Powered by Techcity

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025).

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (ở giữa); ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi (bên trái); ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng biên tập Báo Văn hoá (bên phải). (Nguồn: BTC)

Sự kiện cũng tạo diễn đàn thảo luận, chia sẻ lý luận và thực tiễn, nêu thực trạng; đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương khác.

Dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi; ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng biên tập Báo Văn hoá, Hội thảo có sự tham gia của 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, đơn vị, địa phương liên quan; các sở, ngành, địa phương trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL; các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, các nghệ nhân, các doanh nghiệp du lịch, đại diện các cơ quan báo chí….

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Tổng biên tập Báo Văn hoá Nguyễn Anh Vũ đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: đánh giá tiềm năng, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; làm rõ thực trạng của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như khu vực miền Trung và cả nước.

Hội thảo cũng đưa ra những nguy cơ, thách thức trong quá trình phát triển và định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá; các mô hình, điển hình thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết nối các điểm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, điểm đến Quảng Ngãi tới các trung tâm du lịch trên cả nước; đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể, các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch cũng như giải pháp phát triển du lịch Quảng Ngãi thời gian tới.

Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được hơn 20 bài tham luận từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Các tham luận cũng tập trung kiến giải về thực trạng, cơ chế, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân trong bảo tồn văn hoá và phát triển du lịch; xu hướng phát triển thời gian tới; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch; cùng các kiến nghị và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; giải pháp phát triển du lịch bền vững, nhanh, hiệu quả trong tương lai.

Trước đó, ngày 22/11 đã diễn ra Chương trình “Truyền thông, quảng bá du lịch Quảng Ngãi” nhằm quảng bá điểm đến, dịch vụ du lịch, cơ hội kết nối doanh nghiệp, thu hút khách du lịch tới Quảng Ngãi.

Chương trình sẽ có sự tham gia của khoảng hơn 80 đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các hiệp hội du lịch, CLB du lịch, doanh nghiệp du lịch trên cả nước… Chương trình quảng bá này là một trong những bước đi quan trọng nhằm đưa du lịch Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Các đại biểu đã tới tham quan, khảo sát tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của cố Thủ tướng- một người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi và là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; tham quan Làng Gò Cỏ – Điểm du lịch OCOP 3 sao, nơi lưu giữ giá trị văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh…

Dịp này, các đại biểu cũng tham quan Nhà trưng bày văn hoá Sa Huỳnh- nơi đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị, là địa điểm tham quan, tìm hiểu thú vị về nền văn minh tồn tại 2.000 – 3.000 năm trước’ tham quan bãi biển Sa Huỳnh thuộc địa phận hai xã Phổ Thạnh, Phổ Châu, huyện Phổ Đức- một trong số những bãi biển đẹp nhất cả nước với bờ cát trắng, nước xanh ngắt và không khí trong lành.

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và giàu bản sắc văn hóa. Với những lợi thế tự nhiên và văn hóa đa dạng, Quảng Ngãi cũng đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, du lịch Quảng Ngãi trong nhiều năm qua chưa có nhiều sự bứt phá. Vì thế, muốn khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển du lịch nhanh và bền vững trong tương lai, tỉnh cần đánh giá được các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển, những “điểm nghẽn” cũng như những giải pháp cụ thể và chiến lược phát triển dài hạn.

Với đường bờ biển dài, sở hữu nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, đảo Lý Sơn – thiên đường đảo nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái độc đáo, Quảng Ngãi đã ghi danh ở nhiều chương trình du lịch. Bên cạnh đó, các danh thắng như: Thác Trắng, núi Thiên Ấn, sông Trà Khúc cũng là những địa điểm du lịch hấp dẫn, mang đến cho du khách trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên.

Quảng Ngãi còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử, bao gồm di tích Sa Huỳnh – một trong những nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam; di tích văn hóa dân tộc Chăm Pa với tháp Chánh Lộ, tháp quy mô lớn nhất được biết đến ở vùng nam châu Amaravati của vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư và văn hóa đặc trưng người dân miền biển đã tạo nên nét đặc sắc, thu hút khách du lịch khám phá văn hóa, lịch sử.

Các chuyên gia du lịch đánh giá, mặc dù là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch nhưng Quảng Ngãi vẫn chưa phát huy, khai thác hiệu quả.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, dịch vụ và sản phẩm du lịch chưa phong phú, nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu và đặc biệt là sự liên kết giữa các điểm đến trong khu vực còn yếu, dẫn đến khó khăn trong việc giữ chân du khách lưu lại lâu hơn.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi cần đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút khách và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch.

Trong đó, tỉnh cần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ lưu trú là rất cấp thiết để tăng khả năng tiếp cận và trải nghiệm của du khách; đầu tư mở rộng các tuyến đường kết nối các điểm du lịch chính, phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng và các dịch vụ tiện ích sẽ là nền tảng quan trọng giúp Quảng Ngãi thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Quảng Ngãi đang xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch bài bản, tập trung vào các điểm nhấn độc đáo của địa phương. (Nguồn: BTC)

Với những tiềm năng, lợi thế nói trên, tỉnh cũng cần nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đẩy mạnh liên kết vùng; tập trung phát triển các loại hình du lịch biển đảo, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá- lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn…; tăng cường liên kết với các địa phương lân cận như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà… để hình thành chuỗi du lịch liên vùng với các tour trải nghiệm từ vùng đất văn hóa Chăm Pa ở Bình Định đến miền biển đảo Quảng Ngãi và di sản Hội An – Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

Quảng Ngãi đang xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch bài bản, tập trung vào các điểm nhấn độc đáo của địa phương; xây dựng thương hiệu “Quảng Ngãi – Thiên đường đảo Lý Sơn và di sản văn hóa Sa Huỳnh” tạo sự nhận diện thương hiệu rõ ràng, gắn liền với các điểm đến nổi bật và giá trị văn hóa đặc trưng.

