Trang chủNewsThời sựBí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương

(Dân trí) – Tại sao ngày sinh trên bia mộ của Hoàng hậu Nam Phương khác với ngày sinh mà triều đình Huế đã công bố? Ai là người đã đứng ra xây mộ và cung cấp thông tin để khắc lên tấm bia?
 
Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương

Trong thời gian từ lúc cô Mariette Nguyễn Hữu Hào gặp Vua Bảo Đại trong một đêm dạ hội tại Đà Lạt vào tháng 2/1933 cho đến lễ cưới và phong hoàng hậu, không có tài liệu chính thức nào ghi ngày sinh của Hoàng hậu được công bố.

Đến năm 1943, phủ Toàn quyền Pháp tại Đông Dương ấn hành quyển Souverains et Notabilités d’Indochines (Tiểu sử vua chúa và thân hào các nước Đông Dương) tại Hà Nội, giới thiệu các nhân vật quan trọng tại năm xứ Đông Dương.

Trong trang viết về Hoàng hậu Nam Phương có ghi như sau: “Sinh tại Sài Gòn (Nam Kỳ) ngày 17 tháng 10 năm Giáp Dần (4 tháng 12 năm 1914), Hoàng hậu Nam Phương là ái nữ của cố Quận công Long Mỹ Nguyễn Hữu Hào”.

Ngày và năm sinh của Hoàng hậu Nam Phương trong tài liệu của chính quyền bảo hộ ghi theo âm lịch như truyền thống Đông phương, tiếp theo trong ngoặc đơn là ngày tương ứng theo dương lịch.

Từ đó, mọi người đều xem ngày 4/12/1914 là ngày sinh của Hoàng hậu. Năm 1995, tức hơn nửa thế kỷ sau tài liệu của phủ Toàn quyền được ấn hành, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc xuất bản Nguyễn Phúc tộc thế phả dày 477 trang, khi viết về Hoàng hậu Nam Phương cũng ghi ngày tháng giống như trên.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 1
Bìa sách “Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại” (Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam).

Lễ Trường Hy

Sau ngày tấn phong hoàng hậu, mỗi năm triều đình tổ chức mừng sinh nhật Hoàng hậu, gọi là lễ Trường Hy, rất long trọng.

Năm 1935 lễ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 17/10 năm Ất Hợi, nhằm ngày 12/11/1935. Triều đình tổ chức lễ sinh nhật Hoàng hậu căn cứ trên âm lịch, không theo dương lịch.

Tờ Hà Thành ngọ báo tường thuật như sau:

“Nhân dịp ngày sinh nhật của Nam Phương Hoàng hậu, Chánh phủ Nam triều có thiết lễ Trường Hy vào ngày 17/10 ta (12/11/1935).

Trước ngày lễ Ngài Hoàng hậu bận lễ phục ngự qua ba cung: Diên Thọ, Trường Sanh và Thái Bình làm lễ thỉnh an ba ngài Thái hoàng Thái hậu và Thái hậu. Buổi trưa quan Thượng thơ Bộ Lễ nghi Tôn Thất Quảng vào Đại Nội dâng lễ của triều thần mừng ngày Trường Hy.

Sáng 12/11 tại các cung và các điện đều trần thiết theo ngày Đại Khánh hỷ. Ngài Nam Phương Hoàng hậu ngự xe rồng tới cung Diễn Tâm, theo sau có các thái giám, cung nữ, Văn phòng Hoàng thượng và quan Đại Nội nghi lễ đại thần Bửu Thạch.

Các hoàng thân, các quan Thượng thơ Viện Cơ mật, quan Thượng thơ phủ Tôn Nhân Ứng Bảng, quan Trung quản Nguyễn Hữu Tiển, quản đốc các đội lính tại Đại Nội, và các quan văn võ cùng tề tựu tại cung Diễn Tâm.

Đúng giờ định, Hoàng hậu ngự vào điện chánh ngồi trên ghế vàng, các triều thần tới làm lễ mừng. Đoạn, đến các bà vương phi, phủ thiếp, các bà mạng phụ đến làm lễ sau. Lễ xong, Ngài Nam Phương đãi rượu mừng. Buổi chiều, quan Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil cùng các quan trong văn phòng và các vị Cố vấn tại các Bộ bận lễ phục vào điện Kiến Trung mừng Hoàng hậu. Các quan Thượng thơ đều dự lễ.

Tại các cửa Đông, Nam, Thái Bình đều có lính bồng súng đứng hầu. Tối, tại các cửa thành và kỳ đài, các phố xá đều có treo cờ”.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 2
Bức ảnh Hoàng hậu Nam Phương từng được đăng trên tuần báo Pháp – L’Illustration năm 1934.

Thật là một đại lễ huy động tất cả quan văn võ của triều đình, của Văn phòng Hoàng đế, các bà vương phi, mệnh phụ phu nhân, cả Khâm sứ Trung Kỳ và cố vấn người Pháp tại các Bộ, đều đến chúc tụng sinh nhật của Hoàng hậu!

Năm 1936, lễ Trường Hy được tổ chức ngày 17/10 (năm Bính Tý), tức là ngày 30/11/1936. Tuy nhiên, theo tin các báo, mấy ngày qua khí trời thay đổi, mưa nắng thất thường, cả Hoàng hậu lẫn Hoàng thượng đều “ngọc thể bất an” nên không tham dự được các buổi lễ.

Buổi chầu của đại thần Viện Cơ mật cũng như Khâm sứ Trung Kỳ đều bị hủy bỏ. Nhưng các cuộc thi đấu thể thao, bóng tròn, bóng bàn, quần vợt, đua xe đạp, vẫn diễn ra theo đúng chương trình. Khắp đường phố, trước các dinh thự, công sở và tư gia đều treo cờ bay phấp phới.

Năm 1938, Hoàng hậu sinh Công chúa Phương Liên ngày 3/11 tại Đà Lạt. Lễ Trường Hy 17/10 (năm Mậu Dần), nhằm ngày 8/12/1938. Lễ được tổ chức trong bốn ngày, từ tối thứ sáu 2/12 đến sáng thứ hai 5/12, kết hợp với lễ đầy tháng của Công chúa Phương Liên.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 3

Chương trình không có những nghi lễ triều đình, chỉ có những cuộc rước đuốc, dạo đèn, tranh tài thể thao, đấu võ đài tranh giải “Công chúa Phương Liên”.

Tấm ảnh kèm theo đây chụp vào sáng thứ hai 5/12/1938. Trong ảnh có Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng tử Bảo Long hai tuổi, Công chúa Phương Mai được một tuổi bốn tháng.

Phía sau là bà Graffeuil và Công sứ kiêm Đốc lý Đà Lạt Michel de Boibossel. Hoàng hậu đang dẫn Hoàng tử và Công chúa đến địa điểm học sinh các trường công và tư đang cầm cờ tụ tập để chào đón và mừng Hoàng hậu.

Năm 1939, Hoàng hậu Nam Phương và các con vừa ở Pháp về đến Huế đầu tháng 11. Tình hình căng thẳng vì Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa bùng nổ. Lễ Trường Hy nhằm ngày 27/11 (17/10 năm Kỷ Mão) vẫn được cử hành nhưng đơn giản hết mức. 

Sự thật về ngày sinh của Hoàng hậu

Năm 1947, vì tình hình biến động trong nước, Hoàng hậu cùng năm con sang Pháp và cư ngụ trong lâu đài Thorenc ở thành phố Cannes. Năm 1963, Hoàng hậu từ trần đột ngột trong sự cô đơn tại một làng nhỏ tên Chabrignac ở miền Trung nước Pháp. Bà được chôn ngay trong nghĩa địa của làng.

Trong tấm hình chụp ngôi mộ của Hoàng hậu, người ta thấy một tấm bia lớn ghi dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng”, và một tấm bia nhỏ hơn ghi bằng tiếng Pháp: “Nơi đây an nghỉ Hoàng hậu Nam Phương, nhũ danh Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào. 14.11.1913 – 15.9.1963”. Hàng số sau là ngày mất của Hoàng hậu, vậy thì hàng số trước chỉ có thể là ngày sinh.

Tấm bia nhỏ này gây ra nhiều câu hỏi: Tại sao ngày sinh lại khác với ngày 4/12/1914 được mọi người công nhận là ngày sinh chính thức suốt bao năm nay? Ai là người đã đứng ra xây mộ và cung cấp thông tin để khắc lên tấm bia?

Người này chỉ có thể là một trong năm người con của Hoàng hậu Nam Phương, hoặc là một người thân trong gia đình Hoàng hậu. Nhưng các hoàng tử, công chúa con của Hoàng hậu Nam Phương không thể cung cấp sai ngày sinh của mẹ.

Hoàng hậu Nam Phương mất đã 60 năm, nhưng điều bí ẩn đó vẫn chưa có lời giải đáp.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 4
Hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đi tìm sự thật ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương (Ảnh: Minh Nhân – Minh Trang).

Vấn đề dừng ở đó với những câu hỏi không lời giải đáp cho đến năm 2017, khi nhà sử học người Pháp François Joyaux đi qua vùng Corrèze và ghé thăm mộ Hoàng hậu Nam Phương.

François Joyaux là giáo sư đại học chuyên về lịch sử các nước vùng Viễn Đông nhưng ông thú thật không biết gì nhiều về Hoàng hậu Nam Phương.

Bị thu hút bởi cuộc đời một nhân vật mà có rất ít tài liệu lịch sử nói tới, ông quyết định viết quyển tiểu sử về Hoàng hậu và đã tìm gặp rất nhiều người, nhất là những nhân chứng quen biết Hoàng hậu vào thời gian bà ở làng Chabrignac.

Về những người trong gia đình Hoàng hậu, François Joyaux đã phỏng vấn Công chúa Phương Dung (một cuộc phỏng vấn năm 2018), Pascal Lê Phát Tân, cháu gọi bà Nam Phương là bà cô (hai cuộc phỏng vấn năm 2018), và một nhân vật giấu tên mà tác giả đã phỏng vấn bốn lần trong ba năm 2017, 2018 và 2019.

Kết quả là quyển sách Nam Phuong – La dernière impératrice du Vietnam (Nam Phương – Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam), xuất bản năm 2019.

Trong phần đầu quyển sách, tác giả khẳng định ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương là 14/11/1913, như khắc trên tấm bia nhỏ.

Cuối sách, tác giả viết: “Người ta đôi khi thấy, kể cả trong các văn bản chính thức, ngày 4/12/1914. Đó là thông tin sai. Nguyên nhân là ngày sinh thật sự 14/11/1913 không thuận lợi đối với các chiêm tinh gia của triều đình, và họ thay đổi ngày vào dịp đám cưới, năm 1934. Hơn nữa, cần để cho Hoàng hậu tương lai trẻ hơn nhiều so với Hoàng đế, vì Hoàng đế sinh ngày 22/10/1913, nghĩa là chỉ trước Hoàng hậu có ba tuần lễ mà thôi”.

Nguồn của thông tin này đến từ cuộc nói chuyện của tác giả với nhân vật giấu tên ngày 27/10/2017.

Trước hết, cần nêu một điểm kém chính xác trong đoạn trên của tác giả François Joyaux: không phải “đôi khi” người ta thấy ghi ngày sinh 4/12/1914, mà tất cả tài liệu cho đến nay đều công nhận đó là ngày sinh của Hoàng hậu.

Tác giả chỉ căn cứ vào lời nói của một người, hơn nữa lại ẩn danh, để khẳng định một điều hoàn toàn mới là sự thật, mà không yêu cầu người đó đưa ra văn bản, hay chứng cớ để biện minh cho quan điểm của mình. Lời khẳng định của nhân vật ẩn danh có thể đúng nhưng thiếu chứng cớ nên không hoàn toàn thuyết phục.

Và tác giả François Joyaux với tư cách là một sử gia có lẽ đã quyết đoán hơi hấp tấp, trừ phi tác giả có những thông tin khác mà không trình bày hết.

Tuy chúng tôi thấy chưa đủ độ tin tưởng để đồng ý với quan điểm của François Joyaux, nhưng vẫn thắc mắc muốn tìm hiểu tại sao có ngày 14/11/1913, được cho là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương, khác biệt 12 tháng 20 ngày so với ngày sinh chính thức 4/12/1914.

Như đã nói, hằng năm triều đình đều tổ chức mừng sinh nhật của Hoàng hậu, gọi là lễ Trường Hy, vào ngày 17/10 âm lịch. Không lẽ suốt bao nhiêu năm Hoàng hậu Nam Phương lại tham dự vào lễ mừng sinh nhật không đúng với ngày sinh của mình?

Vì tò mò, chúng tôi đã kiểm tra xem ngày 14/11/1913 tương ứng với ngày nào theo âm lịch và kết quả thật bất ngờ, ngày 14/11/1913 theo âm lịch là ngày… 17/10 năm Quý Sửu.

Như vậy, các nhà chấm số tử vi của triều đình thấy tuổi của Hoàng hậu quá gần với tuổi Vua Bảo Đại bèn cho Hoàng hậu trẻ đi đúng một năm, để Hoàng hậu sinh năm Dần (1914) thay vì năm Sửu (1913), mà vẫn giữ nguyên ngày sinh theo âm lịch là ngày 17/10, ngày tổ chức lễ Trường Hy cho Hoàng hậu hằng năm.

Như vậy, ta có cách lý giải hợp lý cho ngày sinh 14/11/1913 ghi trên mộ Hoàng hậu và có thể tin tưởng đó là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương.

Về sau, chúng tôi có thêm nhiều bằng chứng chính thức khác:

– Sổ khai sinh của tòa Đốc lý thành phố Sài Gòn năm 1913 trích trong hồ sơ của Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại ở Aix-en-Provence, Pháp.

Sổ khai sinh ở số thứ tự 130 ghi: Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14/11/1913 lúc 5 giờ 15 phút chiều, con của Pierre Nguyễn Hữu Hào và Marie Lê Thị Bình.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 5

– Sổ rửa tội tại Thánh đường Sài Gòn năm 1913. Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Thị Lan sinh ngày 14/11/1913 tại Sài Gòn, được Linh mục Eugène Soulard rửa tội ngày 18/11/1913 tại Thánh đường Sài Gòn. Cha đỡ đầu là Jean-Baptiste Lê Phát Thanh, mẹ đỡ đầu là Agnès Huỳnh Thị Tài.

– Bản sao giấy khai tử chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14/11/1913, mất ngày 15/9/1963 tại Chabrignac lúc 16 giờ 30 phút. Người khai là Thái tử Bảo Long, 27 tuổi, sĩ quan. Giấy khai tử lập ngày 16/9/1963 lúc 8 giờ 15 phút, do Thị trưởng Henri Bosselut, viên chức hộ tịch, ký cùng với người khai, Thái tử Bảo Long.

Bản sao giấy khai tử do Tòa thị xã Chabrignac cấp ngày 20/2/2023.

Giấy khai sinh và khai tử ghi tên họ là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, đúng theo tên chính thức lúc khai sinh. Giấy rửa tội thì ghi tên thánh Jeanne Mariette kèm theo tên Việt Nam là Nguyễn Thị Lan. Cả ba tài liệu đều ghi ngày sinh là ngày 14/11/1913.

Bí ẩn về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương - 6

Ngày 25/5, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện ra mắt cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại của hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Nội.

Tác phẩm là kết quả của cuộc hành trình “theo dấu” nhà vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn tại cả hai nước Việt Nam và Pháp.

Đây được coi là cuốn tư liệu lịch sử nhân vật đắt giá, viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 – 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 – 1963).

Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại dày 464 trang, gồm 4 phần chính: Thiếu nữ Nam kỳ và Hoàng Thái tử Triều Nguyễn, Hoàng hậu và Hoàng đế Đại Nam, Những ngày bất an, Từ lâu đài Thorenc đến gia trang Chabrignac.

Ngoài ra, tác phẩm còn xuất bản thêm một phần phụ kể Những năm buồn tẻ của cựu hoàng.

Cả 4 phần trong tác phẩm được thể hiện tương ứng 4 giai đoạn chính của cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương theo trình tự thời gian. 

Cùng chủ đề

Cách mạng Tháng Tám và cuộc vận động vua Bảo Đại thoái vị 79 năm trước

Với lòng yêu nước, nhận thức đúng đắn cùng hành động khéo léo, Đổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Khắc Hòe đã góp phần không nhỏ vào việc vận động vua Bảo Đại thoái vị và thúc đẩy sự sụp đổ của nền quân chủ nhà Nguyễn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc vận động vua Bảo Đại thoái vị Trong những ngày tháng lịch sử của Cách mạng tháng Tám cách đây 79 năm, Mặt trận Việt...

Phố cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi sao lại tụ tập đông người Minh Hương, họ là ai, đến Việt Nam từ nước nào?

Thu Xà là nơi có Cựu Minh Hương xã và Tân Thuộc Minh Hương xã, là hai bang hội của người Minh Hương cùng với tứ bang của người Hoa trên đất Quảng Ngãi. Vì là bang hội nên không có địa giới hành chính. Tuy vậy,...

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Sáng mãi tên Người

Theo đó, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng thực hiện chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sáng mãi tên Người”. Chương trình sẽ được diễn ra miễn phí vào tối 18/5 tại Công viên Apec (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Những ngày tháng 5 lịch sử đã về mang theo nhiều...

Bất ngờ nhan sắc khuynh thành của hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn

Họ được nhà vua lựa chọn vào cung để làm "người trăm năm" nên đều có dung mạo xinh đẹp - vẻ đẹp đài các của một vương triều từng có thời vàng son. Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà Chỉ nổi tiếng với nhan sắc mặn mà, thông minh, đàn hay, thông thạo tiếng Pháp, Hán văn, Việt ngữ. Bà Chỉ là con của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt The London – phân khu phong cách hoàng gia Anh giữa Ocean City

Tiếp lửa cho thị trường phía ĐôngThị trường căn hộ Hà Nội đang có nhiều khởi sắc. Theo CBRE, số căn bán nửa đầu năm 2024 vượt mức ghi nhận của cả năm 2023. Trong đó, các dự án chung cư tại những khu đô thị lớn phía Tây và phía Đông Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thị trường về tỷ lệ giao dịch. Một số dự án đã bán hết 80 - 90% quỹ hàng chỉ...

Hàng nghìn hồ sơ thuế đất tồn đọng, Cục Thuế TPHCM kiến nghị họp khẩn

Cục Thuế TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TPHCM tổ chức cuộc họp để thống nhất việc áp dụng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất… Văn bản này xuất phát từ việc hàng nghìn hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8 đến nay nhưng chưa được tính nghĩa vụ tài chính, gây ách tắc.Cơ quan thuế đề xuất cuộc họp để kịp...

Đồi nứt toác hàng trăm mét ở Hòa Bình, 200 người được sơ tán khẩn cấp

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài khiến quả đồi ở xã Tuân Đạo xuất hiện vét nứt lớn sâu và dài hàng trăm mét. Chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 50 hộ dân, hơn 200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đến hiện trường, kiểm tra khu vực sạt trượt tại xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn. Ông Nguyễn...

TPHCM đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM vừa có văn bản trình UBND TPHCM về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993.Theo tờ trình này, Sở TN&MT đề xuất giữ nguyên 4 hạn mức công nhận đất ở như Quyết định số 18/2016 của UBND TPHCM.Cụ thể, các quận 1, 3, 4, 5,...

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông

(Dân trí) - Sau khi đi qua đảo Lu Dông (Philippines), sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, với sức gió cấp 7, giật cấp 9. Trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, lúc 10h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ...

Bài đọc nhiều

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Cùng chuyên mục

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình. Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành...

Xếp hình cá Ông bằng 250 máy bay không người lái trên bầu trời Cần Giờ

TPO - Tối 17/9, hàng ngàn người dân và du khách đã đến bờ biển cạnh công viên thị trấn Cần Thạnh để theo dõi màn xếp hình nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái. Đây là hoạt động đặc sắc trong lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024.   Chưa đến 19 giờ, người dân đã ngồi kín bờ biển để chờ xem biểu diễn nghệ thuật ánh sáng với 250 máy bay không người lái. Do điều kiện thời tiết,...

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, khả năng cao đổ bộ từ Thanh Hóa

   Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: TT KTTV ...

8 đội bóng tham dự Giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp”

Trước khi diễn ra buổi lễ, với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với bà con bị ảnh hưởng cơn bão số 3, nhà báo Nguyễn Nam Thắng - Tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn - Trưởng ban tổ chức giải đã...

Mới nhất

Tình huống bất ngờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024

TPO - Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ khai mạc vào tối 16/9 được rút gọn cả về thời lượng và quy mô, lồng ghép thêm hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tối 16/9, Sở VH-TT TPHCM phối hợp UBND...

Phố cổ Hà Nội chật cứng người đêm Trung thu

17/09/2024 | 23:13 TPO - Tối 17/9 (tức rằm Trung thu), đông đảo người dân Thủ đô và du khách đổ về phố Hàng Mã để...

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiÔng Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (GTVT) vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC. ...

Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc đình chỉ toàn bộ hoạt động của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam do không duy trì điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định. Theo điểm d khoản 1 Điều...

Mới nhất