Tiết mục văn nghệ chào mừng
Dự hội thảo có: Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học công nghệ địa phương Chu Thúc Đạt; Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học công nghệ địa phương Nguyễn Tiến Trung; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam Bạch Khánh Nhựt; Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Điều Việt Nam Trần Văn Hiệp. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bùi Thị Minh Thúy; Chủ tịch Hội Điều Bình Phước Vũ Thái Sơn cùng dự hội nghị.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh và Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học công nghệ địa phương Chu Thúc Đạt; Phó vụ Trưởng Vụ phát triển khoa học công nghệ địa phương Nguyễn Tiến Trung dự hội thảo
Lãnh đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp, nông dân trồng điều dự hội thảo
Bình Phước được xem là thủ phủ của cây điều Việt Nam với diện tích trồng điều trên 150 ngàn ha, chiếm gần 50% diện tích điều cả nước; sản lượng điều khoảng 170 ngàn tấn/năm, giá trị xuất khẩu hàng năm hơn 1 tỷ đô la, đóng góp từ 30-45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cùng với đó, Bình Phước đã hình thành ngành công nghiệp chế biến điều lớn nhất cả nước với hơn 1.400 cơ sở, công suất chế biến hạt điều 500 ngàn tấn/năm. Ngành điều đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 ngàn lao động. Công nghiệp chế biến điều đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn. Sau chế biến, sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước xuất đi trên 50 quốc gia trên thế giới như: Liên minh EU, Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc…, chiếm khoảng 70% thị phần xuất khẩu của ngành điều thế giới.
Hội thảo là dịp để tỉnh cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, người tiêu dùng và các chuyên gia cùng đánh giá lại hiện trạng, khó khăn, vướng mắc trong phát triển của ngành điều. Từ đó đề xuất các giải pháp khoa học nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm của cây điều, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân trồng điều. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho biết: Xác định được tầm quan trọng và thế mạnh của ngành điều, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân trồng điều. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển của kinh tế thị trường trong nước và thế giới hiện nay, việc phát triển cây điều còn không ít khó khăn, thách thức trên nhiều lĩnh vực như: Sức cạnh tranh một số sản phẩm; việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị; liên kết với các đối tác nước ngoài có thị trường tiềm năng liên kết vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu; kỹ thuật canh tác, chuyển giao giống điều. Đặc biệt, cây điều hiện nay cũng phải đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu là rất lớn, nhất là mưa trái mùa thường xảy ra. Cũng như việc cạnh tranh vùng nguyên liệu đối với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho biết: Xác định được tầm quan trọng và thế mạnh của ngành điều; thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân trồng điều
Đây cũng là những vấn đề đặt ra tại hội thảo để các đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý và nông dân trong lĩnh vực ngành điều hiến kế, đưa ra các giải pháp để ngành điều Bình Phước nâng cao giá trị hơn nữa trong thời gian tới.