Powered by Techcity

Phát huy di sản văn hóa võ cổ truyền Bình Ðịnh


Phát huy di sản văn hóa võ cổ truyền Bình Ðịnh

Việc xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO để ghi nhận võ cổ truyền Bình Ðịnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là nhiệm vụ quốc gia, mà còn là cơ hội để Việt Nam giới thiệu đến thế giới một phần tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc. Mục tiêu lớn nhất là gìn giữ di sản võ thuật cho các thế hệ hiện tại và tương lai, đồng thời nâng cao vị thế của Bình Ðịnh nói riêng và Việt Nam nói chung trên bản đồ di sản văn hóa toàn cầu.

Đây là nội dung trọng tâm được thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định”, do UBND tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 5.1, tại TP Quy Nhơn.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: NGUYỄN DŨNG

Dự hội thảo có các đồng chí: Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; Nguyễn Tuấn Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các đơn vị của Bộ VH-TT&DL; học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Ủy ban thuộc UNESCO; các chuyên gia về di sản văn hóa trong nước và quốc tế; các đại võ sư, võ sư…

Di sản sống, mang bản sắc độc đáo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh khẳng định: “Bình Định là cái nôi của nhiều nghệ thuật truyền thống đặc sắc, trong đó võ cổ truyền là linh hồn của đất và người nơi đây. Không chỉ là môn võ thuật, võ cổ truyền Bình Định còn là phương tiện rèn luyện tâm, trí, thể lực, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và bản lĩnh dân tộc”.

 

Võ cổ truyền Bình Định đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, gắn liền với bước chân mở cõi của cha ông. Theo dòng chảy lịch sử, võ cổ truyền trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân đất Võ. Các thế võ, bài quyền, cùng với những triết lý sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một di sản sống, mang trong mình những giá trị đạo đức, nhân cách con người, sự kiên cường và khả năng vượt qua thử thách. Hơn nữa, võ cổ truyền Bình Định không chỉ xuất hiện trong các hoạt động thể thao, còn là hình thức giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng phẩm chất con người.

 

“Mục tiêu cao nhất của hội thảo là huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng thực hành di sản, giảm thiểu nguy cơ di sản bị mai một, bảo đảm sự phát triển bền vững của võ cổ truyền Bình Định. Đây là cơ sở rất quan trọng để tỉnh Bình Định hoàn thiện hồ sơ khoa học “Võ cổ truyền Bình Định” đệ trình UNESCO”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh

Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của di sản này, tỉnh Bình Định đã triển khai Đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền, tổ chức hoạt động sưu tầm các bài quyền, binh khí và nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực của võ thuật đối với đời sống cộng đồng. Tỉnh cũng đã tổ chức thành công Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam từ năm 2006 đến nay, không chỉ đưa võ cổ truyền đến với người dân trong nước mà còn giới thiệu ra thế giới.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Võ cổ truyền Bình Định với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy. Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Những bài quyền, thế võ, võ y, võ đạo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện đậm đà bản sắc của vùng đất và con người Bình Định. Việc xây dựng hồ sơ ghi danh võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ mang lại niềm tự hào lớn lao, đồng thời đặt lên vai chúng ta trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản một cách bền vững. Với vai trò là cơ quan quản lý văn hóa, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, cộng đồng chủ thể và các chuyên gia trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Cho rằng võ cổ truyền Bình Định là một hệ thống thống nhất nhưng cũng rất đa dạng, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố võ thuật, đạo đức và văn hóa cộng đồng, ông Frank Proschan, nguyên chuyên gia cao cấp của UNESCO, chia sẻ: “Giá trị sâu sắc của võ cổ truyền Bình Định không chỉ là những động tác kỹ thuật, mà còn là một phần không thể tách rời của đời sống văn hóa, mang trong mình những triết lý sống về đạo đức, nhân cách và mối quan hệ giữa người với người”, đồng thời kỳ vọng di sản này có tiềm năng lan tỏa ra toàn cầu, trở thành một hình mẫu trong việc bảo tồn và phát triển di sản sống.

Hướng đi cho tương lai

Việc ghi danh võ cổ truyền Bình Định vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là một mục tiêu đầy tham vọng và sẽ gặp nhiều thách thức. Câu hỏi lớn được đặt ra tại hội thảo là làm thế nào để vừa bảo vệ được bản sắc di sản, vừa phát huy được tính linh hoạt và khả năng phát triển bền vững của nó trong bối cảnh hiện đại.

Tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Định lần thứ X – năm 2024, nội dung đối kháng trong môn thi đấu võ cổ truyền được đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Ảnh: N.DŨNG

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều thống nhất quan điểm rằng võ cổ truyền Bình Định cần được bảo vệ như một di sản sống, có sự phát triển liên tục và không bị đóng khung trong một khuôn mẫu cố định. Điều này không chỉ giúp di sản này thích ứng với thời đại mà còn giữ vững mối liên kết mật thiết với cộng đồng nơi nó sinh ra và phát triển.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản này một cách hiệu quả, các chuyên gia đưa ra một số khuyến nghị quan trọng. Ông Frank Proschan nói, một trong những yếu tố then chốt là “trao quyền tự quyết cho cộng đồng”. Tức là các võ sư, võ sinh và những người tham gia vào việc thực hành võ cổ truyền phải được tạo điều kiện để tự bảo vệ và phát triển di sản của mình, không bị can thiệp quá mức từ các yếu tố bên ngoài. Điều này không chỉ bảo vệ giá trị cốt lõi của di sản mà còn duy trì tính liên tục và bền vững của võ cổ truyền Bình Định qua các thế hệ.

Ngoài ra, việc xây dựng các tiêu chí rõ ràng để đánh giá và công nhận chất lượng của võ cổ truyền trong các sự kiện và cuộc thi cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp duy trì chất lượng và uy tín của môn võ, đồng thời tránh tình trạng lệch lạc trong việc thực hành và phát triển di sản. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu là đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ di sản, nhằm tránh thương mại hóa quá mức, làm mất đi giá trị nguyên bản của võ cổ truyền Bình Định.

Cùng với phong trào tập luyện võ cổ truyền ngày càng phát triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân, việc phát huy, quảng bá võ cổ truyền Bình Định cũng được triển khai một cách mạnh mẽ.

– Trong ảnh: Võ đường Phan Thọ (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) tổ chức đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về võ đường.   Ảnh: N.DŨNG

Tiến sĩ, võ sư Hồ Minh Mộng Hùng (Trường ĐH Quy Nhơn), bày tỏ, việc nhận diện đầy đủ và chính xác các giá trị của võ cổ truyền Bình Định là rất quan trọng. Do đó, cần tập trung làm rõ các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và khả năng võ cổ truyền Bình Định có thể làm nền tảng cho sự phát triển văn hóa mới. Các thành tố văn hóa liên quan đến võ thuật, võ y và nhạc võ cần được củng cố và phát triển để đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Các nghiên cứu đã xác định rõ các giá trị này, đồng thời đang hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việc phát huy và bảo vệ di sản này không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn là của cộng đồng, những người trực tiếp thực hành và gắn bó với di sản văn hóa này trong suốt nhiều thế kỷ qua. Việc hoàn thiện hồ sơ khoa học để đề xuất UNESCO ghi danh võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một bước đi quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà còn tạo cơ hội để lan tỏa những giá trị độc đáo này ra thế giới.

 

• GS.TS Nguyễn Thị Hiền, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐH Quốc gia Hà Nội):

Lan tỏa mạnh mẽ tinh hoa võ cổ truyền Bình Ðịnh

Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là di sản của địa phương mà còn có giá trị lan tỏa rộng rãi trong và ngoài nước. Điều này cần được phản ánh rõ ràng trong hồ sơ đệ trình UNESCO. Các tham luận từ 4 nhóm vấn đề chủ yếu gồm: Võ cổ truyền Bình Định dưới góc độ di sản văn hóa phi vật thể; Bản sắc địa phương và sự biến đổi, hội nhập của võ cổ truyền; Bảo vệ và phát huy di sản trong bối cảnh hiện đại; Bài học từ các quốc gia khác trong bảo vệ di sản võ thuật và các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và hoàn chỉnh nội dung hồ sơ, đảm bảo tính đầy đủ và thuyết phục; là cơ sở vững chắc giúp hoàn thiện hồ sơ và nâng cao khả năng công nhận di sản Võ cổ truyền Bình Định của UNESCO.

