TPO – Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định.
Bình Định:
TPO – Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định.
Tháp Đôi tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, Bình Định), hiện là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và quốc tế. Ảnh: Trương Định. |
Tháp Đôi đúng như tên gọi của di tích, hiện có 2 ngôi tháp đứng song đôi. Nhìn vào, ngôi tháp phía Bắc cao hơn ngôi tháp phía Nam. Chiều cao hiện còn của tháp phía Bắc gần 22m, tháp phía Nam khoảng trên 17m. Ảnh: Trương Định. |
Khi đến tham quan, du khách có thể quét mã QR sẽ có được những thông tin khái quát về vương quốc Chămpa và tháp Chăm ở Bình Định, cũng như những thông tin về Tháp Đôi. Ảnh: Trương Định. |
Chân tháp là khối đá (tháp lớn), gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi; thân tháp khối vuông và đỉnh tháp mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt. Ảnh: Trương Định. |
Những viên gạch xếp chồng lên nhau. Ảnh: Trương Định. |
Ở Tháp Đôi, bên cạnh những yếu tố kiến trúc của một ngôi tháp Chăm truyền thống, như khối thân vuông, cửa chính quay về hướng Đông, 3 mặt còn lại là 3 cửa giả, thì ở Tháp Đôi còn hiện lên những nét đặc trưng với khối hình lớn, vòm cửa ra vào và cửa giả vút lên như hình mũi giáo… Ảnh: Trương Định. |
Từ bộ diềm mái trở lên, Tháp Đôi không thu nhỏ giật cấp thành 3 tầng, mà thay vào đó là cả một hệ thống nhiều tầng giả. Ảnh: Trương Định. |
Những hoa văn trên tháp. Ảnh: Trương Định. |
Bên trong tháp cổ là thờ bộ ngẫu tượng Linga – Yoni bằng sa thạch. Ảnh: Trương Định. |
Phía bên trong tháp. Ảnh: Trương Định. |
Bình Định từng là vùng đất kinh đô của vương quốc Chămpa với hệ thống di tích tháp Chăm dày đặc (hiện còn 8 cụm tháp Chăm), chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Ảnh: Trương Định. |
Khai quật di tích tháp cổ Chăm Pa 1.000 năm tuổi tại Huế
Cận cảnh phế tích tháp cổ thế kỷ 13 vừa phát lộ trên đỉnh núi Đất ở Bình Định
Chủ trương mới về khảo cổ di tích tháp đôi 1.000 năm tuổi
Nguồn: https://tienphong.vn/chiem-nguong-ve-dep-thap-cham-gan-nghin-nam-o-quy-nhon-post1687327.tpo