Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamBí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”.

Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm

Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express – Tàu tốc hành liên thành phố (ICE) của Đức.

Hệ thống ICE chính thức đi vào hoạt động năm 1991, với mục tiêu cải thiện vận tải đường dài và kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn của Đức. Bên cạnh đó, hệ thống này không chỉ phục vụ các điểm đến trong nước mà còn mở rộng sang các quốc gia lân cận, bao gồm Áo, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và Hà Lan trong các dịch vụ xuyên biên giới.

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức- Ảnh 1.

Tàu tốc độ cao của Đức (Ảnh: Internet).

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai đã phá hủy nặng nề hệ thống đường sắt của Đức, Chính phủ nước này đã xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện hệ thống giao thông bao gồm cả đường sắt.

Theo đó, đất nước được mệnh danh là “trái tim của châu Âu” này dự kiến 2.225km tuyến đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) với tốc độ 300 km/h và phát triển thêm 1.250km tuyến đạt tốc độ 200 km/h. Mục tiêu đầu tư tàu ĐSTĐC “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”.

Tháng 6/1991, ĐSTĐC của Đức (ICE) bắt đầu hoạt động. Các tuyến đầu tiên được chọn ở Đức là tuyến Hanover – Wurzburg và Mannheim – Stuttgart. Đây đều là các tuyến hỗn hợp kết hợp chở hành khách và vận tải hàng hóa, khác với ĐSTĐC của Nhật Bản và của Pháp tập trung vào dịch vụ dành riêng chở hành khách.

Mạng lưới đường sắt của Đức nhanh chóng phát triển với việc bổ sung một tuyến đường Wolfsburg – Berlin vào năm 1998 (tuyến đường sắt Đông – Tây). Đây được coi là biểu tượng của sự thống nhất chính trị giữa Tây Đức và Đông Đức, kết nối Thủ đô chính trị mới là Berlin với các thành phố ở phía Tây đất nước.

Sau đó, tuyến Cologne – Frankfurt được đưa vào sử dụng năm 2002, tuyến Nieders – Munich năm 2006.

Theo Bản đồ Đường sắt tốc độ cao (“Atlas High speed rail”, 2023) của Hiệp hội Đường sắt quốc tế (UIC), hiện Đức có 14 tuyến đang khai thác, tổng cộng dài 1.631km, tốc độ tối đa 230-300km/h. Đức đang xây dựng 87km và quy hoạch 81km, đưa tổng số km là 1.799km.

Về tốc độ khai thác tối đa, trên 200km/h có 2 tuyến, chiều dài 369km, chiếm 23% tổng chiều dài ĐSTĐC; trên 250km/h gồm 07 tuyến, chiều dài 739km, chiếm 47%; trên 300km/h gồm 4 tuyến, chiều dài 463km, chiếm 30%. Như vậy, xu hướng chủ đạo của ĐSTĐC của Đức có tốc độ khai thác trên 250km/h chiếm 77%.

Đến nay, Đức có mạng lưới ĐSTĐC dài 1.631km, với 14 tuyến đang khai thác. Với mật độ đường sắt hiện có dày đặc (93km/1.000km2).

Trong đó có 6 tuyến chính chạy theo trục Bắc – Nam và 3 tuyến theo trục Đông – Tây. Tuyến đường được ICE sử dụng nhiều nhất là tuyến Mannheim – Frankfurt, do nhiều tuyến ICE hội tụ tại khu vực này. Khi tính cả lưu lượng giao thông bao gồm tàu hàng, tàu địa phương và tàu khách đường dài, tuyến bận rộn nhất là Munich – Augsburg với khoảng 300 chuyến tàu mỗi ngày.

Cần phải nói rằng, Đức là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc trên thế giới. Nhưng chiến lược phát triển đường sắt của Đức là ưu tiên tối ưu hóa biểu đồ chạy tàu trên các tuyến và giảm thời gian hành khách chờ chuyển tàu tại các ga thay cho việc tăng tốc độ chạy tàu.

Vì thế các tuyến chủ yếu được hình thành trên cơ sở nâng cấp mạng lưới đường sắt hiện hữu khổ 1.435mm để khai thác hỗn hợp cả hành khách và hàng hóa với vận tốc trung bình 160km/h đối với tàu khách và 100km/h đối với tàu hàng. Trong đó ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm hoặc không vào giờ cao điểm. Duy nhất tuyến Cologne – Frankfurt dài khoảng 180km có nhu cầu hành khách lớn nên chạy riêng tàu khách với tốc độ tối đa 300km/h.

Về vận tải khách, hệ thống ICE hướng đến đối tượng là các doanh nhân và người di chuyển đường dài, đồng thời được Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Đức (DB) quảng bá như một giải pháp thay thế cho các chuyến bay với cùng điểm đến.

Chính quyền các cấp chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng

Về mô hình đầu tư, đối với hạ tầng, tại Đức chủ yếu đầu tư theo hình thức đầu tư công gồm nguồn vốn bố trí từ ngân sách liên bang, ngân sách địa phương, hỗ trợ của Ủy ban châu Âu (đối với các tuyến đường sắt liên vận châu Âu), vốn góp Tập đoàn đường sắt quốc gia Đức (DB). Các dự án phải được đánh giá về kinh tế vĩ mô, sau đó được đưa vào trong quy hoạch tổng thể kết cấu hạ tầng đường sắt để nghiên cứu triển khai.

Ví dụ như tuyến Nuremberg – Ingolstadt xây dựng vào năm 2006, trong đó, chính quyền liên bang đảm nhiệm 58%, DB góp 32%, chính quyền khu vực 5% và Ủy ban Châu Âu 5%.

Chính phủ Đức cũng đã xây dựng các khung pháp lý để đầu tư theo phương thức PPP, tuy nhiên đến nay cũng chưa áp dụng đối với các dự án đường sắt.

Về đầu tư đầu máy và toa xe, các doanh nghiệp vận tải tự đầu tư và kinh doanh từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức- Ảnh 2.

Bản đồ mạng lưới đường sắt tốc độ cao tại Đức (Nguồn: UIC).

Theo quy định của Đức: Chính quyền liên bang chịu trách nhiệm cung cấp nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt liên bang như nâng cấp và xây dựng mới, không bao gồm đầu máy, toa xe; chịu trách nhiệm về xây dựng khuôn khổ pháp luật, tuân thủ khuôn khổ pháp luật của châu Âu, cơ cấu tổ chức Tập đoàn Đường sắt quốc gia Đức (DB).

Chính quyền các bang (16 bang) chịu trách nhiệm về tổ chức đầu tư, vận tải hành khách đường sắt địa phương và khu vực (ngoài mạng đường sắt do DB quản lý; áp dụng nguyên tắc phân quyền, kinh phí đầu tư của chính quyền liên bang.

Có hai cơ quan giám sát hoạt động của đường sắt Đức, gồm: Cơ quan quản lý mạng lưới đường sắt liên bang (BnetzA) chịu trách nhiệm đưa ra các quy định, giám sát, đảm bảo tiếp cận không phân biệt đối xử giữa các công ty vận tải tư nhân và công ty thuộc DB; kiểm tra thông tin công bố mạng đường sắt và dịch vụ; rà soát số lượng và cơ cấu phí sử dụng kết cấu hạ tầng.

Cơ quan quản lý vận tải đường sắt liên bang (EBA) trực thuộc Bộ GTVT, chịu trách nhiệm giám sát điều kiện năng lực, cấp phép tham gia kinh doanh cho các công ty vận tải, công ty đầu tư đầu máy, toa xe.

Tập đoàn đường sắt quốc gia Đức (DB) hoạt động theo mô hình Công ty mẹ 100% vốn nhà nước nắm giữ. DB chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và kinh doanh vận tải.

Hiện DB trực tiếp quản lý mạng đường sắt lớn thứ hai tại châu Âu với tổng chiều dài 33.000km đường khổ tiêu chuẩn 1435mm. Tương tự các nhà khai thác đường sắt khác, DB phải trả phí khai thác hạ tầng đường sắt Đức. DB sử dụng vốn nhà nước, các nguồn thu từ cho thuê hạ tầng đường sắt, khai thác thương mại các nhà ga và các nguồn thu liên quan khác để duy tu bảo dưỡng và đầu tư.

Theo DB, tập đoàn này nhận được khoảng 8,5 tỷ Euro từ ngân sách Chính phủ trong giai đoạn từ 2019 đến 2023, cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có một phần quan trọng dành cho đường sắt cao tốc ICE. Năm 2020, Đức đã công bố kế hoạch đầu tư 86 tỷ Euro cho cơ sở hạ tầng đường sắt trong giai đoạn 10 năm tới (2020-2030), với phần lớn trong số đó dành cho nâng cấp và bảo trì các tuyến ĐSCT.

Nguồn thu từ kinh doanh nhà ga, bãi hàng, kho hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của DB, từ đó tái đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng nguồn thu từ vận tải và dịch vụ hỗ trợ.

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức- Ảnh 3.

Nhà ga đường sắt tốc độ cao (Ảnh: Internet).

Không chỉ khai thác thương mại tại khu vực nhà ga, ĐSTĐC còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.

Hệ thống ĐSCT đã thay đổi cách kết nối giữa các thành phố lớn và vùng nông thôn. Các khu vực có khoảng cách xa với các trung tâm kinh tế nay được kết nối dễ dàng hơn, thu hút đầu tư và nhân lực chất lượng cao đến các khu vực này. Những khu vực gần các trạm ICE thường chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về giá trị bất động sản và cơ sở hạ tầng thương mại.

Như thành phố Kassel, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Đức (IVD), từ khi ICE mở rộng tuyến đến Kassel-Wilhelmshöhe, giá bất động sản tại đây đã tăng trung bình 10-20% mỗi năm trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi trạm ICE hoạt động. Nền kinh tế khu vực cũng tăng trưởng mạnh, với nhiều doanh nghiệp chọn đặt trụ sở hoặc văn phòng chi nhánh tại đây do khả năng kết nối nhanh chóng với các trung tâm lớn như Frankfurt, Hamburg và Berlin.

Đức thuộc nhóm các nước có công nghệ gốc đã tự nghiên cứu và phát triển ĐSTĐC. Tất cả các tuyến ĐSTĐC của Đức đều có khổ 1.435mm và được điện khí hóa sử dụng nguồn điện 15 kV AC, 16,7 Hz.

Công nghệ ĐSTĐC của Đức chủ yếu đến từ Siemens và hiện đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu. Công nghệ đoàn tàu có cả 2 loại là: Công nghệ động lực tập trung cho các thế hệ đoàn tàu cũ tốc độ khai thác 200-280km/h; Công nghệ động lực phân tán EMU cho các đoàn tàu thế hệ mới tốc độ khai thác 250-300km/h.

Hiện, Siemens có xu hướng chuyển đổi công nghệ đoàn tàu sang loại động lực phân tán EMU thay cho công nghệ động lực tập trung trước đây.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bi-quyet-lam-duong-sat-cao-toc-cua-duc-192241106003817238.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng Đức và phe đối lập tranh cãi về thời gian bầu cử sớm

(CLO) Sau khi liên minh ba đảng trong chính quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tan rã trong tuần này, ông đã tuyên bố vào thứ Sáu (8/11) rằng ông sẵn sàng thảo luận về việc tổ chức bầu cử sớm. ...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều kết quả tích cực trong GPMB thi công cao tốc lớn qua Lạng Sơn

Thông qua cuộc vận động "Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau", công tác GPMB phục vụ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh qua địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. ...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Hơn 2 triệu khách đi metro Nhổn

Đây là thông tin được lãnh đạo UBND TP Hà Nội thông tin tại Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội diễn ra vào sáng nay (9/11). ...

Đường trăm tỷ cạnh sân bay Tân Sơn Nhất tạm thông xe vẫn vắng hoe vì dân… chưa biết

Đoạn đường nối xuyên qua khu đất sân bay Tân Sơn Nhất đã thông xe tạm giúp giảm ùn ứ nhưng vẫn ít phương tiện đi vào. ...

Đổi mới mạnh mẽ xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, pháp luật, của “thần linh pháp quyền” đối với việc “bảo toàn lãnh thổ”, “kiến thiết quốc gia”. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - Ảnh: GIANG LONG Thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Nơi mây núi chạm đến tâm hồn

Giăng Màn là dãy núi nằm giữa vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Dãy núi hùng vĩ này thuộc sơn hệ Trường Sơn, kéo dài sang tận Lào với những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, trong đó có đỉnh Phi co pi (2.071m) cao nhất tỉnh Quảng Bình được mệnh danh là “trấn sơn” với ý nghĩa là núi chủ. Dãy Giăng Màn chiếm...

Mới nhất

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xác định rõ vai trò quan trọng của nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 9/11, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo và dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Cần giải quyết mối tương quan giữa thầy và trò Thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành...

“Rộng cửa” xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị...

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp...

Nơi mây núi chạm đến tâm hồn

Giăng Màn là dãy núi nằm giữa vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Dãy núi hùng vĩ này thuộc sơn hệ Trường Sơn, kéo dài sang tận Lào với những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, trong đó có đỉnh Phi co pi (2.071m)...

Mới nhất