 

ThS. Đinh Khắc Diện – nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Bình Định:

Võ cổ truyền Bình Định hình thành nhiều dòng họ và làng võ nổi tiếng

Võ cổ truyền Bình Định, qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã hình thành nhiều dòng họ và làng võ nổi tiếng. Như, chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) lưu giữ sách Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp. Dòng họ Trương Đức di cư vào Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ) còn bảo tồn 14 bài võ đặc sắc của các tướng tài dòng họ này; dòng họ Trương Văn ở An Thái, An Nhơn truyền dạy nhiều bài võ cho các tướng Tây Sơn; dòng họ Bùi ở Phú Lạc (huyện Tây Sơn) lưu giữ võ thuật của nữ tướng Bùi Thị Xuân; dòng họ Hồ ở Bình Thuận (huyện Tây Sơn) nổi tiếng với Roi Thuận Truyền và Quyền An Thái; dòng họ Lý ở Đập Đá (TX An Nhơn) nổi danh với bài Miêu tẩy diện… Hàng trăm dòng họ khác tại Bình Định vẫn bảo tồn và luyện tập võ cổ truyền, được các nhà nghiên cứu Lê Thì, Mai Văn Muôn, Phạm Đình Phong… sưu tầm.

 

ThS. Nguyễn Thành Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định:

Đưa võ cổ truyền Bình Định vào trường học

Năm 2012, Võ cổ truyền Bình Định được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để bảo vệ và phát huy hiệu quả hơn di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng này, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bình Định đã xây dựng các chính sách và triển khai nhiều hoạt động đưa võ cổ truyền vào trường học ở tất cả các cấp trên toàn tỉnh. Bên cạnh đưa võ cổ truyền vào dạy cho học sinh trong chương trình ngoại khóa, các trường học phổ thông, đại học, cao đẳng đều thành lập các CLB võ cổ truyền, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên. Cùng với đó, chính quyền tỉnh cũng đưa võ cổ truyền vào nội dung giao lưu, biểu diễn, thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng các cấp…

 

Đại võ sư Bùi Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở VH&TT:

Giáo dục truyền thống trọng nhân nghĩa

Võ cổ truyền Bình Định không đơn thuần giúp nâng cao thể chất của con người, rèn luyện kỹ năng tự vệ, mà còn khơi dậy lòng tự hào về truyền thống thượng võ của dân tộc. Trong làng võ, người học võ trước tiên phải là người có bản lĩnh, lấy “tâm đạo” để chế ngự “tà đạo”. Võ cổ truyền góp phần giáo dục truyền thống trọng nhân nghĩa, người học võ là để giữ thân, giữ nhà, cứu người, giúp nước, giúp đời khi gặp gian nguy. Người có võ công càng cao, thì đức lại càng khiêm nhường, không phô trương, kiêu ngạo. Võ cổ truyền còn giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Môn sinh nghề võ phải tôi luyện đạo đức, tư cách, về sự trung thành với môn phái, tuân thủ môn quy, đặc biệt là tôn sư trọng đạo, kính trọng tổ nghề, xả thân vì nguồn cội.

 

GS.TS Weonmo Park – Giám đốc mạng lưới quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của UNESCO:

Đảm bảo tính cộng đồng trong di sản

Đối thoại và đổi mới là chìa khóa để vượt qua những chia rẽ và là cơ hội để hợp tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Nhìn chung, chúng ta cần tăng cường sự tham gia của công chúng, đảm bảo tính cộng đồng trong công tác bảo vệ di sản văn hóa; tăng cường sự hợp tác quốc tế để bảo vệ văn hóa truyền thống nhằm thu hẹp khoảng cách giữa truyền thống và hiện đại, thúc đẩy sự trân trọng văn hóa nhiều hơn trong từng cá nhân.

 

TS, nhà văn Trần Thị Huyền Trang:

Bảo tồn, phát huy võ cổ truyền Bình Định còn khó khăn, thách thức

Việc bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Những thay đổi trong thời đại và nhu cầu xã hội đối với võ thuật có tác động sâu rộng đến việc phát triển đội ngũ kế thừa. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu về võ cổ truyền chủ yếu mang tính truyền miệng, hạn chế về độ chính xác và đầy đủ. Phương thức truyền nghề chủ yếu vẫn giữ nét hướng nội và độc quyền trong một số dòng võ, phái võ, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận và phát triển rộng rãi. Thêm vào đó, việc phát huy quyền lợi của cộng đồng văn hóa chưa thực sự được chú trọng.

Để giải quyết những thách thức này, cần có một cách tiếp cận mới đối với khái niệm di sản võ cổ truyền Bình Định, đồng thời triển khai các chương trình bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị của di sản. Cần có những chính sách đặc biệt nhằm bảo tồn và đào tạo nhân tố kế thừa, đảm bảo tính liên tục trong việc thực hành văn hóa võ, tránh tình trạng phai nhạt hay đứt gãy bản sắc. Quan trọng hơn, cần trao quyền nhiều hơn cho cộng đồng chủ thể văn hóa trong việc tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy di sản.

Để đạt được mục tiêu này, việc đa dạng hóa các hình thức bảo tồn và thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Bình Định. Đồng thời, việc xây dựng và triển khai một chiến lược truyền thông toàn diện sẽ giúp quảng bá mạnh mẽ hơn về công cuộc bảo tồn và phát triển di sản võ cổ truyền Bình Định đến cộng đồng trong và ngoài nước.

TRỌNG LỢI – KIỀU VY – Ảnh: N.DŨNG





Nguồn: https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=12&macmp=12&mabb=289332

Cùng chủ đề

Luật sư nói gì về vụ chủ tịch xã chứng thực hợp đồng mua bán đất qua… Zalo?

Liên quan đến vụ chủ tịch xã ở Bình Định chứng thực hợp đồng mua bán đất qua Zalo mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 7-1, luật sư Duyên Trần – Công ty Luật MZI – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng đã nêu ý kiến về vụ việc này. Luật sư Duyên Trần – Công ty Luật MZI – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng Theo đó, luật sư Duyên Trần nhận định hợp đồng chuyển nhượng...

Linh vật Tết Ất Tỵ 2025 được làm ra thế nào?

Xưởng sản xuất nhộn nhịp từ tháng 9 Anh Ngô Quang Cảnh (36 tuổi) là chủ cơ sở này với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo hình điêu khắc tượng, linh vật. Ngoài kinh doanh, anh Cảnh đang tham gia giảng dạy chuyên ngành điêu khắc tại Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Anh cho biết năm nay thị trường yêu cầu linh vật rắn được tạo hình cách điệu, có nét dễ thương và hiền hòa. Anh Chung...

Giao quân đủ số lượng, đảm bảo chất lượng

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu tuyển quân cho tỉnh Bình Định gần 3.000 thanh niên để giao cho hơn 16 đầu mối của các đơn vị quân đội và CA. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc gọi công dân nhập ngũ và giao chỉ tiêu cho các địa phương thực hiện...

Quảng bá hát bội Bình Định gắn với phục vụ du lịch

Quảng bá hát bội Bình Định gắn với phục vụ du lịch Tại Hội thảo khoa học “Phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát bội Bình Định trong không gian văn hóa hát bội Việt Nam” do Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp với Sở KH&CN tổ chức ngày 5.1, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân đã góp thêm nhiều thông tin để minh định...

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện...

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát Trong hai ngày 4 và 5.1, Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh (Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát, với...

Cùng tác giả

Luật sư nói gì về vụ chủ tịch xã chứng thực hợp đồng mua bán đất qua… Zalo?

Liên quan đến vụ chủ tịch xã ở Bình Định chứng thực hợp đồng mua bán đất qua Zalo mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 7-1, luật sư Duyên Trần – Công ty Luật MZI – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng đã nêu ý kiến về vụ việc này. Luật sư Duyên Trần – Công ty Luật MZI – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng Theo đó, luật sư Duyên Trần nhận định hợp đồng chuyển nhượng...

Linh vật Tết Ất Tỵ 2025 được làm ra thế nào?

Xưởng sản xuất nhộn nhịp từ tháng 9 Anh Ngô Quang Cảnh (36 tuổi) là chủ cơ sở này với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo hình điêu khắc tượng, linh vật. Ngoài kinh doanh, anh Cảnh đang tham gia giảng dạy chuyên ngành điêu khắc tại Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Anh cho biết năm nay thị trường yêu cầu linh vật rắn được tạo hình cách điệu, có nét dễ thương và hiền hòa. Anh Chung...

Giao quân đủ số lượng, đảm bảo chất lượng

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu tuyển quân cho tỉnh Bình Định gần 3.000 thanh niên để giao cho hơn 16 đầu mối của các đơn vị quân đội và CA. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc gọi công dân nhập ngũ và giao chỉ tiêu cho các địa phương thực hiện...

Quảng bá hát bội Bình Định gắn với phục vụ du lịch

Quảng bá hát bội Bình Định gắn với phục vụ du lịch Tại Hội thảo khoa học “Phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát bội Bình Định trong không gian văn hóa hát bội Việt Nam” do Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp với Sở KH&CN tổ chức ngày 5.1, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân đã góp thêm nhiều thông tin để minh định...

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện...

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát Trong hai ngày 4 và 5.1, Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh (Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát, với...

Cùng chuyên mục

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện...

Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát Trong hai ngày 4 và 5.1, Trung tâm Thông tin Triển lãm TP Hồ Chí Minh (Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình sáng tác ảnh và giao lưu nghiệp vụ triển lãm tại huyện Phù Cát, với...

Mở ra hành trình mới, tiếp tục khám phá và bảo vệ di sản võ cổ truyền Bình Định

Mở ra hành trình mới, tiếp tục khám phá và bảo vệ di sản võ cổ truyền Bình Định Với tinh thần tập trung, nghiêm túc, Hội thảo khoa học quốc tế Bảo vệ, phát huy di sản phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định đã đạt được những mục tiêu quan trọng đề ra. Qua đó, mở ra hành trình mới, tiếp tục khám phá...

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền trong bối cảnh đương đại

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền trong bối cảnh đương đại Tại Hội thảo khoa học quốc tế Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định, diễn ra ngày 5.1 tại TP Quy Nhơn, tham luận của các chuyên gia, học giả, đại biểu đã nêu ra...

Hội thảo khoa học nghiên cứu phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát bội Bình Định

Hội thảo khoa học nghiên cứu phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát bội Bình Định (BĐ) - Sáng 5.1, Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp với Sở KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học “Phục trang, đạo cụ và mặt nạ hát bội Bình Định trong không gian văn hóa hát bội Việt Nam”. Đề tài do TS Võ Minh Hải, Phó Trưởng khoa KHXH&NV Trường...

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hoá phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định”

Quang cảnh hội thảo.Tham dự hội thảo có các đồng chí: Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; Nguyễn Tuấn Thanh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT&DL.Đến dự Hội thảo còn có các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Ủy ban thuộc UNESCO, các chuyên gia về di sản văn hóa trong nước và quốc tế; các...

Tổng duyệt vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện”

Tổng duyệt vở ca kịch bài chòi “Dòng sông kể chuyện” (BĐ) - Tối 4.1, Đoàn ca kịch bài chòi Bình Định (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh) diễn báo cáo tổng duyệt vở ca kịch bài chòi được dựng mới Dòng sông kể chuyện (tác giả kịch bản: Nguyễn Hoài; tác giả chuyển thể: NSƯT Tấn Hào; đạo diễn: NSND Hoài Huệ). Vở diễn Dòng sông...

Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định

Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định (BĐ) - Sáng 5.1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ...

Tinh thần dân tộc sống mãi với thời gian…

Tinh thần dân tộc sống mãi với thời gian... Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 - 2025 do Bộ VHTT&DL phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đã nhận hơn 200 đề cương, bản thảo của các tác giả. Qua các khâu tuyển lựa, hoàn thiện, Ban tổ chức đã chọn ra 35...

Trao Quỹ Vũ Ngọc Liễn – Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định lần I – 2024:

Trao Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định lần I - 2024: 7 tài năng trẻ được nhận hỗ trợ (BĐ) - Sáng 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh, Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn tổ chức trao hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình...

Ði tìm phù sa của tâm hồn

Ði tìm phù sa của tâm hồn Phải chi mây trắng không ngang ngõ (NXB Hội Nhà văn) là tập thơ vừa ra mắt bạn đọc đầu năm 2025 của nhà thơ Nguyễn Đức Quận. Thơ anh mang cảm thức hoài niệm, đau đáu quê nhà, yêu thương và trân trọng bậc sinh thành cùng những cơ duyên gặp gỡ quanh mình. Nguyễn Đức Quận sinh ra ở Quảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất