Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng...

Bí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng của đồng bào Cơtu


Phóng viên Dân trí vừa có cuộc trò chuyện với ông Bhling Mia – Bí thư huyện ủy Tây Giang, Quảng Nam – về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Cơtu tại huyện miền núi.

Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơtu có một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Vậy ông có thể cho biết, những năm qua, huyện Tây Giang đã bảo tồn giá trị di sản văn hóa tại các bản làng như thế nào?

– Là địa phương có trên 96% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số Cơtu, với mục đích gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang đã đầu tư nhiều công sức, kinh phí để bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơtu trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Bí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng của đồng bào Cơtu - 1

Ông Bhling Mia – Bí thư huyện ủy Tây Giang, Quảng Nam (Ảnh: Anh Kiêm).

Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/HU về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Tây Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”, với phương châm “Lấy văn hóa phát triển kinh tế, ổn định xã hội; lấy văn hóa đoàn kết dân tộc; lấy văn hóa củng cố tổ chức cơ sở Đảng, giữ gìn tốt an ninh trật tự; lấy văn hóa phát triển văn hóa và lấy văn hóa thu hút đầu tư và du lịch”.

Từ đó công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cơtu được cả hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc một cách quyết liệt, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể được bảo tồn và giới thiệu đến với công chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước tiên, văn hóa của người Cơtu gắn liền với văn hóa Làng, văn hóa cộng đồng. Làng của người Cơtu được bố trí theo hình tròn, nhà cửa được bố trí xung quanh, ở giữa là Gươl.

Gươl là nơi thiêng liêng, tập trung linh hồn sống của làng tạo nên sự bền chặt của văn hóa cộng đồng dân tộc Cơtu và cũng là nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước. Toàn huyện có 59/63 thôn có Gươl.

Bí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng của đồng bào Cơtu - 2

Gươl của đồng bào Cơtu huyện Tây Giang. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Cơtu (Ảnh: Anh Khiêm).

Thứ hai, tiếng nói và chữ viết Cơtu dần được khôi phục và bảo tồn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơtu. Nhiều bài viết, cuốn sách viết về văn hóa Cơtu được in ấn và phát hành.

Thứ ba, các giá trị văn hóa ẩm thực của người Cơtu luôn được phát huy trong dịp lễ hội, tiếp khách với các món ăn truyền thống, như cơm lam, sắn lam, bánh cuốt, thịt, cá nấu trong ống nứa, các loại rượu cần, tr’đin, ba kích, đảng sâm.

Thứ tư, hàng năm, huyện tổ chức phục dựng lễ hội mừng lúa mới, hội thi điêu khắc, thi trống chiêng tại huyện. Hiện nay đã sưu tầm được trên 54 hiện vật và đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Cơtu huyện.

Trong xu thế phát triển hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc bản địa có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào Cơtu ở Tây Giang?

– Hiện nay, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là xu thế. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc bản địa sẽ tạo ra nét riêng độc đáo của đồng bào Cơtu Tây Giang, không lẫn với bất kỳ dân tộc nào, hoặc người Cơtu ở các địa phương khác.

Bí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng của đồng bào Cơtu - 3

Điệu múa tung tung da dá của đồng bào Cơtu huyện Tây Giang được thể hiện trong các dịp lễ hội (Ảnh: Anh Kiêm).

Điều này về mặt kinh tế có ý nghĩa nhất định trong việc thu hút khách du lịch đến với Tây Giang thay vì vùng khác, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân; du khách thích thú với văn hóa bản địa sẽ đến Tây Giang nhiều hơn, đồng bào Cơtu ở Tây Giang có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công truyền thống như thổ cẩm, các sản phẩm đan lát… Điều này giúp người dân duy trì các nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập.

Hiện nay, nhiều Gươl trên địa bàn đang bị bê tông hóa, tôn hóa (xây dựng bê tông cốt thép, lợp tôn) làm mất dần giá trị kiến trúc của đồng bào Cơtu. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

– Có thể khẳng định trên địa bàn huyện Tây Giang, không có Gươl nào thuộc thiết chế văn hóa cộng đồng bị bê tông hóa, cá biệt một trường hợp tôn hóa do một số nguyên nhân bất đắc dĩ.

Tuy nhiên, quan điểm nhất quán của địa phương là phải giữ gìn bằng được các yếu tố văn hóa truyền thống, tuyệt đối không để lai căng, biến chất. Trong đó, việc giữ gìn các giá trị kiến trúc của đồng bào Cơtu phải được coi trọng.

Việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện Tây Giang có ý nghĩa ra sao đối với đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của đồng bào Cơtu?

– Người Cơtu quan niệm rừng gắn bó với người, người sinh ra thì rừng đã có trước, che chở, nuôi nấng con người. Chính từ cái lẽ đó nên người Cơtu rất coi trọng mọi việc làm khi tác động đến rừng; việc bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn sông, suối đã kết thành một nét văn hóa riêng.

Với phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành và nhân dân chú trọng; việc phát đốt rừng già, rừng đầu nguồn, phát rừng làm rẫy, cháy rừng ít xảy ra, độ che phủ rừng ngày càng nâng lên; tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản không xảy ra.

Bí thư huyện Tây Giang: Văn hóa là vốn sống, nền tảng của đồng bào Cơtu - 4

Đồng bào Cơtu có bản sắc văn hóa đặc sắc, không lẫn vào bản sắc văn hóa của dân tộc khác (Ảnh: Anh Kiêm).

Rừng Tây Giang như báu vật thiên nhiên che chở và bảo vệ cuộc sống của người dân. Bởi thế, không chỉ bảo vệ rừng, người dân vẫn đang ngày ngày lặng lẽ trồng rừng, giữ lá phổi xanh của núi rừng Trường Sơn.

Tổng diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2015-2022 là trên 4.000ha, nâng độ che phủ rừng hiện nay đạt trên 73%.

Bên cạnh đó, huyện Tây Giang đã tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách có liên quan về việc trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng. Huyện đã xây dựng kế hoạch trồng mới giai đoạn 2020-2025 với tổng diện tích 2.500ha; đến nay, đã trồng được hơn 1.900 ha.

Hiện nay, toàn huyện Tây Giang có diện tích rừng hơn 91.300ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 74% diện tích, với nhiều cánh rừng quý như khu rừng lim, rừng đỗ quyên cùng với sự đa dạng của hệ thống động thực vật quý hiếm, với hơn 2.000 cây có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả nghìn năm.

Nhiều động, thực vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, như Voọc chà vá chân nâu, tê tê, mang lớn… và thực vật như lim, pơmu, đỗ quyên, dổi…

Đặc biệt, huyện đã phát hiện, quản lý, bảo tồn nhiều hệ động, thực vật quý hiếm, như khu rừng nguyên sinh pơmu với 1.366 cây, trong đó có 725 cây có tuổi thọ từ 200 đến 1.328 năm tuổi được công nhận cây Di sản Việt Nam; rừng đặc dụng sao la; rừng đỗ quyên cổ thụ; rừng lim, với tổng diện tích trên 1.000ha.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, trong quá trình phát triển và hội nhập, bản sắc văn hóa của đồng bào Cơtu cũng bị ảnh hưởng. Ông có nhìn nhận như thế nào?

– Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau để hợp tác, trao đổi, giao lưu, học hỏi, cùng nhau phát triển.

Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh quốc tế mới với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, văn hóa dân tộc cũng chịu những tác động trái chiều, rõ nhất là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự lấn át của các phương tiện truyền thông mới, internet, mạng xã hội.

Hiện nay, việc quảng bá sâu rộng văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu dùng, thời trang, ẩm thực, giải trí càng trở nên phổ biến, kéo theo đó là những xu hướng mới, trong đó có cả những xu hướng tiêu cực thu hút giới trẻ tham gia.  

Tuy nhiên, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt, không đại diện cho bản sắc văn hóa của đồng bào Cơtu.

Theo tôi, bản sắc văn hóa là giá trị trường tồn của mỗi dân tộc, không vì vài biểu hiện bên ngoài mà thay đổi. Có chăng là những thay đổi tích cực, phù hợp với thời đại mới như việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nạn tảo hôn, ma chay cưới hỏi tốn kém… Như vậy thì không tính là bị thay đổi mà là sự phát triển phù hợp với thời cuộc.



Source link

Cùng chủ đề

Tiên Du – Bắc Ninh: Hành trình 25 năm hội nhập và lưu giữ văn hóa

25 năm qua, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và những nét văn hóa dân tộc vẫn luôn được trân trọng và hiện hữu.

Khi trang phục khơi gợi bản sắc quốc gia

Thế vận hội Paris 2024 không chỉ là đấu trường thể thao mà còn là một sàn diễn thời trang đẳng cấp thế giới, nơi các quốc gia thể hiện bản sắc văn hóa qua trang phục của đội tuyển.

Độc đáo nghi lễ lẩu Then Thục Mạ Binh của người Tày – Lạng Sơn

  Then là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một số tộc người. Nghi lễ Lẩu Then của người Tày vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Nghi lễ này được tác giả Lê Huy Ngọc...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát triển thương hiệu quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển thương hiệu du...

Chương trình Jazz quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Chương trình Jazz quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, quy tụ hơn 100 nghệ sỹ, ban nhạc Việt Nam và các nghệ sỹ, ban nhạc quốc tế đến từ Mỹ, Singapore và Hàn Quốc. Ngày 19/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đang phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị cho Chương trình Jazz quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt The London – phân khu phong cách hoàng gia Anh giữa Ocean City

Tiếp lửa cho thị trường phía ĐôngThị trường căn hộ Hà Nội đang có nhiều khởi sắc. Theo CBRE, số căn bán nửa đầu năm 2024 vượt mức ghi nhận của cả năm 2023. Trong đó, các dự án chung cư tại những khu đô thị lớn phía Tây và phía Đông Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ giao dịch. Một số dự án đã bán hết 80 - 90% quỹ hàng chỉ...