Tỉnh cũng cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch bền vững, có tác động tích cực tới cộng đồng và môi trường, sử dụng lao động địa phương. Các dự án nên ưu tiên khai thác tài nguyên sẵn có, bảo tồn thiên nhiên và không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương.

Nguồn: https://baoquocte.vn/phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-tot-dep-cua-cac-dan-toc-thieu-so-gan-voi-phat-trien-du-lich-294925.html

Cùng chủ đề

Học sinh dân tộc thiểu số nội trú ở Bình Định được hỗ trợ tiền ăn thế nào?

Bình Định đã có chính sách hỗ trợ thêm tiền ăn cho học sinh dân tộc thiểu số học nội trú tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Chính sách này được áp...

Cùng tác giả

Xem-nghe-đọc

Xem-nghe-đọc *Làng nghề chiếu cói Chương Hòa, phim tài liệu, kịch bản: Quốc Bảo, đạo diễn: Trần Hải, Đài PT-TH Bình Định sản xuất. Với quá hình thành và tồn tại khoảng 300 năm nay, làng nghề chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, TX Hoài Nhơn, với những đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã tạo ra những chiếc chiếu một thời vang danh...

Mùa xuân đi xem hát bội

Mùa xuân đi xem hát bội Tại nhiều không gian lễ hội ở Bình Định, hát bội thường được mặc định trong phần hội; thật dễ hiểu bởi đây là một nét văn hóa đặc trưng gắn bó với nhiều sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây. Đó cũng là “chiếc cầu nối” để mạch nguồn nghệ thuật xa xưa tuôn chảy giữa thời hiện đại,...

Mang hương vị đất Võ đến TP Hồ Chí Minh

Mang hương vị đất Võ đến TP Hồ Chí Minh Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Người Bình Định tại TP Hồ Chí Minh lần thứ 9 - năm 2025, sáng 22.2, khu gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bình Định với chủ đề “Hương vị đất Võ” đã khai trương....

Bà con Bình Định xa quê rủ nhau đi đánh bài chòi

Bà con Bình Định xa quê rủ nhau đi đánh bài chòi Tiếng trống chầu thúc giục, tiếng mõ tre réo rắc hòa cùng tiếng trống, tiếng đàn cò ngân vang, cùng những lời hô thai đầy dí dỏm của các anh, chị hiệu mời gọi bà con Bình Định xa quê cùng du khách nhanh chân rủ nhau đến với Hội bài chòi dân gian Bình Định...

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

Chiều 21.2 tại Quảng Ngãi, Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị do đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn kiểm tra số 1910 chủ trì Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Dự...

Cùng chuyên mục

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

Chiều 21.2 tại Quảng Ngãi, Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị do đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn kiểm tra số 1910 chủ trì Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Dự...

An Nhơn tích cực chuẩn bị đại hội điểm đảng bộ cấp huyện

Ðảng bộ TX An Nhơn vinh dự được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn tổ chức đại hội điểm cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030. Hiện, Thị ủy An Nhơn đang tập trung toàn lực để hoàn thành các công việc, tích cực chuẩn bị cho đại hội đảng bộ điểm diễn ra thành công tốt đẹp. Chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc Bí thư Thị ủy An...

Hợp nhất các bộ, ngành ở trung ương là tiền đề cho sáp nhập tỉnh, thành

Qua nhiều lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính, từ năm 2008 tới nay, nước ta giữ ổn định 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đại biểu Quốc hội, việc hợp nhất các bộ, ngành, cơ quan trung ương là tiền đề quan trọng để hướng tới sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa có kết...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy công bố các các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

(BĐ) - Chiều 20.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy. Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh;...

Tuổi trẻ gieo mầm xanh

Xuân về, khi những chồi non vươn mình đón nắng ấm, cũng là lúc thanh niên cả nước nói chung và Bình Ðịnh nói riêng tích cực hưởng ứng Tết trồng cây - phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ năm 1960. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mỗi cây xanh được trồng còn thể hiện trách nhiệm của thế hệ...

Sắp xếp bộ máy tinh gọn, vận hành thông suốt, tạo khí thế mới

Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HÐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng 18.2, HÐND tỉnh đã thông qua 15 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh vực, thể hiện sự đồng thuận cao của các đại biểu trong thực hiện các chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy về việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ...

Triển khai nghiêm túc đề án về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thông suốt, tạo khí thế...

(BĐ) - Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, trưa 18.2, Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.  Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Quốc Dũng thông tin về công tác đổi mới, sắp...

Quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(BĐ) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 17.2, các ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Định tham gia thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các cơ chế, chính sách đặc thù...

Tháo gỡ điểm nghẽn tạo động lực tăng trưởng bền vững; xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị đồng bộ, hiệu quả

Chiều 15.2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục diễn ra nội dung thảo luận ở hội trường, các ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Định đã tham gia góp ý về Đề án bổ sung về phát triển KT-XH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt...

Đại hội điểm Chi bộ Công ty CP Becamex Bình Định, nhiệm kỳ 2025 – 2027

(BĐ) - Chiều 15.2, Chi bộ Công ty CP Becamex Bình Định tổ chức Đại hội chi bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ Khu kinh tế tỉnh chọn làm đơn vị đại hội điểm để rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức Đại hội chi bộ của Đảng bộ. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất