Powered by Techcity

Thành phố biển trong tầm tay


Du khách tham quan du lịch biển Cồn Nhàn.  Ảnh: Trung Hậu

Những tín hiệu vui

Từ sớm hơn hoặc muộn hơn 3 giờ sáng tùy theo con nước lớn, vợ chồng anh Lý Văn Công lên thuyền ra khơi bắt đầu chuyến đánh bắt gần bờ. Sau khi lập gia đình, từ một người làm công đi biển, anh Công đã “khởi nghiệp” bằng một chiếc thuyền đánh cá có công suất nhỏ. Lực lượng lao động gồm 3 người: vợ chồng anh và một người bạn biển. Anh Công cho biết: “Một chuyến đánh cá có thể kiếm vài triệu đồng, công việc bắt đầu từ sáng sớm đến trưa là trở vô bờ. Nhưng phải tùy theo khi biển động hoặc chướng mạnh là ở nhà. Mùa chính vụ cá là từ sau Tết đến tháng Sáu. Nghề này nửa năm làm để dành nửa năm ăn, nhờ vậy mới nuôi nổi 4 miệng ăn, nhất là 2 đứa con còn đi học!”. Đúng là dân đi biển. Anh Công ăn nói rốp rẻng, vóc người rắn rỏi, làn da sạm nắng. Người vợ cũng mặn mòi, cánh tay rắn chắc, hẳn phải là tay thả lưới sành sỏi đây. Hơn nửa đời người gắn bó với nghề biển, 10 năm lập nghiệp bằng nghề đánh cá, anh Công bộc bạch: “Nghề biển sống được, biển này cho nhiều cá tôm”. Từ giã chủ nhà ra về, chị Đỗ Thị Tuyết – Trưởng ấp Thạnh Ninh ngoáy lại chỉ vào 2 căn nhà khang trang còn mùi sơn, nói: “Ở đây lâu lâu thấy nổi lên một căn nhà đẹp. Đó đó! Như cặp nhà này là của hai anh em chú Công nè. Người anh cũng đi đánh cá ở biển này đó”.

Người dân vui vì sống được nhờ biển. Cũng vì vậy mà anh Lê Văn Vũ Thanh – Chủ tịch UBND xã Bảo Thuận mạnh mẽ nói: “Vài năm nữa trở lại đây chị sẽ thấy khác liền hà. Nhanh lắm. Nói về nghề đi biển và khai thác nguồn lợi từ đất biển thì xã này chỉ thua An Thủy (thị trấn Tiệm Tôm ngày nay)”. Rồi anh hào hứng cho hay: “Chị biết không? Tuyến đường ven biển từ Tiền Giang về Bến Tre đi đến Trà Vinh có 6km qua xã Bảo Thuận này rồi mới tới An Thủy. Có quốc lộ đi ngang xã, người dân phấn khởi lắm! À, Bảo Thuận cũng sắp xây dựng nhà máy sản xuất Hydro xanh mà chủ đầu tư cũng là người Ba Tri đó nhen”.

Về Bảo Thuận cuối năm nay, tôi nhận ra những tín hiệu vui từ phát triển kinh tế về hướng Đông theo chủ trương của Tỉnh ủy. Mà thật vậy, hướng Đông là biển. Từ bao đời nay, ngư dân đã ra khơi sống với biển, thu được nhiều lợi lạc từ biển. Đó là nguồn tài nguyên bản địa, là sự ban tặng hào phóng của thiên nhiên. Thế nhưng ở vào thế kỷ XXI này, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người ta còn khai thác được gì nữa từ đại dương? Ngoài những của trời đã cho, còn nhiều thứ của đang được để dành, nhiều thứ đang được khai thác. Hình ảnh của những cánh quạt khổng lồ mọc lấp lánh trên mặt biển Bảo Thuận, An Thủy đã quá quen thuộc với người dân vùng này, cũng như người ta cũng quen dần với thuật ngữ: “điện gió, điện mặt trời” đang có mặt ở thôn quê. Còn Hydro xanh? Hãy nghe khoa học giải thích:

Hydrogen xanh (Green Hydrogen) là loại Hydro được sản xuất bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời hoặc thủy điện để điện phân nước (H2O) thành Hydro (H2) và Oxy (O2). Quá trình này không phát thải khí nhà kính, nên được coi là thân thiện với môi trường. Hydrogen xanh được xem là một nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Hiện nay, Hydrogen xanh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, như: sản xuất thép, tổng hợp Amoniac sản xuất phân bón, vận tải đường bộ cho xe tải hạng nặng, cả trong vận tải biển và hàng không…

Kinh tế khởi sắc

Khi đứng trên cồn Nhàn để nghĩ về biển thì ta chợt nhớ rằng, hệ giồng cát ở miền biển huyện Ba Tri nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung đều là kết quả của quá trình biển xâm thực – tiến rồi thoái, thoái rồi tiến – được lặp lại nhiều lần trong hàng triệu năm. Vì thế, biển đã hình thành trong tâm thức của người Việt về lẽ vô thường của thiên nhiên, của cuộc đời. “Biển cả hóa nương dâu” và chúng ta có biết chăng trong từng hạt phù sa mặn là kết quả tích tụ của muôn trùng không gian và thời gian, tích tụ của vô vàn kiến thức của cha ông để tạo tác nên hình vóc và diện mạo của miền duyên hải này. Ngày nay, nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào việc khai thác nguồn tài nguyên bản địa, chắc chắn kinh tế vùng biển sẽ khởi sắc mạnh mẽ trong tương lai không xa.

Một góc biển cồn Nhàn, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri. Ảnh: Minh Hoàng

Đất Bảo Thuận được thiên nhiên ưu đãi hơn những nơi khác, trong cát có lẫn phù sa. Điều kiện tự nhiên này đã giúp phân bố sản xuất theo từng lớp: vùng sát biển nuôi tôm, kế đến là lớp đất trồng hàng bông, phía trong trồng lúa. Như vậy, phương hướng của Bảo Thuận là phát triển kinh tế đa dạng, ưu tiên phát triển nghề đánh cá và nuôi tôm công nghiệp.

Một vấn đề đặt ra: Bảo Thuận sẽ làm gì để đón nhận luồng gió mới từ chủ trương phát triển kinh tế về hướng Đông?

Chủ tịch UBND xã Lê Văn Vũ Thanh nói: “Bảo Thuận có con đường công nghệ cao” (?) Anh giải thích: “Hiện nay, xã đang kêu gọi đầu tư mở mang du lịch và nuôi tôm. Muốn vậy, chúng tôi phải có cơ sở hạ tầng khang trang. Đường công nghệ cao là những con đường rộng 8m trở lên dẫn đến các điểm nuôi tôm công nghiệp, điểm du lịch, nhà máy sản xuất Hydro xanh…”.

Tất nhiên đất ngày càng có giá. Lãnh đạo xã Bảo Thuận cho biết, những thông tin về phát triển kinh tế ra hướng Đông, công trình lấn biển, tuyến đường ven biển… đã thu hút nhiều doanh nghiệp về đầu tư. Hiện tại, mặt bằng khu du lịch cồn Nhàn đều nhích giá lên. Mới đây, một nhà đầu tư du lịch mua 2 công đất ở bờ kè với giá 5 tỷ đồng! Có lẽ đó là giá đất mà 2 năm trước đây, người dân ở vùng xã bãi ngang này chưa thể nghĩ tới. Điều đó cũng dễ hiểu. Ngày lễ Quốc khánh 2-9-2024, xã Bảo Thuận bị kẹt xe. Nghe hơi lạ! Chủ tịch UBND xã Lê Văn Vũ Thanh cho biết: “Khoảng 3 ngàn người chen chúc, lớp xe hơi, lớp xe máy đổ về biển cồn Nhàn. Lần đầu tiên Bảo Thuận bị kẹt xe. Mặc dù phải tập trung giải quyết để dọn đường thông thoáng nhưng đó cũng là tín hiệu rất vui vì du lịch biển đang thu hút khách”.

Khát vọng vươn mình

Theo định hướng phát triển về hướng Đông, Bảo Thuận sẽ tập trung nguồn lực về con người như thế nào? Chủ tịch UBND xã Lê Văn Vũ Thanh cho biết: “Hiện nay, lực lượng cán bộ xã đều được chuẩn hóa, hầu hết các gia đình trong xã đều có ý thức nuôi con ăn học tới nơi tới chốn, số người trẻ có bằng đại học hoặc nghề chuyên môn càng nhiều. Đó là trước mắt, còn đầu tư, đào tạo nâng cao chất lượng con người thì còn phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa”. Nhưng Bảo Thuận còn có nguồn nhân lực vô cùng quan trọng. Sản lượng tôm cá đánh bắt ở Bảo Thuận đã được người địa phương mở đường tiêu thụ lên tận Sài Gòn; đặc biệt tập trung tại chợ đầu mối Bình Điền. Có những đại gia đã mở vựa hải sản tại chợ Bình Điền, rồi kéo cả gia đình lên buôn bán, mở thêm càng nhiều vựa hải sản. Họ lập nghiệp ở Sài Gòn và đi đi, về về. Một cảnh hai quê. Từ lâu chợ Bình Điền là đầu mối tiêu thụ hải sản của Bảo Thuận. Trong số 122 tàu đánh cá thì có 36 tàu đánh bắt xa bờ. Một ông chủ có thể sở hữu nhiều tàu cá. Đó cũng là nguồn lực mạnh để thu hút vốn tái đầu tư tại địa phương.

Những buổi chiều cuối năm, bóng tối ập xuống nhanh như “mụ phù thủy” tung tấm áo choàng đen vào miền sâu thẳm. Làng biển chìm vào đêm để tái tạo năng lượng. Rồi bình minh xuất hiện làm bừng lên nhịp sống huyên náo. Những chiếc ghe rỗi đang lướt sóng vào bờ cho kịp buổi chợ sớm. Xe vận tải tất bật quay đầu hướng về Sài Gòn. Những đoàn khách du lịch lần lượt kéo tới. Trên bến dưới thuyền đều rất nhộn nhịp. Lúc trời quang mở rộng tầm nhìn, đứng trên đê biển, người ta chợt nhận ra hình vóc rõ mồn một của dải đất cù lao quê Dừa. Nhìn ra biển, bên phải là vệt xanh xanh của huyện Thạnh Phú được ngăn cách bởi cửa sông Hàm Luông; bên trái là huyện Bình Đại nằm dọc theo triền cửa sông Ba Lai. Xã Bảo Thuận và thị trấn Tiệm Tôm là cạnh đáy của tam giác cù lao cửa sông Cửu Long. Những dải đất ở hai bên Thạnh Phú và Bình Đại vươn ra biển như thể là hai cánh tay dang rộng chào đón thành phố biển tương lai không xa. