Trang chủChính trịNgoại giaoBình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo

Bình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo


Khủng hoảng lương thực toàn cầu có phải là điều bình thường mới?

Bảy tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng  và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục thống kê. (Nguồn: TTXVN)
Bảy tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục thống kê. (Nguồn: TTXVN)

Từ gạo Ấn Độ đến lúa mì Australia, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến năng suất, làm tăng thêm tình trạng thiếu lương thực và giá cả tăng vọt do xung đột quân sự Nga – Ukraine.

Thị trường thế giới chao đảo nhiều tuần qua, sau khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo hàng đầu chính thức áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo. Một số quốc gia khác cũng hạn chế xuất khẩu, trong khi các nước muốn tăng nhập để đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả là giá gạo trên thị trường thế giới ngày càng tăng. Ở châu Á, giá đã đạt mức cao nhất trong 15 năm. Ở Ấn Độ, giá gạo đã tăng hơn 30% kể từ tháng 10 năm ngoái.

Bình thường mới lẽ nào là những cú sốc về khí hậu, xung đột và cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp toàn cầu?

Nguy cơ thiếu gạo cận kề

Cuối tháng Bảy, Ấn Độ tuyên bố tạm dừng xuất khẩu gạo trắng để kiểm soát lạm phát trong nước tăng vọt và bảo đảm nguồn cung nội địa. New Delhi cho biết, họ buộc phải “ra tay” vì giá quốc tế lên quá cao. Ngay sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, việc hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực rộng lớn hơn, dẫn đến giá cả tăng vọt và nguy cơ đói kém gia tăng.

Trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Ấn Độ, lệnh cấm xuất khẩu này, giống như ở một số quốc gia khác, xem ra khó có thể được dỡ bỏ trong ngắn hạn.

Trang mạng của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy đánh giá, nỗi lo thiếu gạo đang gia tăng trên khắp châu Á-khu vực sản xuất và tiêu thụ tới 90% lượng gạo trên thế giới. Nguyên nhân là sản lượng gạo giảm đáng kể, giá quốc tế tăng cao và nguồn cung phân bón trên toàn cầu hạn chế.

Trong khi đó, một phần do tác động của tình trạng El Nino, nên nguồn cung gạo của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Thái Lan (chiếm 15% lượng xuất khẩu gạo trên toàn cầu) và Việt Nam (14%) khó lấp đầy khoảng trống mà gạo Ấn Độ để lại.

Nhiều quốc gia khác được cho là đang “theo chân” Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hạn chế xuất khẩu gạo. Mặc dù hiện tại, một số nguồn cung gạo lớn tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu, song một số ý kiến cho rằng, không thể loại trừ khả năng các quốc gia khác, chẳng hạn ở Đông Nam Á có thể ra quyết định hạn chế xuất khẩu gạo để đối phó với tình trạng tích trữ trong nước.

Các nhà sản xuất gạo khác ở châu Á đã phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây. Hạn hán ở nước này (Bangladesh, Thái Lan), nhưng lại lũ lụt, mưa lớn ở nước khác (Trung Quốc), ngoài ra, tình trạng El Nino hiện chưa rõ ràng, nhưng được dự báo sẽ rất dữ dội trong niên vụ 2023-2024.

Những “cú sốc khí hậu” khiến chính phủ các nước rất lo lắng. Văn phòng Tổng thống Philippines đã ban hành các khuyến nghị chuẩn bị cho tình trạng El Nino. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cảnh báo về một mùa khô kéo dài trước cuộc bầu cử năm sau.

Thái Lan lo ngại El Nino có thể kéo dài đến năm 2025, gây thiệt hại hơn 40 tỷ Baht cho nông nghiệp và nông dân được yêu cầu chỉ trồng một vụ lúa để tiết kiệm nước. Trong khi đó, một số địa phương chủ chốt của Trung Quốc – nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn.

Cơ hội vàng cho nhà sản xuất lớn?

Để tránh tình trạng lặp lại cuộc khủng hoảng giá lương thực giai đoạn 2007-2008, đồng thời giải quyết nỗi lo thiếu hụt và lạm phát, chính phủ các nước tiêu thụ nhiều gạo đều tranh thủ mua, gia tăng dự trữ.

Trung Quốc nỗ lực tăng dự trữ quốc gia. Indonesia lên kế hoạch nhập khẩu gạo từ Campuchia và Myanmar để hỗ trợ nguồn dự trữ gạo của chính phủ…

Trong khi đó, sự sụt giảm đồng loạt trong sản xuất nông nghiệp – bao gồm cả sản xuất gạo – sẽ có hiệu ứng domino, khiến nguồn cung hạn chế trên thị trường toàn cầu. Điều này kết hợp với nhu cầu dự trữ tăng cao, tương lai có thể dẫn đến cạnh tranh mua từ các nước nhập khẩu và đẩy giá lương thực tăng mạnh hơn trên khắp châu Á và hơn thế nữa.

Trong một môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp, an ninh lương thực là một phần của an ninh quốc gia, những tình huống như vậy sẽ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về nguồn cung thực phẩm và nguy hiểm hơn, có thể đẩy những căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội lên cao và lan rộng trên toàn khu vực.

Giữa “cơn đau đầu” của nhiều chính phủ tìm nguồn cung lúa gạo, các nước như Australia – cường quốc nông nghiệp và vựa lúa mì toàn cầu, có thể tìm thấy cơ hội để tăng cường can dự và tăng xuất khẩu vào đúng thời điểm.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nguồn cung lớn có thể tranh thủ thời cơ “vàng”, đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới, khi cả nhu cầu và giá cả xuất khẩu tăng từng ngày.

Hiệp hội lương thực Việt Nam thông tin, xuất khẩu gạo đang thuận lợi, nhất là trong những tháng cuối năm bởi các thị trường lớn như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… vẫn mua mạnh. Trong khi, người tiêu dùng tại thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở khu vực Trung Đông đang ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam, tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo.

Theo báo cáo tháng 7/2023 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2023/2024 dự báo đạt mức 520,8 triệu tấn, tăng 8 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng tiêu thụ trên toàn cầu dự kiến đạt kỷ lục 523,9 triệu tấn, vượt sản lượng gạo dự kiến 3,1 triệu tấn. Cùng với mức tồn cuối vụ thấp nhất kể từ niên vụ 2017/2018, cho thấy cung – cầu đang lệch nhau, bởi khi nhu cầu dự trữ gạo tăng lên, thì nguồn cung, cũng như tồn từ các niên vụ đang giảm sút.

Điều này rõ ràng tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam, bởi theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Việt Nam vẫn có thể đủ nguồn cung để xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn gạo, trong đó, gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn. Giá gạo xuất khẩu bình quân tính trong sáu tháng ước đạt hơn 540 USD/tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022 và là mức cao nhất trong một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, nắm được cơ hội này hay không, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết – biến đổi khí hậu, mà còn là vấn đề đầu tư vào ngành nông nghiệp trong thời gian tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Có làm nhưng chưa “tới”

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu". Đây là chia sẻ của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua tại hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức chiều 10/12,...

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 2: Gian nan như làm thương hiệu gạo

Ông Hồ Quang Cua, "cha đẻ" gạo ST25, chia sẻ ở Việt Nam chưa có thương hiệu gạo quốc gia nên ông phải xây dựng thương hiệu riêng của mình. Nhưng khi bắt tay vào làm, ông bị "sốc" bởi quá "chua". Phải bắt...

Giá gạo Việt đắt nhất thế giới, doanh nghiệp vẫn chi 1,24 tỷ USD nhập khẩu

Trong bối cảnh giá gạo Việt đang đắt nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu top đầu thế giới, doanh nghiệp nước ta đã mạnh tay chi 1,24 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tháng 11 vừa qua, nước ta đã xuất khẩu thêm 700.000 tấn gạo, thu về gần 445 triệu USD. Tính đến hết tháng 11 năm nay, xuất khẩu gạo vọt lên gần 8,5 triệu tấn, giá trị...

Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025. Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, thu về gần 5,05 tỷ USD, tăng 9,16% so với cùng kỳ về lượng nhưng tăng đến 21,49% về kim ngạch xuất khẩu. ...

Vừa lập kỷ lục, ‘hạt ngọc Việt’ lại nhận tin xấu, nguy cơ hụt thu 700 triệu USD

“Hạt ngọc Việt” xuất khẩu chính thức lập kỷ lục lịch sử khi vượt mốc 5 tỷ USD. Song, thế mạnh này của nước ta lại nhận tin xấu từ khách hàng lớn thứ 2 và có nguy cơ hụt thu gần 700 triệu USD năm tới. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/11, nước ta đã xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo, thu về 5,05 tỷ USD – mức cao kỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ "thiết quân luật" từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Cùng chuyên mục

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Giá vàng “vật lộn” bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng "về gần với nhau", trong đó, dù kịp "quay xe" tăng trở lại vào cuối ngày 19/12 thì giá vẫn trải qua một phiên giảm khá lớn. 1. PNJ - Cập nhật: 19/12/2024 21:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày...

Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Với 2...

Mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt...

(Bqp.vn) - Chiều 19/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước nhân dịp tới Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Mới nhất