Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBiến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường


3 tháng tháng tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường, người đàn ông bất ngờ nhập viện điều trị tránh biến chứng tại phổi.

Mắc tiểu đường type 2, nhưng 3 tháng nay nam bệnh nhân tự ý bỏ thuốc, đến khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu “khó chịu” đi khám thì tá hỏa phải nhập viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm tại phổi.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.K, 43 tuổi, ở Hà Nội đến khám do khoảng 10 ngày nay có xuất hiện ho đờm xanh, tức ngực hai bên khi ho, cảm giác gai sốt về chiều, sụt 2 kg và đã uống kháng sinh 7 ngày nhưng không đỡ.

Bệnh nhân cho biết thêm, gia đình có bố đẻ điều trị lao phổi năm 2019, còn bản thân 6 năm trước phát hiện mắc tiểu đường type 2, nhưng uống thuốc không đều, thậm chí trong vòng 3 tháng nay còn tự ý bỏ thuốc.





Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang khám cho bệnh nhân.

Cách đây 7 tháng, anh có đi kiểm tra sức khỏe tại một cơ sở y tế có chẩn đoán theo dõi lao phổi. Do không xuất hiện triệu chứng ho, sốt nào nên anh K., chủ quan không xét nghiệm đờm để chẩn đoán lao.

BSCKI. Phạm Sơn Tùng, chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám và chỉ định anh K., làm xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh chuyên sâu và chụp CT lồng ngực.

Kết quả xét nghiệm có tăng bất thường chỉ số CRP – gợi ý cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp, xét nghiệm Glucose và HbA1c tăng cao.

Chụp CT lồng ngực kết luận hình ảnh đông đặc và nốt mờ hai phổi, có phá hủy tạo hang thùy trên phổi (theo dõi tổn thương do lao), hạch trung thất, thoái hóa cột sống ngực.

Đặc biệt, xét nghiệm vi sinh trên mẫu bệnh phẩm đờm có xét nghiệm Mycobacterium tuberculosis dương tính.

Với chẩn đoán xác định anh K., mắc viêm phổi – lao phổi AFB âm tính – đái tháo đường type 2 – viêm gan B mạn tính, bác sĩ Tùng nhanh chóng hội chẩn cùng chuyên gia PGS.TS Hoàng Thị Phượng – nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi (Viện Phổi Trung ương); Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội khoa Y (Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia cao cấp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Được chuyên gia tư vấn, ngay lập bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú Viêm phổi – Lao phổi – Đái tháo đường type 2 không kiểm soát.

PGS.TS Hoàng Thị Phượng chia sẻ: “Bệnh nhân K., đến MEDLATEC khám do vừa xuất hiện dấu hiệu cấp tính, dấu hiệu mạn tính và thêm triệu chứng viêm long đường hô hấp nên đặt ra vấn đề cần tầm soát bệnh lý cấp tính – bệnh hô hấp và bệnh lý mạn tính – bệnh lý nhiễm trùng. Hơn nữa, ở bệnh nhân này có bệnh nền, cộng với việc nghi ngờ mắc lao, dựa vào những yếu tố đó nên chúng tôi chỉ định bệnh nhân nhập viện nội trú điều trị”.

Khi nào nên sàng lọc lao phổi? Theo chuyên gia, nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi, người dân nên được tầm soát ngay, gồm ho kéo dài trên 2 tuần: Ho khan, ho đờm, ho ra máu;

Gầy sụt cân, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 2 tuần, ra mồ hôi về đêm; đau ngực, khó thở…; Triệu chứng viêm phổi cấp tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh 2 tuần;

Do bệnh lao phổi có tính chất truyền nhiễm nên cần sàng lọc lao cho người nhà bệnh nhân. Chuyên gia khuyến cáo, khi mắc lao phổi và bệnh tiểu đường là hai yếu tố cộng hưởng làm cho sức đề kháng suy giảm nên khi đã mắc tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ thúc đẩy bệnh lao phổi tiến triển. Vì vậy, nếu mắc bệnh tiểu đường, để tránh biến chứng khôn lường cần kiểm tra đường huyết và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để tránh biến chứng.

Trường hợp bệnh nhân K., bên cạnh những yếu tố nguy cơ cao như gia đình có bố mắc bệnh lao, bản thân bệnh nhân trước đây đi khám có chẩn đoán lao phổi, có mắc tiểu đường nhưng lại tự ý bỏ thuốc điều trị. Rất may mắn cho bệnh nhân K., được phát hiện kịp thời, chính xác nên tăng cơ hội điều trị thành công.

