Powered by Techcity

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Kéo điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn. (Trong ảnh: Công nhân Công ty Điện lực Lai Châu kéo điện về thôn Đá Đen, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)
Kéo điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn. (Trong ảnh: Công nhân Công ty Điện lực Lai Châu kéo điện về thôn Đá Đen, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)

Nhiều địa bàn vẫn “trắng” điện lưới

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 29/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024. Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là kết quả cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) cho rằng, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, chương trình cấp điện về nông thôn, miền núi đã đạt được một số kết quả tích cực; tạo bước phát triển quan trọng trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi.

Có điện, các phương tiện nghe, nhìn được sử dụng ngày càng phổ biến đã cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao dân trí; đem lại những lợi ích cơ bản, lâu dài cho các địa phương, làm cơ sở để xây dựng nông thôn mới bền vững”.

ĐBQH Đoàn Thị Lê An

Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng

Theo đại biểu Đoàn Thị Lê An, việc cấp điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn; giúp người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác nuôi trồng, tăng năng suất trồng trọt và chế biến nông, lâm sản, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

“Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, huy động tối đa các nguồn lực; bố trí, cân đối các nguồn vốn từ đầu tư công để tiếp tục đầu tư thực hiện việc cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi”, đại biểu An đề nghị.

Cùng quan tâm tới nội dung này, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) thông tin, trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn 22 bản chưa có điện; tập trung ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Do không có điện nên trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa qua, nhiều người là nhân chứng sống của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã không có điều kiện để theo dõi qua sóng truyền hình trực tiếp.

“Năm 2025 kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cử tri kiến nghị Nhà nước quan tâm đầu tư để người dân những vùng chưa có điện có thể theo dõi truyền hình trực tiếp sự kiện trọng đại của đất nước”, đại biểu Khánh đề nghị.

Hiện vẫn còn nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. (Trong ảnh: Thôn O2, xã Vihx Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định được biết đến như là một ngôi làng nhiều không: Không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch)
Hiện vẫn còn nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. (Trong ảnh: Thôn O2, xã Vihx Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định được biết đến như là một ngôi làng nhiều không: Không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch)

Theo báo cáo của Bộ Công thương gửi các ĐBQH tại kỳ họp thứ 7, hiện cả nước vẫn còn 160.000 hộ chưa có điện, 715.000 hộ dân cần cải tạo đường điện trên địa bàn 3.000 xã (trong đó có 1.075 xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn). Để “phủ sóng” điện lưới quốc gia ở các địa bàn này thì nhu cầu kinh phí đầu tư khoảng trên 29.000 tỷ đồng.

Nhưng đây là số liệu chung của cả nước, chưa phân tách thực trạng tiếp cận điện lưới ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, số liệu về thực trạng tiếp cận điện từ cuộc điều tra thu thông thông tin kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV (tiến hành sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV) sau khi được Tổng cục Thống kê tổng hợp; Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành phân tích sẽ cung cấp cho các ĐBQH cơ sở thực tiễn để thảo luận trên nghị trường tại các kỳ họp Quốc hội trong năm 2025.

Số liệu đúng thì mục tiêu mới đạt

Trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phe duyệt tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022, Chính phủ quyết nghị đến năm 2025, 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp. Để đạt mục tiêu này thì phải có số liệu chính xác từ việc rà soát, điều tra số liệu về thực trạng tiếp cận điện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, hiện số liệu về số hộ DTTS, địa bàn vùng đồng bào DTTS chưa có điện (bao gồm điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác) vẫn còn khập khiễng.

Đơn cử Cao Bằng, theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh, tính đến hết quý II/2024, toàn tỉnh vẫn còn 83 thôn, với trên 6.700 hộ (chiếm tỷ lệ 4,96% tổng số hộ toàn tỉnh) chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trước đó, tại thời điểm năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ III cho thấy, trong tổng số 2.483 thôn của tỉnh Cao Bằng thì có 2.290 có điện (trong đó có 2.087 thôn có điện lưới quốc gia, 203 thôn sử dụng các nguồn điện khác) và còn 193 chưa có điện.

Chưa có điện lưới quốc gia, hoạt động sản xuất của người dân gặp khó khăn, tốn thêm nhiều chi phí. (Trong ảnh: Người dân thôn Khuổi Mạn, xã xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn phải đầu tư máy động cơ chạy dầu để xay xát, nghiền ngô)
Chưa có điện lưới quốc gia, hoạt động sản xuất của người dân gặp khó khăn, tốn thêm nhiều chi phí. (Trong ảnh: Người dân thôn Khuổi Mạn, xã xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn phải đầu tư máy động cơ chạy dầu để xay xát, nghiền ngô)

Như vậy, sau gần 05 năm, Cao Bằng đã nỗ lực cấp điện cho được 110 thôn, hiện chỉ còn 83 thôn chưa được tiếp cận điện lưới. Nhưng số liệu này cần phải được xem xét, rà soát lại; bởi phải tính đến công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp thôn của tỉnh Cao Bằng từ năm 2019 đến nay.

Theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 09/9/2019 của HĐND tỉnh Cao Bằng về sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn, toàn tỉnh tiến hành sáp nhập 1.870 xóm, tổ dân phố để thành lập 845 xóm, tổ dân phố mới, tương đương giảm 50% số đơn vị hành chính cấp thôn.

Theo Tờ trình số 3462/TTr-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ Công thương, nếu được kéo dài thời gian thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo thì đến năm 2025, ngành Điện lực sẽ triển khai cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân của 6.811 thôn, bản trên địa bàn 2.197 xã.

Trong đó, huyện Bảo Lâm Sáp nhập 84 xóm để thành lập 41 xóm mới; huyện Bảo Lạc sáp nhập 162 xóm, tổ dân phố để thành lập 79 xóm, tổ dân phố mới. 

Đây là 02 địa phương có số hộ và địa bàn chưa được tiếp cận điện lưới quốc gia nhiều nhất của tỉnh Cao Bằng hiện nay.

Từ thực tế của tỉnh Cao Bằng, nhìn rộng ra cả nước thì số liệu về thực trạng điện hiện nay cần được rà soát, thu thập kỹ lưỡng lại. Sự khập khiễng trong số liệu về thực trạng tiếp cận điện hiện hữu ngay trong thống kê của các cơ quan liên quan.

Theo báo cáo tổng kết Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020 của Bộ Công thương, tính đến ngày 31/12/2019, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.

Nhưng theo số liệu trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện, tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,9% (2,5% hộ sử dụng nguồn điện khác); còn 3,6% hộ DTTS chưa được tiếp cận điện, phỉa sử dụng dầu hỏa và các nguồn nhiên liệu khác để thắp sáng.

Còn theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại thời điểm tháng 6/2019, cả nước có 99,47% được tiếp cận điện lưới (tương ứng 27,41 triệu hộ; trong đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ có điện sử dụng đạt 99,18%, tương ứng 16,98 triệu hộ.

Cùng trong một thời điểm (năm 2019), nhưng số liệu về thực trạng tiếp cận điện của 03 cơ quan, đơn vị lại không có sự thống nhất. Vậy số liệu nào mới thực sự phản ánh đúng thực trạng tiếp cận điện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay?

Ở nhiều thôn, bản chưa có điện lưới, người dân phải sử dụng máy phát điện mini, không chỉ nguồn điện không ổn định mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn về điện. (Ảnh minh họa)
Ở nhiều thôn, bản chưa có điện lưới, người dân phải sử dụng máy phát điện mini, không chỉ nguồn điện không ổn định mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn về điện. (Ảnh minh họa)

Để trả lời câu hỏi này, đòi hỏi phải có sự phối hợp trong quá trình điều tra, rà soát cũng như phân tích các số liệu thu thập được về thực trạng tiếp cận điện lưới hiện nay ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều này rất cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025.

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã xác định nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025. Từ năm 2021, Chính phủ và Bộ Công Thương đã tập trung chỉ đạo triển khai, nhưng đến nay chưa cân đối được kinh phí đầu tư.

Do đó, hiện vẫn chưa thực hiện được đề xuất của Bộ Công thương tại Tờ trình số 3462/TTr-BCT ngày 15/6/2021 về việc kéo dài thời gian thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đến năm 2025. Thời gian thực hiện chỉ còn 01 năm, trong khi đây là dự án cần nguồn đầu tư lớn, do đó, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần có lộ trình, thứ tự ưu tiên thực hiện.

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS (Bài 7)

Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-tao-xung-luc-phat-trien-vung-kho-khan-bai-8-1733296120941.htm

Cùng chủ đề

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024. Ảnh: TTXVN Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. 16 Di sản Văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng...

Quyết liệt, dứt điểm, tiên phong trong giảm nghèo – Kỳ 1: Giảm nghèo – không thể nói chung chung!

Năm 2024 là dấu mốc đặc biệt trong công tác giảm nghèo của tỉnh Bình Định khi có thêm nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp mới được triển khai dựa trên cơ sở rà soát, bám sát từng nguyên nhân nghèo. Cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với tâm thế quyết liệt hơn, nhiều địa phương đặt mục tiêu xóa hộ nghèo...

Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp: Bình Định lấy lại ngôi đầu

Từ cuối tháng 11 đến nay, Bình Định quay trở lại dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với số điểm thuộc nhóm xuất sắc, thành tích này không chỉ khẳng định nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ công của tỉnh mà còn khẳng định cam kết không ngừng nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh...

Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc đến Bình Định tìm kiếm cơ hội đầu tư

Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc đến Bình Định tìm kiếm cơ hội đầu tư (BĐ) - Sáng ngày 4.12, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc (LH), do ông Lim Hyun Seong, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng đại diện Văn phòng đại diện LH tại Hà Nội làm trưởng...

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 10 – 12.12

(BĐ) - Sáng 4.12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp báo thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thúy Vân chủ trì họp báo. Theo thông tin tại buổi họp báo, dự kiến kỳ họp sẽ diễn ra trong 3...

Cùng tác giả

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024. Ảnh: TTXVN Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. 16 Di sản Văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng...

Quyết liệt, dứt điểm, tiên phong trong giảm nghèo – Kỳ 1: Giảm nghèo – không thể nói chung chung!

Năm 2024 là dấu mốc đặc biệt trong công tác giảm nghèo của tỉnh Bình Định khi có thêm nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp mới được triển khai dựa trên cơ sở rà soát, bám sát từng nguyên nhân nghèo. Cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với tâm thế quyết liệt hơn, nhiều địa phương đặt mục tiêu xóa hộ nghèo...

Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp: Bình Định lấy lại ngôi đầu

Từ cuối tháng 11 đến nay, Bình Định quay trở lại dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với số điểm thuộc nhóm xuất sắc, thành tích này không chỉ khẳng định nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ công của tỉnh mà còn khẳng định cam kết không ngừng nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh...

Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc đến Bình Định tìm kiếm cơ hội đầu tư

Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc đến Bình Định tìm kiếm cơ hội đầu tư (BĐ) - Sáng ngày 4.12, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc (LH), do ông Lim Hyun Seong, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng đại diện Văn phòng đại diện LH tại Hà Nội làm trưởng...

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 10 – 12.12

(BĐ) - Sáng 4.12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp báo thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thúy Vân chủ trì họp báo. Theo thông tin tại buổi họp báo, dự kiến kỳ họp sẽ diễn ra trong 3...

Cùng chuyên mục

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024. Ảnh: TTXVN Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. 16 Di sản Văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng...

Quyết liệt, dứt điểm, tiên phong trong giảm nghèo – Kỳ 1: Giảm nghèo – không thể nói chung chung!

Năm 2024 là dấu mốc đặc biệt trong công tác giảm nghèo của tỉnh Bình Định khi có thêm nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp mới được triển khai dựa trên cơ sở rà soát, bám sát từng nguyên nhân nghèo. Cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với tâm thế quyết liệt hơn, nhiều địa phương đặt mục tiêu xóa hộ nghèo...

Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp: Bình Định lấy lại ngôi đầu

Từ cuối tháng 11 đến nay, Bình Định quay trở lại dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với số điểm thuộc nhóm xuất sắc, thành tích này không chỉ khẳng định nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ công của tỉnh mà còn khẳng định cam kết không ngừng nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh...

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 10 – 12.12

(BĐ) - Sáng 4.12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp báo thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thúy Vân chủ trì họp báo. Theo thông tin tại buổi họp báo, dự kiến kỳ họp sẽ diễn ra trong 3...

HLV Kim Sang-sik tin Nguyễn Xuân Son, tuyển Việt Nam rộng đường vô địch AFF Cup

Chiều 3/12, HLV Kim Sang-sik chính thức triệu tập Nguyễn Xuân Son lên đội tuyển Việt Nam. Sau đúng 2 tháng có quốc tịch, tiền đạo sinh năm 1997 thỏa ước mơ được thi đấu cho ĐTQG. Anh lập tức bước vào giải đấu chính thức mà kì vọng đổ dồn lên mình lớn chưa từng có. Nguyễn Xuân Son rất đẳng cấp nhưng liệu có phải bảo chứng cho thành công của ông Kim? Thông số chưa từng xuất...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài tại các địa phương

Hình ảnh tại Hội nghị (Ảnh: M.P)  Giải ngân chậm do điều chỉnh đầu tư và các vấn đề liên quan Tại Hội nghị, các địa phương đã trình bày tình hình thực hiện các dự án, nhận diện những thách thức lớn và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tiến độ. Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tổng kế hoạch vốn vay nước ngoài được giao cho...

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy tiếp xúc cử tri xã Tây Phú

(BĐ) - Chiều 3.12, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy tiếp xúc cử tri xã Tây Phú (huyện Tây Sơn) sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy báo cáo với cử tri, sau 29,5 ngày làm việc, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy...

8 địa phương đồng hành ADB, VinFast trên lộ trình chuyển đổi giao thông xanh

Chương trình được tổ chức bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với sự phối hợp và tài trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam. Chương trình tham quan thực tế, tìm hiểu và làm việc tại nhà máy VinFast được ADB, Đại sứ quán Australia tổ chức nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo các địa phương tiên phong chuyển đổi xanh có cơ hội nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy việc...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh tiếp xúc cử tri phường Hoài Xuân

(BĐ) - Chiều 3.12, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh tiếp xúc cử tri phường Hoài Xuân (TX Hoài Nhơn), báo cáo các nội dung trọng tâm, quan trọng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Đồng chí Lý Tiết Hạnh trao đổi cùng cử tri. Ảnh: H.THU Theo đó, kỳ họp diễn ra với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ,...

ĐBQH Đồng Ngọc Ba tiếp xúc cử tri xã Cát Tường

(BĐ) - Chiều 3.12, ĐBQH Đồng Ngọc Ba - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, tiếp xúc cử tri xã Cát Tường (huyện Phù Cát), báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh và các ĐBQH trong Đoàn tại kỳ họp.   ĐBQH Đồng Ngọc Ba phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất