Trang chủNewsKinh tếBình Dương phát triển giao thông để kết nối vùng

Bình Dương phát triển giao thông để kết nối vùng

(ĐCSVN) – Những năm qua, đầu tư cho giao thông là một trong lĩnh vực được tỉnh Bình Dương đặt lên hàng đầu. Theo đó, tỉnh này đã chủ động hoàn thiện hệ thống giao thông mang tính kết nối vùng, tạo bước đột phá để phát triển bền vững.

Quy hoạch giao thông đồng bộ và kết nối






 Nhiều tuyến đường khang trang trên địa bàn tỉnh Bình Dương được đưa vào sử dụng. (Ảnh: Báo QĐND)

Có thể thấy diện mạo giao thông của Bình Dương hiện nay phát triển vượt bậc theo hướng đồng bộ, kết nối thông suốt. Nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình mang tính kết nối vùng như: Đường Mỹ Phước-Tân Vạn, đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương với Tây Ninh… đã và đang phát huy hiệu quả. Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình giao thông trọng điểm khác như: Đường tạo lực Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng, vành đai 4 TP Hồ Chí Minh qua địa bàn Bình Dương, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một (Bình Dương)-Chơn Thành (Bình Phước), cảng An Tây, đường ven sông Sài Gòn nối Bình Dương-TP Hồ Chí Minh…

Hiện, Bình Dương đang khẩn trương xây dựng tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Theo Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương, đường vành đai 3 giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… và tăng khả năng kết nối đô thị vệ tinh, phát huy hiệu quả lợi thế các địa phương. Đường vành đai 3 còn kết nối được vào tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành tạo liên kết cho Bình Dương với cả vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Với quyết tâm phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 42-CTr/TU ngày 2-8-2021 về tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. UBND tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch xây dựng các dự án, công trình giao thông có trọng tâm, trọng điểm. Hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối là một trong 6 chiến lược của quy hoạch tỉnh.

Việc “đi trước một bước” trong phát triển giao thông giúp Bình Dương tạo ra lợi thế mới và chủ động hơn về thu hút đầu tư, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Để đạt hiệu quả trên, UBND tỉnh luôn quan tâm, tập trung đôn đốc các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng công trình, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Một cách làm hiệu quả của tỉnh là lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư, cùng với đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện có hiệu quả nhiều phương thức đầu tư, như: Hợp tác công tư, thí điểm mô hình đầu tư công-quản trị tư, đầu tư tư-sử dụng công…

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, chú trọng hạ tầng giao thông đa phương thức kết hợp các loại hình vận chuyển. Bên cạnh đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, tỉnh tiếp tục phát triển các phương án logistics và vận chuyển tiên tiến, hướng tới vận chuyển hàng hóa đa phương thức với chi phí thấp.

Phát triển giao thông để kinh tế phát triển bền vững

Giao thông phát triển và kết nối liên vùng đã giúp Bình Dương phát triển tốt mô hình công nghiệp-đô thị-dịch vụ. Ðây là mô hình phát triển toàn diện, xây dựng tổ hợp các khu công nghiệp, đan xen với hệ thống đô thị trên nền tảng hệ thống giao thông đồng bộ gắn với mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng). Mô hình trên đã trở thành thương hiệu, phương tiện giúp Bình Dương thu hút tối ưu các nguồn lực để phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Huy động nguồn lực xã hội hiệu quả trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, kết hợp xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị hóa hợp lý đã tạo đòn bẩy giúp Bình Dương thu hút đầu tư hiệu quả. Tỉnh có 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy hơn 90%. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 64.600 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn 702.000 tỷ đồng. Bình Dương hiện đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 4.185 dự án và tổng vốn đầu tư FDI hơn 40,2 tỷ USD.

Hiệu quả từ mô hình công nghiệp-đô thị-dịch vụ được minh chứng rõ nét khi đến cuối năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đã gấp 117,1 lần so năm 1997 (thời điểm tách tỉnh), dịch vụ tăng 152,5 lần, GRDP bình quân đầu người gấp 30 lần so năm 1997…

Cũng từ năm 2021 đến nay, Bình Dương đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, tỉnh đã triển khai quyết liệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình, phát huy hiệu quả mục tiêu đầu tư.

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 12 dự án gồm: Đường Mỹ Phước – Tân Vạn; nâng cấp đường ĐT.743 đoạn từ miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần; đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài; đường Thủ Biên – Đất Cuốc (giai đoạn 1); xây dựng đường và cầu nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh…

Hiện tỉnh đang thi công 4 dự án giao thông đường bộ: Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1) và 3 dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, gồm: Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương; xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến; đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông.

Tỉnh cũng có 11 dự án đã và đang phê duyệt chủ trương đầu tư như: Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh – đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1); đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành (giai đoạn 1); dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, xây dựng nút giao Sóng Thần; xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương và cung cấp thông tin tại bến đỗ theo thời gian thực (đạt tỷ lệ 50% tổng số bến đỗ)…

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Các nội dung chỉ đạo toàn diện, bao quát tất cả các quy trình của đầu tư công, từ khâu xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định, phê duyệt dự án, thương thảo, ký kết hợp đồng, thi công đến thanh, quyết toán các công trình…

Tiếp tục kêu gọi các nguồn lực đầu tư cho giao thông






 Phát triển giao thông ở Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. (Ảnh: Báo QĐND)

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp với bộ, ngành Trung ương thực hiện rà soát, đề xuất một số dự án giao thông đường bộ có nhu cầu áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đồng thời, tỉnh tiếp tục kiến nghị Trung ương chấp thuận cho các nhà đầu tư đang đầu tư, khai thác các tuyến đường giao thông theo hình thức BOT được tiến hành nâng cấp, mở rộng tuyến; song song với công tác khảo sát, đánh giá các dự án BOT trên địa bàn tỉnh để tiến tới sắp xếp, xóa bỏ các trạm thu phí BOT.

Nhằm bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư các dự án, nhất là các dự án cao tốc, vành đai…, trong thời gian tới, tỉnh nghiên cứu các giải pháp đề xuất nguồn vốn như: Trung ương hỗ trợ đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền của Trung ương quản lý; kêu gọi đầu tư và đầu tư bằng nhiều nguồn vốn hợp pháp khác; đề xuất các phương án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2023-2024.

Tỉnh tăng cường kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các dự án bằng phương thức PPP và các hình thức hợp pháp khác; nghiên cứu, triển khai phương án khai thác nguồn thu từ đất, tổ chức lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, TOD dọc các tuyến đường giao thông trọng điểm để kêu gọi đấu thầu, đấu giá theo quy định nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng.

Cùng với đó, Bình Dương cũng kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các dự án bằng phương thức PPP và các hình thức hợp pháp khác; nghiên cứu, triển khai phương án khai thác nguồn thu từ đất, tổ chức lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, TOD dọc các tuyến đường giao thông trọng điểm để kêu gọi đấu thầu, đấu giá theo quy định nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng…/..



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/binh-duong-phat-trien-giao-thong-de-ket-noi-vung-684736.html

Cùng chủ đề

Thời điểm chín muồi để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bộ máy quá cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển. Không tinh gọn, đất nước sẽ không phát triển được. Cách mạng tinh gọn bộ máy Phát biểu tại Quốc hội (QH) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn câu chuyện: Chỉ một vấn đề là cát, đá, sỏi lòng sông mà Bộ GTVT thì bảo: khai thác cát, đá, sỏi lòng sông giúp khơi thông luồng lạch,...

Từ 25-12, bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay trong năm 2024 đã có thêm 80 trang thông tin điện tử tổng hợp và 40 mạng xã hội trong nước được cấp phép. Ông Lê Quang Tự Do, cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết các quy định mới về định danh, quản lý tài khoản mạng xã hội có hiệu lực thực hiện từ ngày 25-12 - Ảnh: MINH...

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy

Trong phiên làm việc, Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám...

Việt Nam là đối tác quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga

Hiện có hơn 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Nga. Hàng năm, Nga trao tặng cho Việt Nam 1.000 suất học bổng (chỉ xếp sau Belarus).

Ly kỳ chuyện người giúp việc lừa đảo 35 tỷ đồng của nữ gia chủ ở Hà Nội

VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Vũ Thị Thanh (SN 1988, ở Nam Định) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. Liên quan đến vụ án, VKSND truy tố ông Ngô Văn Quyền (SN 1974) về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.Theo cáo buộc, Thanh là đối tượng không nghề nghiệp, thuê nhà ở quận Long Biên. Tháng 1/2021, Thanh thấy chị M. (SN...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 Bộ trưởng Tài chính và Giao thông vận tải

(ĐCSVN) - Thủ tướng nhấn mạnh: Nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong tổng thể chung các nhiệm vụ của Chính phủ, nhất là trong tăng tốc, bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm 2024, 2025 và triển khai các nhiệm vụ lớn mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái thời gian tới. ...

Củng cố hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này của Quốc vương Norodom Sihamoni sẽ là nguồn động viên to lớn cho sự phát triển của quan hệ hai nước; củng cố hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia. ...

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam

(ĐCSVN) - Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng gặp lại Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; chào mừng Quốc vương và đoàn đại biểu cấp cao Campuchia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. ...

Sửa đổi các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn “làm khó” doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ khắc phục được những bất cập, hạn chế của Luật hiện hành; tạo sự minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Chiều 28/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.  Qua...

Nhiều chuyến bay Tết Nguyên đán đã lấp đầy khách trên 70%

(ĐCSVN) – Nhiều chuyến bay dịp Tết nguyên đán hiện nay có tỷ lệ lấp đầy chỗ lên đến 70% – 80%, trong đó tập trung trên các chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Chu Lai, Đồng Hới… Lượng khách được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tháng tới. Ngày 28/11, Cục Hàng không Việt Nam đưa ra khảo sát dữ liệu giá vé...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Giá vàng phục hồi từ mức thấp nhất trong hơn một tuần đạt được trong phiên trước đó, do đồng USD yếu hơn, lạm phát đình trệ. Giá vàng hôm nay 28/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 28/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết...

Bảo Việt dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức

Bảo Việt sẽ dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024Tổng doanh thu hợp nhất sau 9 tháng đầu năm 2024 của Bảo Việt đạt 42.121 tỷ đồng, tương ứng gần 1,7 tỷ đô la Mỹ; lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.964 tỷ đồng và 1.618 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 14,7% và 13,3% so với cùng kỳ. Tổng tài sản hợp nhất tại...

Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch

(ĐCSVN) - Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần quan trọng giúp các mặt hàng nông sản Việt Nam chinh phục các thị trường quốc tế, tạo nên chuỗi giá trị nông sản bền vững. Do vậy, phát triển tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tất yếu. ...

Cùng chuyên mục

Một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 29/11/2024, ghi nhận một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng giá và tăng 1.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (29/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự điều chỉnh giá đến từ các địa phương so với ngày hôm qua. Giá heo hơi khu vực này đang dao động từ 61.000 - 63.000 đồng/kg....

Những điểm du lịch Hà Nội vừa túi tiền cho ngày cuối tuần

Phố đi bộ hồ GươmHầu như cả ngày đều có khách bộ hành dạo chơi và chụp ảnh ở phố đi bộ hồ Gươm. Tuy nhiên, thời điểm sôi động nhất vẫn là những tối cuối tuần. Những nhóm nhạc tự do thu hút rất nhiều người nán lại để thưởng thức nghệ thuật đường phố với đủ phong cách từ dân gian Việt Nam, nhạc trẻ, hip hop, các vũ điệu latinh và cả những nhóm khiêu...

Giá xăng dầu hôm nay 29/11: Quay đầu tăng

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 29/11, giá dầu Brent tăng 34 cent, tương đương 0,5%, lên mức 73,17 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 16 cent, tương đương 0,2%, lên mức 68,88 USD/thùng.Giá dầu hôm nay tăng trở lại tăng sau khi Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon cáo buộc nhau rằng lệnh ngừng bắn của họ đã bị vi phạm và khi xe tăng Israel bắn vào miền nam Lebanon.OPEC+ cũng hoãn cuộc họp có...

Giá tiêu tiếp tục tăng mạnh

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/11/2024, giá tiêu trong nước tiếp tục đà tăng mạnh, gần chạm mốc 144.000 đồng/kg, giá tiêu mới nhất ngày 29/11 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 29/11/2024, tình hình giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao so với ngày hôm qua 28/11/2024; có tỉnh tăng 1.500 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Gia Lai và Bình...

‘Táo mật Trung Quốc giá chỉ 10 nghìn/kg mà ngon như táo Nhật tiền triệu’?

Được quảng cáo là giòn tan, thơm lừng với tỷ lệ mật cao như hàng thượng hạng Nhật Bản nhưng táo mật Trung Quốc lại có giá sốc, chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg. Táo mật Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt những ngày gần đây. Chị Phạm Thị Minh Châu, một khách hàng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thừa nhận, không bàn về độ an toàn vệ sinh thực phẩm, táo mật Phú...

Mới nhất

Quốc gia đầu tiên cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Quốc hội Úc ngày 28.11 đã thông qua luật đầu tiên trên thế giới cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện A Lưới

Chiều 28/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, bà Phạm Thị Thúy Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhân...

Điểm mạnh của những người bừa bộn trong gia đình không phải ai cũng biết

GĐXH - Bạn không nên vội vã đánh giá những người sống bừa bãi, bởi họ có những đặc điểm và những điểm mạnh tiềm ẩn khiến họ nổi bật. ...

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững ở khu vực. Ngày 28/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Israel và...

Mới nhất