mới trên hành trình phát triển. Một chặng dài vươn mình Xã Cát Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Phù Cát với...

Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Kính ngưỡng bậc túc nho yêu nước

Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Kính ngưỡng bậc túc nho yêu nước Vào ngày 27.10 âm lịch hằng năm (năm nay nhằm ngày 27.11), tại Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc (Di tích Huyện đường Bình Khê, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ giỗ nhằm bày...

Bình Định tăng cường giải ngân vốn đầu tư công

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh, đến ngày 10/11/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý là 6.254,9 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 79,52%; so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tỷ lệ giải ngân đạt 69,95% kế hoạch vốn, cao hơn mức bình quân cả nước (47,43%). Phần kế hoạch vốn còn lại chưa giải ngân là...

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Trời chuyển rét. Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa...

Cùng chuyên mục

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Cát Khánh trở thành thị trấn

Sáng nay (26.11), UBND huyện Phù Cát long trọng tổ chức Lễ công bố thành lập thị trấn Cát Khánh. Trong rực rỡ cờ hoa và háo hức của lòng người, mảnh đất phía Đông Bắc huyện Phù Cát đã đánh dấu một bước ngoặt mới trên hành trình phát triển. Một chặng dài vươn mình Xã Cát Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Phù Cát với...

Bình Định tăng cường giải ngân vốn đầu tư công

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh, đến ngày 10/11/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh quản lý là 6.254,9 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 79,52%; so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tỷ lệ giải ngân đạt 69,95% kế hoạch vốn, cao hơn mức bình quân cả nước (47,43%). Phần kế hoạch vốn còn lại chưa giải ngân là...

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Trời chuyển rét. Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa...

Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Doanh thu và lợi nhuận mục tiêu đều được điều chỉnh xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức năm 2024 vẫn được giữ nguyên ở mức 18%. Phần lớn cổ phần của cảng đang thuộc sở hữu của Công ty Thương mại Ánh Vy và Chủ tịch Lâm Ánh Vy. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cảng Thị Nại (mã TNP, sàn UPCoM) vừa quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh năm 2024. Theo đó, công ty...

Quy định rõ trách nhiệm của chủ thể trong hoạt động quảng cáo

Chiều 25.11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận phiên thảo luận. Ảnh:...

Tổng kết công tác thi đua năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

CỤM THI ĐUA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN: (BĐ) - Chiều 25.11, tại TP Quy Nhơn, Cụm thi đua các trường chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, gồm các trường chính trị: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú...

Hơn 317 tỷ đồng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn

Ngày 25/11, Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT) cho biết đang mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ tại Km 41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn – Chí Thạnh. Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh sẽ được đầu tư với tổng diện tích gần 106.000m2. Cụ thể, vị trí trạm dừng nghỉ được xây dựng 2 bên của tuyến cao...

Hội thảo khoa học “Xây dựng văn hóa trường Đảng – thực tiễn và kinh nghiệm tại các trường chính trị Nam Trung bộ...

(BĐ) - Sáng 25.11, tại TP Quy Nhơn, Cụm thi đua các trường Chính trị khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, gồm các trường chính trị: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng do Trường Chính trị tỉnh Bình Định làm Cụm...

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay: Dưa hấu mất mùa, giá giảm hơn một nửa Giá dưa hấu hiện giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tại ruộng, chưa bằng một nửa so với đầu năm, khiến nông dân ở các vùng trồng lớn như Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chịu thua lỗ nặng nề. Một nông dân ở Gia Lai, chia sẻ hồi đầu năm, giá dưa hấu đạt khoảng 8.000 đồng/kg, giúp ông thu về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất