Powered by Techcity

Giếng Truông là giếng Truông bồng…


Giếng Truông là giếng Truông bồng…

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo sự phát triển, nhiều giếng làng xưa dần biến mất. Song tại khu phố Tân Thành 1, phường Tam Quan Bắc (TX Hoài Nhơn) vẫn còn một giếng cổ tên là giếng Truông được người dân bảo tồn, giữ gìn và sử dụng sinh hoạt, dù nhà nào cũng có nước máy dẫn đến tận nhà.

Giếng làng là biểu trưng cho sự sung mãn, sức sống của làng xã, mang ý nghĩa tâm linh trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, đó là long mạch của làng được người dân tôn thờ, gìn giữ. Giếng trong chữ Hán viết là chữ “tĩnh”, được xếp trong Ngũ tự gia thần (tức là 5 vị thần được thờ trong gia đình) theo tín ngưỡng dân gian, gồm: Táo thần (thần bếp), Hộ thần (thần nhà), Môn thần (thần cửa), Tĩnh thần (thần giếng), Trung lưu thần (thần gian nhà giữa). Có thể tin rằng giếng Truông còn lại đến nay nhờ người dân hiểu rõ vai trò, vị trí của giếng theo nghĩa này.

Mạch nguồn văn hóa của làng

Tự xa xưa, giếng làng không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi kết nối tình làng nghĩa xóm, trở thành không gian sinh hoạt của cư dân bản địa.

Ngày xưa, gần như làng nào ở Bình Định cũng có giếng làng. Từ chức năng chính cung cấp nguồn nước cho đời sống cộng đồng, giếng làng còn đi vào tục ngữ, ca dao, câu đố với những ngôn từ mộc mạc, gần gũi. Hình dạng giếng làng được xây dựng khác nhau, có thể là dạng tròn, hình chữ nhật, hình vuông…, nhưng giếng tròn vẫn là chủ yếu. Giếng có thể to nhỏ, sâu cạn khác nhau và vật liệu làm giếng thường từ đá ong, gạch chỉ hoặc đá xanh.

Tại một số nơi ở Bình Định, hiện vẫn còn duy trì lễ thanh minh thường được tổ chức vào mùa xuân, với ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Trong lễ thanh minh, ngoài các nghi lễ cúng thần Thành hoàng bổn cảnh, các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, còn có lễ cúng thần núi, thần giếng… thể hiện tín ngưỡng thờ tĩnh thần trong văn hóa Việt, như lễ thanh minh ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hằng năm đều có lễ khai tĩnh (cúng thần giếng).

Trải qua thăng trầm, cùng với sự phát triển của xã hội, giếng làng tại nhiều nơi ở Bình Định đã bị lấp và thay vào đó người dân chuyển sang dùng nước máy trong sinh hoạt. Tuy vậy, một số nơi người dân vẫn còn gìn giữ giếng làng, dù giá trị sử dụng hiện nay không còn thịnh như trước. Điển hình như giếng Truông ở khu phố Tân Thành 1, phường Tam Quan Bắc (TX Hoài Nhơn) – một giếng làng nổi tiếng, tồn tại, gắn bó lâu đời với người dân địa phương, lưu truyền trong ca dao Bình Định: “Giếng Truông là giếng Truông bồng/Nên vợ nên chồng cũng tại giếng Truông”, “Nước giếng Truông trong leo lẻo như gương/Sao anh không múc để nhường cho ai”…

Giếng Truông được người dân địa phương gìn giữ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Gìn giữ giếng Truông

Theo người dân địa phương, giếng Truông đã có từ lâu trong vườn nhà ông Bành Quang Hùng, hậu duệ đời thứ 10 của cụ Bành Đình Thanh – là một người gốc Hoa đến lập nghiệp ở vùng Tam Quan (nay là khu phố Tân Thành 1, phường Tam Quan Bắc), tính đến nay đã gần 300 năm. Chính cụ Bành Đình Thanh là người đã gìn giữ, tôn tạo cái giếng này.

Giếng Truông được đào theo hình tròn, đường kính khoảng 1,5 m, mực nước cao nhất tính từ thành giếng hơn 3 m. Giá trị của giếng Truông không chỉ đơn thuần có lịch sử tồn tại lâu đời mà nguồn nước mạch chảy ra quanh năm không bao giờ khô cạn, nước giếng rất ngọt, cho dù các giếng khác trong vùng đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, khô cạn vào mùa nắng hạn.

Ông Trần Anh Nghĩa (51 tuổi) ở khu phố Tân Thành 2, phường Tam Quan Bắc, cho biết: “Từ nhỏ, thế hệ chúng tôi gắn bó với giếng Truông. Trước kia nước giếng Truông không chỉ cung cấp cho người dân phường Tam Quan Bắc mà còn cho người dân phường Tam Quan. Tại giếng lúc nào cũng đông vui cảnh người dân đi lấy nước; bây giờ nhà nào cũng có nước máy, nhưng vẫn có người thường đến lấy nước về uống vì độ ngọt thanh của nước giếng này”.

Trò chuyện với tôi, cụ Nguyễn Thị Hiên (75 tuổi), nhà ở gần giếng Truông, tâm tình: “Ngày xưa giếng Truông không chỉ là nơi lấy nước sinh hoạt của dân làng mà cũng tại nơi đây biết bao nhiêu đôi lứa đã nên nghĩa vợ chồng từ những buổi đi lấy nước. Bởi vậy giếng Truông gắn bó với đời sống cư dân bản địa như một biểu tượng văn hóa, được người dân chung tay gìn giữ. Nước giếng Truông rất ngọt, dùng nấu nước pha trà uống rất ngon, nên dù có nước máy, nhiều người vẫn ưa dùng nước giếng Truông”.

Hơn 10 năm làm nghề chở nước thuê, chị Nguyễn Thị Trầm, ở khu phố 9, phường Tam Quan, chia sẻ: “Hễ có ai gọi thuê chở nước giếng Truông là tôi đi ngay. Mỗi ngày tôi dùng xe đạp đến giếng Truông chở nước, mỗi chuyến tôi chở 3 can 20 lít với tiền công 15.000 đồng. Làm túc tắc mỗi ngày chở vài chuyến cũng có thu nhập trang trải trong gia đình”.

Bảo tồn giếng Truông không đơn thuần chỉ là giữ gìn cơ sở vật chất của làng, là hoài niệm, hoài cổ đơn thuần mà chính là truyền lưu câu chuyện người dân có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa, giữ gìn ký ức ấm áp tiền nhân để lại. Chính với ý nghĩa đó, TX Hoài Nhơn đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với giếng Truông.

Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: “Năm 2020, UBND tỉnh cũng thống nhất lấy tên giếng Truông để đặt tên cho con đường nằm cạnh giếng là đường Giếng Truông. Chúng tôi đã phối hợp với TX Hoài Nhơn lập hồ sơ khoa học Di tích Giếng Truông và đã trình UBND tỉnh xem xét để xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Sau khi được xếp hạng, TX Hoài Nhơn sẽ có cơ sở pháp lý để quy hoạch đầu tư tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị giếng Truông”.

***

Giếng làng tượng trưng cho sức sống của làng quê, in dấu trong biểu tượng “cây đa, giếng nước, sân đình”. Nhưng theo tốc độ phát triển xã hội hiện đại, những giếng làng đã dần chìm vào quên lãng, cả về góc độ tinh thần lẫn vật chất. Việc gìn giữ giếng làng như cách mà TX Hoài Nhơn đang làm với giếng Truông cũng là để lưu giữ nét đẹp truyền thống, thể hiện tình yêu quê hương, nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau luôn nhớ về cội nguồn văn hóa.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN





Nguồn: https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18&mabb=288170

Cùng chủ đề

UBND tỉnh ký kết hợp tác với Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tại TP Sakai

(BĐ) - Sáng 18.12, tại trụ sở UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tại TP Sakai (Nhật Bản). Tham dự có các đồng chí:  Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Kato Hirosuke, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt...

Sinh viên Việt – Lào gắn bó, cùng tiến bộ

Là điểm sáng trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh khởi xướng, Trường ÐH Quy Nhơn đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình hiệu quả, không chỉ giúp sinh viên Lào học tập, rèn luyện tốt hơn mà còn vun đắp tình đoàn kết, gắn bó giữa sinh viên hai nước. Hỗ trợ thiết thực, tạo nhiều sân...

Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Nhờ chịu khó và biết tìm hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh, ông Ngô Thanh Minh (SN 1960) là hội viên nông dân thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ có thu nhập ổn định trong nhiều năm qua. Ông Minh cho biết: Năm 2018, tôi thuê 2 ha đìa và mua 10.000 con cá chua...

Đại hội Hội Nữ Doanh nhân tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030

Quang cảnh Đại hộiSau 20 năm hình thành, Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Bình Định có gần 800 hội viên và thành lập 21 CLB tại 7 huyện, thị, thành phố. Trong sự phát triển chung của tỉnh, có đóng góp quan trọng của cộng đồng DN, doanh nhân nữ. Trong 5 năm gần đây, các DN do nữ làm chủ đã đạt doanh thu cao hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Các dự án nông nghiệp “thắng đậm” tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 là một phần quan trọng của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2024, được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại...

Cùng tác giả

UBND tỉnh ký kết hợp tác với Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tại TP Sakai

(BĐ) - Sáng 18.12, tại trụ sở UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức ký kết Thỏa thuận hợp tác với Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tại TP Sakai (Nhật Bản). Tham dự có các đồng chí:  Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Kato Hirosuke, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt...

