Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBí quyết "nằm lòng" khi làm bài thi môn tổ hợp xã...

Bí quyết “nằm lòng” khi làm bài thi môn tổ hợp xã hội


Làm rõ đặc điểm nổi bật từng giai đoạn lịch sử

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Huế (thủ khoa đầu vào, Á khoa đầu ra Khoa Sư phạm lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), học sinh cần chú ý ôn tập, bám sát đề thi do Bộ GD&ĐT đưa ra, trọng tâm phần lịch sử lớp 12, ngoài ra chú ý đọc lại các kiến thức cơ bản của lớp 11.

Để ôn tập hiệu quả và làm chủ bài thi, học sinh nên chú ý một số các phương pháp: Làm chủ các sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử cơ bản, các nhân vật, sự kiện lịch sử là yếu tố cơ bản của lịch sử.

Khi học, các em cần đặt sự kiện, nhân vật vào đúng thời gian, không gian để phân tích những vai trò, tác động hoặc các sự kiện, nhân vật liên quan; nắm vững các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội để có phân tích lựa chọn chính xác cho các câu hỏi; làm rõ đặc điểm riêng, nổi bật của từng giai đoạn thời gian trong lịch sử.

Bí quyết nằm lòng khi làm bài thi môn tổ hợp xã hội - 1

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Huế (Ảnh: Hà Lê).

Thay vì học thuộc lòng, các em nên học theo các từ khóa lịch sử cơ bản đặc trưng của từng chuyên đề, từng giai đoạn, từng bài; theo sơ đồ tư duy lịch sử, timeline (dòng thời gian) các sự kiện, giai đoạn lịch sử.

Học sinh có thể áp dụng sơ đồ tư duy để học về những sự kiện lịch sử, hoặc học theo motip (công thức tượng trưng) nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…; So sánh, đối chiếu điểm giống nhau và khác nhau của những nội dung lịch sử tương đồng theo nội dung và theo giai đoạn. 

Thí sinh không đọc kỹ câu hỏi dẫn đến hiểu sai yêu cầu; chủ quan ở những câu hỏi dễ, cơ bản dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc; không chú ý đến các câu hỏi phủ định dẫn đến lựa chọn sai; phân bố thời gian làm bài thi không hợp lý giữa các câu hỏi…

5 lỗi thường gặp khi làm bài thi địa lý

Cô Lê Phượng Loan, giáo viên địa lý, Trường trung học Vinschool cho biết, phạm vi ôn tập môn này tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12, về địa lý Việt Nam.

Ngoài các phần kiến thức về tự nhiên, dân cư, kinh tế, nhóm kĩ năng rất quan trọng cần được thường xuyên rèn luyện và ôn tập là sử dụng Atlat địa lý Việt Nam, làm việc với bảng số liệu (xử lý số liệu, nhận xét bảng số liệu), làm việc với biểu đồ (nhận diện biểu đồ, xác định nội dung của biểu đồ, nhận xét biểu đồ). Được phép sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài là một lợi thế lớn để các thí sinh có thể giành trọn điểm các câu sử dụng Atlat và nhiều câu hỏi khác.

Cũng theo giáo viên này, khi làm bài thi địa lý, thí sinh hay gặp một số lỗi cơ bản. Thứ nhất, chỉ tập trung làm bài trên đề mà không chú ý thời gian dẫn đến còn quá ít giờ để tô trắc nghiệm.

Bí quyết nằm lòng khi làm bài thi môn tổ hợp xã hội - 2

Cô Lê Phượng Loan, giáo viên địa lý (Ảnh: Hà Lê).

Thứ hai, các em bỏ trắng không tô các câu trắc nghiệm do không tìm được đáp án đúng. Lời khuyên chuyên gia này đưa ra, thí sinh cần hoàn thành việc chọn đáp án cho tất cả các câu trắc nghiệm để không bỏ qua cơ hội có điểm bởi cho dù câu khó hay dễ đều có mức điểm như nhau, tránh sa đà vào các câu khó để mất điểm câu dễ.

Nguyên tắc thứ 3, câu dễ các em làm trước, câu khó làm sau, phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi câu, luôn để khoảng 5 đến 10 phút cuối giờ để rà soát phiếu trả lời.

Lỗi thứ 4, các em đọc không kĩ các câu dẫn và đáp án, đặc biệt là các câu dẫn có từ, cụm từ phủ định như “không”, “không phải”, “chưa”, “chưa chính xác”, “thiếu chính xác” dẫn đến trả lời sai.

Lỗi thứ năm, thiếu tự tin vào bản thân, liên tục chỉnh sửa đáp án dẫn đến lo lắng không đáng có. Khi làm bài ở mỗi câu, các bạn hãy gạch chân từ khóa để tiếp cận nhanh nhất với yêu cầu của đề bài.

Đề thi Giáo dục Công dân sẽ tăng cường vận dụng thực tiễn

Thầy Trần Văn Năng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng, đề thi năm 2024 sẽ có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Dựa trên đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2024 có thể thấy, đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 chiếm tới 90% và 10% lớp 11, ổn định như đề thi năm 2023.

Các câu hỏi trong đề chủ yếu nhận biết, thông hiểu (khoảng 75%). Các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao chiếm khoảng 25%. Đề thi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, hợp lý, khoa học, có phân hóa.

Bí quyết nằm lòng khi làm bài thi môn tổ hợp xã hội - 3

Thầy Trần Văn Năng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Ảnh: Hà Lê).

Nội dung đề thi chính thức năm 2024 theo như hàng năm sẽ bám sát đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT nên học sinh cần lưu ý các ý chính sau:

Lớp 11: tập trung vào phần học kì I: Công dân với kinh tế, cụ thể các nội dung sau: Công dân với sự phát triển kinh tế; Hàng hóa – Thị trường – Tiền tệ; Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Cung- cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Lớp 12: các câu hỏi trong đề thi trải từ bài 1 đến bài 9, không có câu hỏi thuộc phần giảm tải, những nội dung sau thường tập trung nhiều câu hỏi: Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Công dân với các quyền tự do cơ bản; Công dân với các quyền dân chủ

Trong quá trình làm bài, thí sinh hay mắc phải những lỗi dưới đây: Các câu hỏi về tình huống đòi hỏi khả năng tư duy logic của học sinh, vì thế đa phần các em hay gặp khó khăn khi xử lý những câu hỏi này.

Khi gặp dạng câu hỏi trên, thí sinh cần đọc kỹ đề bài, gạch chân từ khóa, xác định trọng tâm vấn đề cần trả lời. Sau đó, các em phân tích đáp án đưa ra, có thể dùng phương pháp loại trừ đáp án không liên quan, từ đó đi đến lựa chọn đáp án chính xác nhất.

Các em thường chủ quan và dễ mất điểm ở những câu nhận biết, thông hiểu. Các em lưu ý rằng các câu hỏi đều có điểm số bằng nhau nên tránh tình trạng chủ quan để mất điểm câu dễ hoặc quá tập trung vào các câu khó để mất điểm một cách đáng tiếc.

Khi xử lý 30 câu đầu của đề, học sinh thường chủ quan và nhanh chóng đưa ra lựa chọn là các đáp án “quen mắt” hoặc chỉ lướt qua 1-2 từ đầu đã vội vàng chọn đáp án. Điều này dễ khiến các em mất điểm. Vì vậy với bất kì câu hỏi nào, học sinh cũng cần đọc kỹ đề bài, soát lại đáp án sau khi làm bài.

Khi làm bài, các em thường dễ nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức tương đương hoặc gần giống nhau. Ví dụ 4 hình thức thực hiện pháp luật, 4 loại vi phạm pháp luật; các quyền tự do cơ bản; các quyền dân chủ cơ bản của công dân …, Do đó, học sinh nên lập bảng so sánh để dễ dàng phân biệt, hoặc xác định các từ khóa của mỗi đơn vị kiến thức để tránh nhầm lẫn.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/bi-quyet-nam-long-khi-lam-bai-thi-mon-to-hop-xa-hoi-20240622115103729.htm

Cùng chủ đề

Phổ điểm năm 2024 của 5 tổ hợp tuyển sinh đại học phổ biến

5 tổ hợp: A00, A01, B00, C00, D01 các tổ hợp được các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều nhất trong tuyển sinh. Thí sinh tham khảo phổ điểm các tổ hợp này để có thêm dữ liệu trong lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Phổ điểm tổ hợp A00 ...

Vụ thí sinh tố mất 20 phút làm bài môn văn: “Không em nào thiệt thòi”

Chiều 30/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM đã đưa ra phương án xử lý trong vụ việc "Thí sinh tố mất 20 phút làm bài môn văn do giám thị ký nhầm".Theo ông Hiếu, sau khi xác minh với lãnh đạo điểm thi Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Du, cho thấy có xảy ra sự việc cán bộ coi thi...

Thí sinh tại TP.HCM hoàn thành bài thi tổ hợp

  TP.HCM có hơn 49.000 thí sinh đăng lý thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên, nhiều hơn thí sinh đăng ký thi môn tổ hợp Khoa học xã hội (các môn Khoa học xã hội: Lịch sử hơn 37.000 thí sinh, địa lý hơn 36.000 thí sinh và Giáo dục công dân hơn 29.000 thí sinh). ...

