Powered by Techcity

“Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h”

Nội dung này được đề cập trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Sau cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong đó, Phó Thủ tướng đề nghị báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.

Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 250km/h - 1

Ảnh đồ họa: AI.

Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ GTVT cần bổ sung rõ các luận cứ để chứng minh cần thiết phải xây dựng toàn bộ tuyến, không phân kỳ theo từng đoạn như Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.

Cụ thể, lãnh đạo Chính phủ cho rằng cần nghiên cứu phân tích dựa trên hiệu quả đầu tư giữa phương án đầu tư toàn tuyến so với phương án phân kỳ; trường hợp đầu tư phân kỳ từng đoạn có bảo đảm tính kết nối, đồng bộ hay không?

“Quan điểm vận tải hành khách là chủ yếu, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết, thông qua phương án khai thác, điều độ tàu”, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng nêu rõ.

Ông đồng thời nhấn mạnh cần phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; có cơ chế chính sách đặc thù để huy động vốn, tổ chức thực hiện dự án và kêu gọi các thành phần khác tham gia đầu tư một số hạng mục Dự án.

Về đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, cần xem xét hiệu quả tổng thể của nền kinh tế khi có đường sắt tốc độ cao và đánh giá hiệu quả vận hành khai thác dự án đường sắt tốc độ cao, theo Phó Thủ tướng.

“Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông lưu ý phát triển nguồn nhân lực cần tính toán đi trước một bước. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đường sắt Việt Nam nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển nguồn nhân lực (sử dụng ngân sách Nhà nước) để tiếp nhận công nghệ từ xây dựng phát triển hạ tầng, cơ khí, chế tạo, quản lý khai thác và điều hành đường sắt tốc độ cao.

Trong triển khai, lãnh đạo Chính phủ cho rằng có thể nghiên cứu cơ chế để doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tham gia tiếp nhận, nghiên cứu phát triển công nghệ cơ khí, chế tạo, tự động hóa.

Hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao được yêu cầu “thẳng nhất có thể”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần hoàn thiện và báo cáo Chính phủ trước ngày 7/10, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng.

Dự kiến tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ sẽ xem xét thông qua báo cáo này trước khi hoàn thiện tờ trình trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư Dự án.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội, là tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TPHCM, là ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TPHCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.

Để tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.535mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/giai-trinh-ro-ly-do-khong-chon-xay-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-250kmh-20241001070646720.htm

Cùng chủ đề

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu tại TPHà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến hơn 1.540 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công, Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,...

Trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dài 1.451km, tốc độ 350km/h – Ảnh minh họa: Chat GPT Theo tờ trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga...

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – NamĐây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Ảnh minh họa Chiều nay (14/10), Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao...

Cùng tác giả

Trưng bày ảnh quảng bá du lịch Bình Định tại Cần Thơ

Trưng bày ảnh quảng bá du lịch Bình Định tại Cần Thơ (BĐ) - Hưởng ứng Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024, từ ngày 29.11 - 2.12, Sở Du lịch Bình Định trưng bày 150 bức ảnh giới thiệu, quảng bá về du lịch “thiên đường biển” Quy Nhơn - Bình...

UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quang cảnh buổi làm việcTỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên là 607.151,71 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 415.347,99 ha; trong đó, diện tích thuộc quy hoạch lâm nghiệp là 379.040,24 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng tỉnh Bình Định tính đến hết năm 2023 là 57,32% (đứng thứ 11 trên toàn quốc).Năm 2024, công tác sử dụng, phát triển rừng và công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR)...

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 1/12

Dự Lễ mít tinh có đồng chí Lê Thành Long – Uỷ ban Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS ma túy, mại dâm.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang chủ trì tại điểm cầu tỉnh Bình Định. Cùng tham dự có đại...

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trong năm 2025

(BĐ) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo) tại cuộc họp Ban chỉ đạo đôn đốc các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình này, diễn ra vào...

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trong năm 2025

(BĐ) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo) tại cuộc họp Ban chỉ đạo đôn đốc các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình này, diễn ra vào...

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Vòng chung kết cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính

(BĐ) - Ngày 29.11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2024 - Chủ đề “Vì Nhân dân phục vụ”. Phần thi sân khấu hóa của TX An Nhơn. Ảnh: N.M. Vòng chung kết có sự tham gia của 8 đội: Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở LĐ-TB&XH, Cục Hải quan...

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

Thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp nhiệm vụ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Chiều 28.11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Ðề án “Thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ...

Sơ kết 1 năm triển khai cơ chế giao doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ tại bộ phận Một cửa

(BĐ) - Chiều 28.11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án “Thực hiện cơ chế giao DN đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm...

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng...

Ưu tiên đầu tư Nhà văn hóa (NVH) cộng đồng đã trở thành một công trình phổ biến trong đời sống dân cư ở các địa phương. Trong đó, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hầu hết các thôn bản đều đã có NVH, hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đây là nơi để người dân hội họp, sinh hoạt tập thể của thôn bản, của các hội nhóm cư...

Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ

(BĐ) - Chiều 28.11, tại Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Anh Tuấn - Phó...

Doanh thu du lịch của Bình Định chạm mốc kỷ lục

Ngày 27.11, Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, đã có báo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Theo Sở Du lịch tỉnh Bình Định, năm 2024, khách đến tham quan, du lịch tại tỉnh ước đạt 9,2 triệu lượt, tăng 83,9% so với năm 2023 (khách quốc tế 93.850 lượt, khách nội địa hơn 9,1 triệu lượt); doanh thu từ du lịch ước đạt 25.500 tỉ đồng,...

Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Nỗ lực triển khai Dự án 8 Dự án 8 được triển khai từ năm 2022, tại 5 huyện miền núi, trung du gồm: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn. Nhằm truyền thông rộng rãi các vấn đề về giới, bình đẳng giới đến hội viên, phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS, hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã thành lập 120 tổ truyền thông cộng đồng, với sự tham gia...

Tiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

(Bqp.vn) – “Chiến thắng Bình Giã mãi là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 60 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã vẫn còn vang vọng, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước...

Tin nổi bật

Tin mới nhất