Hàng nghìn hồ sơ thuế đất tồn đọng, Cục Thuế TPHCM kiến nghị họp khẩn

Cục Thuế TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TPHCM tổ chức cuộc họp để thống nhất việc áp dụng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất… Văn bản này xuất phát từ việc hàng nghìn hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8 đến nay nhưng chưa được tính nghĩa vụ tài chính, gây ách tắc.Cơ quan thuế đề xuất cuộc họp để kịp...

Đồi nứt toác hàng trăm mét ở Hòa Bình, 200 người được sơ tán khẩn cấp

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài khiến quả đồi ở xã Tuân Đạo xuất hiện vét nứt lớn sâu và dài hàng trăm mét. Chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 50 hộ dân, hơn 200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đến hiện trường, kiểm tra khu vực sạt trượt tại xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn. Ông Nguyễn...

TPHCM đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM vừa có văn bản trình UBND TPHCM về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993.Theo tờ trình này, Sở TN&MT đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở như Quyết định số 18/2016 của UBND TPHCM.Cụ thể, các quận 1, 3, 4, 5,...

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông

(Dân trí) - Sau khi đi qua đảo Lu Dông (Philippines), sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, với sức gió cấp 7, giật cấp 9. Trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, lúc 10h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa yêu thương từ rốn lũ Lệ Thủy Quảng Bình đến miền Bắc thân yêu

(NADS) - Trong những ngày vừa qua, tình người từ miền Trung thân thương lại một lần nữa tỏa sáng. Những hành động thiết thực, ý nghĩa và đầy tình cảm của người dân Lệ Thủy, Quảng Bình đã tạo nên một làn sóng yêu thương lan tỏa mạnh mẽ, gửi đến bà con miền Bắc – nơi cũng đang đối mặt với những khó khăn của thiên tai. ...

Đến ngân hàng, người phụ nữ lặng người trước 1 câu nói của nhân viên

Xoay xở đủ kiểu để chăm sóc mẹTôi là Vương Thúy Lan, lớn lên trong trong một gia đình có 2 anh em ở Chiết Giang, Trung Quốc. Bố mẹ tôi là những công nhân viên chức nên...

Ủng hộ thật, hành động thật

Những ngày qua, trên khắp trang các trang mạng xã hội đều là những thông tin đau thương về tình hình lũ lụt lịch sử tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tại các tỉnh vùng cao.Trước những đau thương đó, nhiều người Việt Nam đã cùng chung tay ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần với mong muốn góp chút công sức nhỏ bé để giúp đồng bào khắc phục khó khăn sau khi bị...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài Việt Nam và biểu diễn nghệ thuật tại Pháp

Mở màn là tác phẩm “Ca ngợi tổ quốc, đất nước, mùa xuân” của nhạc sỹ Hoàng Vân mang tới cho người nghe cảm xúc bồi hồi tha thiết nhớ về quê hương. Tiếp theo đó là những giai điệu trầm bổng, thiết tha, hùng tráng với các tác phẩm nổi tiếng của W.A.Mozart, A.Vivaldi, G.Faure, A.Piazzolla. D.Shuplevski… do dàn nhạc dây đến từ Macedonia biểu diễn. Nhạc trưởng Lê Phi Phi,...

“Đi giật lùi” giữ hồn làng gốm Chăm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Gìn giữ nghề gốm hơn 800 năm tuổiBà Gạch ở làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, thường thức dậy sớm, ăn sáng rồi ngồi nhai trầu trước khi bắt đầu một ngày “đi giật lùi” cạnh bên bàn xoay gốm. Đôi tay...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Bộ TT&TT phải đầu tư mạnh về trang thiết bị CNTT

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị triển khai lập kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026-2030 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác kế hoạch tài chính các đơn vị trực thuộc Bộ. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo hội nghị.   Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, việc tổ chức Hội nghị triển...

Cảnh báo triều cường vùng hạ lưu sông Sài Gòn đạt đỉnh, Bình Phước một xã bị ngập sâu

TPO - Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương thông báo tình hình triều cường vùng hạ lưu sông Sài Gòn. Trong khi tại Bình Phước, cơn mưa lớn kéo dài khiến một xã bị ngập sâu. Ngày 17/9, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Dương cảnh báo, trong các ngày từ 19-21/9, mực nước hạ lưu sông Sài Gòn sẽ ở mức...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kem

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kemBộ sưu tập với hơn 40 tác phẩm thời trang là túi xách, giày, nón, đồng hồ, phụ kiện thời trang… của các thương hiệu đình đám, đã được chị Hà Hải cùng các bạn trong tiệm bánh của mình mô phỏng một cách tinh tế, vừa cho...

Mới nhất

VNPAY Taxi giảm tới 100.000 đồng khi đến các cơ sở tiêm chủng

Từ 05/09/2024 đến hết ngày 31/10/2024, khi đặt xe tại tính năng VNPAY Taxi trên ứng dụng ngân hàng và ví VNPAY và chọn mã VNVC100, người dùng được khuyến mại tối đa 100.000 đồng.  Với mong muốn mẹ bỉm và các “búp măng non” luôn đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như được tối ưu chi phí...

Tập trung đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh

Căn cứ các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về triển khai công tác phòng chống bão số 3, tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các ngành chức năng...

Mới nhất

Nghĩa đồng bào