Thí sinh ở TPHCM vui buồn lẫn lộn sau môn thi tổ hợp

Trưa ngày 28/6, các thí sinh ở TPHCM đã hoàn thành xong bài thi tổ hợp là môn Khoa học tự nhiên (gồm vật lý, hoá học, sinh học) và Khoa học xã hội (gồm địa lý, lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

Dân ven sông Lèn trắng đêm trực lũ, nhọc nhằn dọn bùn lầy vì mất điện

(Dân trí) - Mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về khiến sông Lèn qua huyện Hà Trung (Thanh Hóa) dâng cao, hàng trăm hộ dân sống ven sông bị ngập. Nước rút nhưng mất điện, người dân khốn khổ dọn đống bùn lầy. Dân ven sông Lèn trắng đêm trực lũ, nhọc nhằn dọn bùn lầy vì mất điện (Video: Thanh Tùng) Vài ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến nước sông Lèn đạt mức báo động III, khu phố Tương...

Vay vàng mua bất động sản, méo mặt vì giá vàng liên tục lập đỉnh

Đau đầu vì mượn vàng mua bất động sảnCuối năm 2020, gia đình chị Nguyễn Thúy (quê Nam Định) mua một căn nhà trong ngõ đã xây dựng 5 tầng với diện tích mỗi sàn là 32m2 tại Nam Từ Liêm (Hà Nội) với mức giá 2,7 tỷ đồng. Có khoảng 1,2 tỷ đồng, chị Thúy mượn người thân 10 lượng vàng SJC, không mất lãi. Phần thiếu còn lại, chị Thúy đi vay ngân hàng. Chị nói đa phần...

15 ngày khó quên của bộ đội tại thôn Làng Nủ

(Dân trí) - Bịn rịn chia tay đồng bào Làng Nủ, gần 400 người lính đã kết thúc nửa tháng gian khổ tìm kiếm thi thể nạn nhân bị chôn vùi. Nửa tháng trước, thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng. Những người sống sót chỉ biết chắp tay cầu xin "hương hồn khôn thiêng" của người đã khuất chỉ cho nơi thân xác bị vùi lấp. Trong hoàn cảnh đau thương ấy, hàng...

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23/9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức sự kiện "Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024" và "Lễ công bố Tạp chí gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á". Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, các vị đại biểu, các thế hệ nguyên lãnh đạo, thầy cô trong Hội đồng biên tập, cùng đông đảo các cộng tác viên là...

Minh Hải từng là tên gọi của tỉnh nào?

1. Tỉnh Minh Hải được thành...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh chuyên văn giành giải trong cuộc thi về trí tuệ nhân tạo

Tại vòng Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, thí sinh Phùng An Như - học sinh lớp chuyên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đã gây ấn tượng với Ban tổ chức (BTC) bởi ý tưởng kết hợp trí tuệ nhân tạo và âm nhạc.  Chia sẻ về ý tưởng của mình, An Như cho biết mặc dù không phải là học sinh khối ngành STEM thế nhưng xuất phát từ niềm đam mê...

Cần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại cuộc sống sau bão lũ

Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý sau bão lũ.

Cần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại cuộc sống sau bão lũ

Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý sau bão lũ.

Mới nhất

Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử Việt Nam-Nga

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, sự thành công của Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác khoa học và công nghệ Việt-Nga.   Sáng 25/9 theo giờ Việt Nam, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ trưởng Huỳnh Thành...

Chân dung nữ sĩ quan trẻ nhất Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6

TPO - Sinh năm 2001, Trung úy Đỗ Thị Diệu Huyền là nữ sĩ quan trẻ nhất trong số 63 quân nhân mũ nồi xanh của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 đang trên đường bay tới Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNMISS. Trung úy Đỗ Thị Diệu Huyền tốt nghiệp Học viện Khoa học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024

VOV.VN - Trong sáng nay, Thủ tướng Chính phủ sẽ dự Lễ Khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Khu Công nghệ cao và tiếp các doanh nghiệp sáng lập diễn đàn.   Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề: “Chuyển đổi công...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Theo TS Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành phố mong muốn HEF 2024 là nơi gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt các xu hướng phát triển mới.Diễn đàn năm nay ghi nhận 40 đoàn...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi gỡ bỏ cấm vận đối với Cuba

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô lâm kêu gọi Hoa Kỳ gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận đơn phương chống lại Cuba và đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.   Ngày 24/9, theo...

Mới nhất