Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBiến chứng nặng vì chữa tiểu đường bằng phương pháp truyền miệng

Biến chứng nặng vì chữa tiểu đường bằng phương pháp truyền miệng


Biến chứng nặng vì chữa tiểu đường bằng phương pháp truyền miệng

Nhiều người bệnh tiểu đường tự chữa vết thương theo nhiều phương pháp dân gian, truyền miệng, hậu quả phải cấp cứu do nhiễm trùng nặng.

Ông P.V.H. (62 tuổi, Bà Rịa – Vũng Tàu) bị tiểu đường 10 năm, trong lần té xe khiến mu bàn chân trái hình thành 2 vết xước to bằng hạt đậu phộng. Sau vài ngày, vết thương rỉ dịch, đau nhức.





Bộ Y tế cho biết có 5% – 7% số người bệnh tiểu đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chân ở người bệnh tiểu đường cao gấp 15 – 46 lần so với người không bị bệnh. 

Sợ bị cắt cụt chân, ông H. được người quen giới thiệu đến các địa điểm chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian, truyền miệng.

Chỉ trong 5 tuần, ông đi tới lần lượt các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM để đắp lá cây, đắp bột thuốc, thuốc uống, thuốc bôi… nhưng vết thương vẫn không lành, tình trạng lở loét lan rộng, sâu hơn, hoại tử, có mùi hôi, đen như hắc ín. Với nỗi lo lắng ngày càng tăng, ông H. thường xuyên bị mất ngủ, ăn không ngon miệng, sụt 2kg.

Đầu tháng 7, ông H. được đưa vào bệnh viện cấp cứu do đau chân dữ dội, sốt cao liên tục nhiều ngày và bắt đầu rơi vào mê man. Bác sĩ cho biết ông bị nhiễm trùng nặng, nếu không điều trị sớm có nguy cơ hoại tử nặng hơn dẫn tới đoạn chi (cắt bỏ chân do biến chứng bệnh tiểu đường).

Bà P.H.L. (62 tuổi, Lâm Đồng), cũng bị tiểu đường nhiều năm, gần đây nổi nhọt ở bắp chân, bà tự dùng lá cây, nhai và đắp lên nhọt.

Hơn 1 tuần, nhọt không đỡ mà ngày càng to ra. Bà L. nhờ người quen dùng kim chích nhọt xì mủ và mua thuốc bột màu đen từ người quen trong vùng về bôi.

Mụn nhọt nhỏ bằng hạt bắp, dần sưng to bằng chén cơm, da xung quanh đen dần. Bà L. thường xuyên mất ngủ do đau nhức. Được con dâu khuyên nhủ nhiều lần, bà bắt xe đò vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.

TS.Lâm Văn Hoàng, Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết sau 2 tuần chăm sóc tích cực, loại bỏ các mô hoại tử, kiểm soát đường huyết, điều trị kháng sinh cao liều, chăm sóc vết thương hàng ngày, đặt máy hút áp lực âm (V.A.C) để giúp vết thương mau lành thì cả ông H. và bà L. đã giữ lại được bàn chân nguyên vẹn, thoát khỏi tàn phế.

Bác sĩ Hoàng cho biết các phương pháp điều trị dân gian như: đắp lá cây, thuốc tán từ lá hay vỏ cây, uống lá cây… đều có tác dụng nhất định nhưng cần y học nghiên cứu thêm để chỉ rõ bộ phận nào của cây thuốc, hàm lượng ra sao, cách sử dụng thế nào mới an toàn. Riêng với các biện pháp dùng kim chích lấy mủ, cắt lể rất nguy hiểm với người bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, người bệnh tiểu đường kèm theo các yếu tố như: đường huyết cao, biến chứng mạch máu, thần kinh, lão hóa da… nên dễ nhiễm trùng và lâu lành hơn người không mắc bệnh. Các phương pháp điều trị dân gian cần cẩn thận, vì hiệu quả không rõ ràng, tính an toàn thấp khi sử dụng.

Bộ Y tế cho biết có 5% – 7% số người bệnh tiểu đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chân ở người bệnh tiểu đường cao gấp 15 – 46 lần so với người không bị bệnh. Trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một người tiểu đường bị cắt cụt chân.

Người bệnh nên đến bệnh viện kịp thời, điều trị hợp lý, khoa học với phương pháp tiến bộ. Loét, nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi ở người tiểu đường đặt ra nhiều thách thức trong điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, như người bệnh phải chịu nỗi đau do bệnh tật, mất nhiều thời gian chăm sóc vết thương, gánh nặng chi phí điều trị.

Người bệnh có thể bị ảnh hưởng tâm lý, ám ảnh khi nhìn thấy vết thương. Cụt chân do tiểu đường khiến tàn phế, mất khả năng đi lại, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh và gia đình.

Bác sĩ Hoàng cho biết mỗi người bệnh tiểu đường có một tình trạng riêng về sức khỏe. Do đó, phác đồ điều trị cho từng người bệnh cần cá thể hóa.

Với người bệnh tiểu đường, ngoài điều trị bệnh thì việc chăm sóc bàn chân, phòng ngừa biến chứng bàn chân cũng nằm trong kế hoạch điều trị toàn diện.

Người bệnh được chỉ định khám tầm soát biến chứng bàn chân ít nhất 1 lần/năm để phát hiện sớm và giải quyết các tình trạng như xơ vữa và tắc mạch máu, bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường, móng dày sừng, móng quặp, chai chân.





Nguồn: https://baodautu.vn/bien-chung-nang-vi-chua-tieu-duong-bang-phuong-phap-truyen-mieng-d219794.html

Cùng chủ đề

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng bàn chân tiểu đường xảy ra âm thầm và rất sớm, khi đã có dấu hiệu rõ ràng thường đã diễn tiến nặng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cứ 30 giây trôi qua, thế giới có thêm 1 người bệnh tiểu đường bị cắt cụt chân do biến chứng tiểu đường. Bộ Y tế cho biết Việt Nam có...

Hướng dẫn chi tiết về theo dõi đường huyết liên tục

Tin mới y tế ngày 29/6: Hướng dẫn chi tiết về theo dõi đường huyết liên tụcHội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học "Hướng dẫn triển khai theo dõi Glucose máu liên tục cho người bệnh đái tháo đường". Hướng dẫn này được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại những thay đổi lớn đối với quản lý đái tháo đường. ...

Bệnh nhân tiểu đường ngày càng trẻ hóa, làm sao để giảm tác hại?

Bệnh nhân tiểu đường ngày càng trẻ hóa, làm sao để giảm tác hại?Trước tình hình gia tăng trẻ em mắc đái tháo đường type 1, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn riêng về chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường type 1 với trẻ em và thanh niên thiếu niên. Chiều 24/6, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những chiều cuối thu Hà Nội

Mỗi mùa trong năm, Hà Nội lại ôm ấp một vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Nhưng có lẽ mùa thu sẽ khiến nhiều người mê say hơn cả với những chiều cuối thu cảm xúc dạt dào. Diện những bộ áo dài xinh đẹp đứng giữa hàng cây già im ắng, bỏ lại những ồn ào của phố xá để ghi lại những khung hình đẹp, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn cảm xúc tuyệt vời. Lang thang trên những cung đường quanh...

Lấp khoảng trống hậu dự án BOT

Không phải ngẫu nhiên, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa phải phát công văn hỏa tốc gửi Cục Đường bộ Việt Nam, Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) và một số đơn vị liên quan yêu cầu giải quyết dứt điểm các tồn tại của Dự án BOT Đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 51, đoạn từ Km0 +900 đến Km73 + 600 (Dự án BOT...

Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường. Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường. ...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

Hà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên...

Khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh tiếp tục tìm chủ đầu tư

Hiện chỉ có một doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu sơ bộ thực hiện dự án khu đô thị mới Mê Linh. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã gia hạn thời gian đăng ký để tiếp tục tìm thêm nhà đầu tư. Khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh tiếp tục tìm chủ đầu tưHiện chỉ có một doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu sơ bộ thực hiện dự...

Bài đọc nhiều

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. Việt Nam đã chính thức bước...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi. ...

Chuyên gia tiết lộ chế độ ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường

Chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải được chỉ ra là có thể giúp giảm nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch, chuyển hóa như đau tim và đột quỵ. ...

Cùng chuyên mục

Nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân, nhưng cần lưu ý gì?

Chỉ ăn trong một số giờ nhất định trong ngày có thể giúp mọi người giảm cân và kiểm soát đường huyết, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, đã điều tra cách tuân theo...

Manulife khuyến khích cộng đồng “khoe” khỏe

Khuyến khích cộng đồng ‘khoe’ lối sống khỏe Ở giai đoạn II, chương trình ‘Sống Sạch - Sành - Xanh’ tập trung vào chủ đề ‘Khoe’ Khỏe nhằm khuyến khích xây dựng lối sống khỏe trong cộng đồng. Hàng loạt hoạt động về sức khỏe sẽ được Manulife triển khai bao gồm: Thử thách ‘Khoe’ Khỏe - khuyến khích...

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch Trẻ càng nhỏ khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện vì vậy mà khả năng mắc bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh, giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Hầu hết những bệnh giao mùa đều có thể được ngăn ngừa bằng vaccine, Đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo...

Suy thận độ 3 gây tiểu đêm nhiều lần, chân phù to – Cách hỗ trợ nào hiệu quả?

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần, chân phù to kéo dài nhiều ngày mà không rõ lý do. Đến khi thăm khám mới biết đó chính dấu hiệu của suy thận độ 3. Vậy làm thế nào để hỗ trợ cải thiện bệnh? ...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội: Bệnh viện xây như khách sạn 5 sao, dân gánh viện phí cao

Nếu các bệnh viện, trường đại học phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng chắc chắn chi phí khám chữa bệnh, chi phí đào tạo sẽ rất cao.   Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: GIA HÂN Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận định như vậy khi phát biểu thảo luận ở hội trường về...

Nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân, nhưng cần lưu ý gì?

Chỉ ăn trong một số giờ nhất định trong ngày có thể giúp mọi người giảm cân và kiểm soát đường huyết, theo một nghiên cứu mới. ...

Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa, nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chiều 4/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận...

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2024

(MPI) – Tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, có 2.743 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Đẩy mạnh cơ...

Mới nhất