Bằng kinh nghiệm thăm khám, bác sĩ Tùng cho biết, các trường hợp nghi ngờ mắc lao, khi đi thăm khám cần kể rõ vào các dấu hiệu bất thường (nếu có) như ho kéo dài trên hai tuần, gầy sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều…

Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật, xét nghiệm cận lâm sàng để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh gồm xét nghiệm chẩn đoán lao ban đầu.

Nhuộm soi trực tiếp tìm đờm AFB: Nếu dương tính phát hiện trực khuẩn kháng cồn kháng toan, cần làm xét nghiệm Gen Expert, MGIT để khẳng định mắc lao.

Xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện lao nhanh: Xét nghiệm phát hiện lao đồng thời phát hiện tính kháng thuốc: Xpert MTB/RIF; Xpert MTB/RIF Ultra. Kết quả xét nghiệm dương tính là tiêu chuẩn “vàng” chẩn đoán.

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao: Ưu tiên nuôi cấy môi trường lỏng (BACTEC MGIT). Kết quả xét nghiệm dương tính là tiêu chuẩn “vàng” chẩn đoán.

Bác sĩ lưu ý, hiện nay, ưu tiên sử dụng xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện lao nhanh và kháng thuốc, thay thế cho xét nghiệm nhuộm soi tìm AFB.

Khi có dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp, người dân nên đi thăm khám để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.





Nguồn: https://baodautu.vn/bien-chung-phoi-o-benh-nhan-tieu-duong-d219062.html

Cùng chủ đề

4 loại cảm lạnh không được chủ quan vì có thể tiến triển nặng

Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh khác nhau. Tất cả đều gây ra các triệu chứng giống nhau như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu nhẹ, sốt nhẹ... Trong đó, một số loại virus có thể gây ra...

Nhiều thể bệnh nguy hiểm, không nên xem thường

Gai đen thường thấy ở những người mắc bệnh béo phì. Thế nhưng nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng gai đen trên cơ thể, khó điều trị dứt điểm. ...

Cách tập giúp bệnh nhân tiểu đường giữ thanh xuân

'Nghiên cứu mới đã xem xét tác động của các hình thức tập thể dục đến quá trình lão hóa sinh học ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem...

Uống nước cam mỗi ngày có tác dụng bất ngờ đến thận

Nước cam nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng tăng cường miễn dịch. Một điều không phải ai cũng biết là nước cam cũng rất có lợi với sức khỏe thận. ...

4 cách chế biến cà tím không còn sợ độc lại được món thơm ngon, người tiểu đường ăn sẽ giúp ổn định đường...

GĐXH – Nhiều người sợ ăn quả cà tím nhiều lo độc. Với 4 cách chế biến cà tím này không còn độc lại càng thơm ngon, người bệnh tiểu đường ăn sẽ giúp ổn định đường huyết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng có thể sẽ không vì vậy mà giảm sút. Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như...

Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 4 nội dung lớn liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đấtViệc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám...

Xi măng Xuân Sơn sắp hoàn thành, dự kiến vận hành cuối năm 2024

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính. ...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngÁp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng...

Cùng chuyên mục

Tác dụng thần kỳ của lá bưởi

Hỗ trợ trị các bệnh về hô hấp Lá bưởi có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản. Lá bưởi giúp loại bỏ các chất độc hại trong phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Dùng lá bưởi xông hơi hoặc uống nước lá bưởi ấm có thể giúp giảm triệu chứng cảm cúm, sổ...

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổi

Quả ổi là trái cây nhiệt đới quen thuộc và trở thành món tráng miệng ưa thích với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn chưa biết lá ổi, búp ổi cũng là thảo dược quý, đặc biệt là với người thừa cân, mắc tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổi.Các bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổiBáo Sức...

Những thay đổi về nước bọt: Dấu hiệu tình trạng sức khỏe

Nước bọt hóa ra cũng có công dụng, đông y cho rằng nước bọt làm tăng nguyên khí, tăng tân dịch, thông khiếu... và được cho là dấu hiệu tình trạng sức khỏe. Nước bọt trị bệnh, có hay không?Theo dược học cổ truyền,...

Nối cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công cánh tay bị đứt lìa của nam công nhân do tai nạn lao động. ...

Nối cánh tay nam thanh niên bị đứt lìa do bánh răng ròng rọc

Nam thanh niên bị bánh răng ròng rọc vận chuyển vật liệu xây dựng cuốn vào, cắt đứt lìa cánh tay. Rất may anh đã được bác sĩ nối tay thành công. Nạn nhân P.M.T. (36 tuổi, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) được đưa...

Mới nhất

Mới nhất