Sinh viên Việt – Lào gắn bó, cùng tiến bộ

Là điểm sáng trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh khởi xướng, Trường ÐH Quy Nhơn đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình hiệu quả, không chỉ giúp sinh viên Lào học tập, rèn luyện tốt hơn mà còn vun đắp tình đoàn kết, gắn bó giữa sinh viên hai nước. Hỗ trợ thiết thực, tạo nhiều sân...

Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Nhờ chịu khó và biết tìm hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh, ông Ngô Thanh Minh (SN 1960) là hội viên nông dân thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ có thu nhập ổn định trong nhiều năm qua. Ông Minh cho biết: Năm 2018, tôi thuê 2 ha đìa và mua 10.000 con cá chua...

Đại hội Hội Nữ Doanh nhân tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030

Quang cảnh Đại hộiSau 20 năm hình thành, Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Bình Định có gần 800 hội viên và thành lập 21 CLB tại 7 huyện, thị, thành phố. Trong sự phát triển chung của tỉnh, có đóng góp quan trọng của cộng đồng DN, doanh nhân nữ. Trong 5 năm gần đây, các DN do nữ làm chủ đã đạt doanh thu cao hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Các dự án nông nghiệp “thắng đậm” tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 là một phần quan trọng của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2024, được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại...

Cùng chuyên mục

Đại hội Hội Nữ Doanh nhân tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030

Quang cảnh Đại hộiSau 20 năm hình thành, Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Bình Định có gần 800 hội viên và thành lập 21 CLB tại 7 huyện, thị, thành phố. Trong sự phát triển chung của tỉnh, có đóng góp quan trọng của cộng đồng DN, doanh nhân nữ. Trong 5 năm gần đây, các DN do nữ làm chủ đã đạt doanh thu cao hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động...

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh Hội nghị.Trong năm 2024, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của công chúng, thực hiện đúng tôn chỉ,...

Hội nghị tổng kết công tác ngành du lịch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh hội nghị.Năm 2024, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều chương trình, sự kiện mang cỡ quốc gia và quốc tế: Điểm nhấn của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Amazing Bình Định là Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế cùng đêm nhạc quốc tế với những ngôi sao nổi tiếng thế giới được tổ chức giữa cuối tháng 3, đây là sự kiện đánh dấu một bước đột phá mới cho...

Lễ hội trên 200 năm làng chài ở Bình Định thành di sản

Ngày 12/12, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký quyết định đưa lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn còn có tên gọi khác là lễ hội Khai sơn Cầu ngư Xương Lý ra đời từ hơn 200 năm trước,...

Giao lưu nghệ thuật truyền thống trong và ngoài nhà trường

Giao lưu nghệ thuật truyền thống trong và ngoài nhà trường (BĐ) - Sáng 15.12, tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn), Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu về nghệ thuật hát hội, ca kịch bài chòi trong và ngoài nhà trường năm 2024.   Trích đoạn Trưng Vương đề cờ (vở Trưng...

Tiến sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh LÊ THANH HẢI: Lưu giữ khoảnh khắc cuộc sống

Tiến sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh LÊ THANH HẢI: Lưu giữ khoảnh khắc cuộc sống Là một nhà khoa học lịch sử, giữ vai trò Giám đốc Thư viện Trường ÐH Quy Nhơn, TS Lê Thanh Hải biết cách phát huy thế mạnh của mình đi đôi với ứng dụng chuyển đổi số để hỗ trợ tối đa cho sinh viên, giảng viên trong tìm kiếm tư liệu...

Hội thảo “AI IoT Platform

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn phát biểu chào mừng hội thảoPhát biểu chào mừng Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cho rằng, Bình Định tự hào là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai ứng dụng các công nghệ mới tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn diện, tập trung...

UBND tỉnh làm việc với Trường Quốc tế QSI Hải Phòng

Quang cảnh buổi làm việc.Tại buổi làm việc, ông Patrick Doherty, Quản lý các Trường QSI khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, cho biết Tổ chức các trường học quốc tế QSI (gọi tắt là QSI) là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1971 do người sáng lập là Ông James E.Gilson (người Mỹ). Sau hơn 50 năm thành lập thì hiện nay QSI đã có 37 trường tại 31...

Đại hội Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ V

Đại hội Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ V (BĐ) - Sáng 12.12, tại TP Quy Nhơn, Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Quang cảnh đại hội. Ảnh: Nguyễn Dũng Trong nhiệm kỳ IV (2019 - 2024), Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Bình Định phát triển thêm...

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (BĐ) - Ngày 10.12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội cầu ngư vạn đầm xương lý (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn). Bộ VH-TT&DL...

Tin nổi bật

Tin mới nhất