Powered by Techcity

Xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”.

Dự án đường tỉnh 823D kết nối Long An với TP Hồ Chí Minh, chiều dài toàn tuyến là 14,27km với tổng mức đầu tư là 850 tỷ đồng; điểm đầu Km0+000 (ranh giới tỉnh Long An và TP.HCM), điểm cuối Km14+274 (tại nút giao vòng xoay Hậu nghĩa, huyện Đức Hòa). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Dự án đường tỉnh 823D kết nối Long An với TP Hồ Chí Minh, chiều dài toàn tuyến là 14,27km với tổng mức đầu tư là 850 tỷ đồng; điểm đầu Km0+000 (ranh giới tỉnh Long An và TP.HCM), điểm cuối Km14+274 (tại nút giao vòng xoay Hậu nghĩa, huyện Đức Hòa). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19/7/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các Bộ, địa phương về xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liên quan.

Trong các ngày 12 – 13 tháng 7 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trực tiếp kiểm tra tại công trình các Dự án đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Dự án thành phần 2 và Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; vào chiều ngày 13 tháng 7 năm 2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi họp để xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm, trong đó có các dự án cao tốc tại khu vực phía Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; cùng với việc triển khai đồng bộ xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cảng biển, sân bay để hoàn thiện hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, sụt lún, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy các địa phương trong Vùng và cả Vùng phát triển nhanh và bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, sự nỗ lực, tinh thần làm việc hết sức mình của các bộ, ngành, địa phương, các ban quản lý dự án, các doanh nghiệp, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, nhất là đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trực tiếp làm việc tại các công trường dự án; những gia đình, người dân, cộng đồng đã tích cực hỗ trợ, nhanh chóng bàn giao mặt bằng để thi công các dự án; các cấp chính quyền địa phương đã thể hiện quyết tâm chính trị, thống nhất nhận thức và hành động quyết liệt, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án cơ bản bảo đảm tiến độ, trong đó đã thống nhất về chủ trương giải quyết được khâu khó khăn nhất là bố trí đủ nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường để tiến tới phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2021 – 2026, làm tiền đề để tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc ở khu vực theo quy hoạch trong thời gian tiếp theo.

Đến nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được là cơ bản, việc triển khai các dự án vẫn còn một số hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp những khó khăn, vướng mắc. Công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành toàn bộ ở một số dự án; mặc dù tỷ lệ còn lại tuy không lớn nhưng là việc khó; trường hợp không được giải quyết dứt điểm trong tháng 7 năm 2024 thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án. Việc quản lý cung ứng, điều phối vật liệu san lấp có nơi còn thận trọng, chưa kịp thời, gây thiếu hụt, dẫn đến chậm triển khai dự án, trong khi có nơi thì lỏng lẻo, chưa nghiêm, dẫn đến sai phạm phải xử lý…

Nguyên nhân các hạn chế, bất cập nêu trên chủ yếu là do việc triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nơi, có lúc còn chậm; sự vào cuộc chưa quyết liệt, chưa chủ động của một số địa phương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; nhất là các cơ quan tham mưu tổng hợp đề xuất chưa mạnh dạn, chưa nghiên cứu kỹ hướng dẫn của các bộ, ngành để có đầy đủ thông tin tham mưu cho lãnh đạo các địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành triển khai dự án. Công tác thông tin, truyền thông có lúc, có nơi còn chưa chính xác, chưa đầy đủ, kịp thời, chưa tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị…

Một số bài học kinh nghiệm quan trọng

Qua thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các dự án, có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm quan trọng. Để làm tốt nhiệm vụ được giao, các bộ, cơ quan, các địa phương, nhất là người đứng đầu phải đề cao trách nhiệm cá nhân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Nhân dân lên trên hết; phát huy cao độ trách nhiệm trên tinh thần luôn lắng nghe, học hỏi, tự hoàn thiện mình.

Công tác quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp phải kịp thời thay đổi linh hoạt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn, thúc đẩy số hóa, hoàn thiện theo hướng thông minh, giảm phiền hà, giảm thủ tục hành chính, giúp giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Phải chú trọng phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau giữa cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy lãnh đạo, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương về vật liệu xây dựng thông thường vì địa phương này xong mà địa phương khác chưa xong thì cũng chưa khai thác hiệu quả tuyến đường.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, xử lý vướng mắc phải mạnh dạn vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương để phát triển nhanh, bền vững với tinh thần “Biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể”, phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức để vươn lên.

Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách bảo đảm khách quan, trung thực góp phần tạo đồng thuận xã hội, với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân được thụ hưởng”.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc” để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Việc hoàn thành sớm các dự án đường bộ cao tốc góp phần quan trọng tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ mới, giá trị mới, tạo công ăn, việc làm, thu nhập và sinh kế tốt hơn cho người dân trên địa bàn nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc trên địa bàn trong tháng 7 năm 2024

Về các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau chỉ đạo các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ và đã cam kết để sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc trên địa bàn trong tháng 7 năm 2024. Đặc biệt tỉnh Kiên Giang cần hoàn thành các thủ tục, bàn giao toàn bộ mặt bằng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận, tỉnh Tiền Giang bàn giao mặt bằng Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu trước ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các cơ quan, công ty điện lực địa phương khẩn trương di dời các công trình kỹ thuật hạ tầng điện trước ngày 31 tháng 7 năm 2024 để bảo đảm dự án thi công đúng tiến độ. EVN phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu chậm di dời hạ tầng kỹ thuật điện, dẫn đến làm chậm tiến độ các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam và cả nước.

Áp dụng cơ chế thuận lợi nhất để giải quyết đủ nguồn vật liệu

Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời các địa phương có nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng…) để chủ động khẩn trương giải quyết việc cấp phép khai thác mỏ, nâng công suất khai thác mỏ cát khi đủ điều kiện, gia hạn mỏ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Thủ tướng lưu ý trong quá trình giải quyết, không đặt ra những quy định gây khó khăn, cản trở hoạt động cung ứng cát đắp nền đường, làm chậm tiến độ, hoặc tăng chi phí các dự án.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các các tỉnh có nguồn vật liệu san lấp (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang…) và các địa phương có nhu cầu vật liệu san lấp (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau…) chủ động trao đổi, làm việc, áp dụng mọi cơ chế, chính sách đặc thù và cơ chế thuận lợi nhất để giải quyết đủ nguồn vật liệu theo chỉ tiêu được giao, cũng như đã cam kết (đảm bảo về trữ lượng, công suất), bảo đảm hoàn thành các thủ tục cấp phép trong tháng 7 để thực hiện khai thác toàn bộ các mỏ trong tháng 8 năm 2024; xem xét thực hiện điều phối linh hoạt vật liệu san lấp đắp nền đường theo tiến độ các dự án theo quy định của pháp luật.

Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát bám sát công việc, chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ngành để đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc cung ứng vật liệu san lấp đắp nền đường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu khẩn trương quyết định theo thẩm quyền việc cấp phép, nâng công suất khai thác mỏ đá phục vụ các dự án cao tốc, trong đó có cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là tuyến Cần Thơ – Cà Mau và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng) khi các chủ đầu tư đề nghị. Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, chủ động làm việc với các địa phương có nguồn vật liệu đá, cát để giải quyết các thủ tục cung ứng cho các dự án. Đồng thời, các tỉnh miền Tây Nam Bộ tích cực, khẩn trương hỗ trợ các tỉnh miền Đông Nam Bộ về vật liệu san lấp (cát sông, cát biển) khi được đề nghị.

Huy động tối đa nhân lực, máy móc, trang thiết bị hiện đại, phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành các dự án

Về công tác thi công, cơ quan chủ quản dự án chỉ đạo Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án yêu cầu nhà thầu thi công, tư vấn giám sát huy động tối đa nhân lực, máy móc, trang thiết bị hiện đại, cải tiến quy trình, làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ”, “làm việc nào dứt việc đó”, vướng mắc ở khâu nào thì tháo gỡ ở khâu đó, khó khăn thì cùng nhau đoàn kết vượt qua; phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành các dự án so với kế hoạch đã đề ra.

Các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp tại địa phương về kinh nghiệm quản lý, tổ chức thi công… để cùng nhau phát triển, tự tin, đủ năng lực đảm nhận các công trình có quy mô tớn trên địa bàn trong thời gian tới.

Các đơn vị tư vấn, nhất là tư vấn giám sát nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập, bám sát công trường để thúc đẩy tiến độ dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ – mỹ thuật và an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

Tập trung tuyên truyền những bài học hay, gương người tốt, việc tốt, cống hiến quên mình của các kỹ sư, công nhân, người lao động

Về công tác thông tin, truyền thông, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung tuyên truyền những bài học hay, gương người tốt, việc tốt, cống hiến quên mình của các kỹ sư, công nhân, người lao động “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” trên các công trường xây dựng; sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, góp phần tích cực trong việc ngăn chặn, đẩy lùi thông tin tiêu cực, lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Đối với những vấn đề chưa tốt thì cần thông tin trung thực, khách quan, gắn với các giải pháp để giải quyết, tránh việc chỉ đưa tin về những khó khăn, vướng mắc dẫn đến phát sinh những dư luận trái chiều, ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai các dự án.

Làm tốt công tác hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm cuộc sống của người dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp ủy Đảng và yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục làm tốt công tác hỗ trợ, tái định cư, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, bảo đảm cuộc sống sinh kế của người dân tại nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ để người dân yên tâm ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội của đất nước.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn hỗ trợ, đồng hành với các nhà thầu thi công trên công trường mọi mặt về vật chất, tinh thần, không để các kỹ sư, công nhân, người lao động phải “cô đơn trên công trường cao tốc hiện đại”.

Đồng thời, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và ổn định chính trị trên địa bàn, nhất là khu vực dự án đi qua; không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các dự án thuộc phạm vi quản lý.

Chủ động làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các địa phương, giải quyết các vướng mắc phát sinh ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ công việc, gắn với bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm vệ sinh môi trường, kỹ – mỹ thuật, cảnh quan và an toàn lao động.

Nguồn: https://baodautu.vn/xu-ly-kho-khan-vuong-mac-cho-du-an-giao-thong-trong-diem-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long-d220446.html

Cùng chủ đề

Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm

Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểmPhó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, địa phương phải giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ đắp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Phó thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng Văn...

Cùng tác giả

Tập huấn nâng cao năng lực về phát triển du lịch cộng đồng

Ngày 27-8-2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) tổ chức chương trình tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/van-hoa/du-lich/tap-huan-nang-cao-nang-luc-ve-phat-trien-du-lich-cong-dong-a134517.html

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

VNPT Bến Tre và Hội Hông dân tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

Phó giám đốc VNPT Bến Tre Nguyễn Văn Triều Dâng và Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Võ Văn Chiến ký kết thỏa thuận.Hai bên thoả thuận hợp tác, với các nội dung, gồm: Phối hợp khảo sát, xây dựng giải pháp tổng thể về số hoá và CĐS các hoạt động công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân. Phối hợp triển khai giải pháp CĐS cho Hội Nông dân và các đơn vị trực...

Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 7/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 7/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng ở một vài địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg đây được ghi nhận là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 7/9/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp Ở...

Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ...

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, trong bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực nhà báo Pavel Vinodurov nhấn mạnh Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Hà Nội, tháng 6/2024. (Nguồn: TTXVN) Theo tác...

Cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 7/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 7/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng ở một vài địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg đây được ghi nhận là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 7/9/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp Ở...

Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ...

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, trong bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực nhà báo Pavel Vinodurov nhấn mạnh Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Hà Nội, tháng 6/2024. (Nguồn: TTXVN) Theo tác...

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như ‘phao cứu sinh’, Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

Hiếu Ân hiện phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Ảnh: NVCC Học bổng Tiếp sức đến trường đã tới như một điều diệu kỳ trong cuộc sống. Hiếu Ân giờ đang là kỹ sư phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM). Quá trình làm việc, Hiếu Ân cho thấy có trình độ chuyên môn tốt. Trong vai trò kỹ sư vật lý hạt...

Thuê giám đốc ‘cao thủ’ để hợp tác xã phát triển đột phá

Thiếu giám đốc “cao thủ” là thực trạng chung của rất nhiều hợp tác xã hiện nay.  Trao đổi với VietNamNet về câu chuyện này, ông Ngô Sỹ Đạt, Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, cho hay: “Một số tỉnh, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã cử cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm lãnh đạo hợp tác xã, nhưng chỉ ở vị trí phó giám đốc. Khoảng 2-3...

Triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết: Cây dừa là một trong 6 loại cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Đề án và phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Theo đó đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 đến 210.000ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 đến 175.000ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích...

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể vượt mốc 1 tỷ USD Đây là thông tin được ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt...

Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre

Sáng 5-9-2024, tại Bến Tre, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/doan-kiem-tra-so-1350-cua-bo-chinh-tri-trien-khai-quyet-dinh-kiem-tra-doi-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy--a134902.html

Giao dịch quanh mức 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 6/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 6/9/2024 đi ngang trên phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 6/9/2024 chững lại theo xu thế chung Cụ thể, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình đang cùng thu mua heo hơi ở mức giá 64.000 đồng/kg đây là mức giá thấp nhất khu vực. Ở chiều ngược...

Bộ Y tế chỉ đạo việc sử dụng Vitamin A trong điều trị sởi

Công văn số 5189 ban hành ngày 30/8/2024 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng Vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em. Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất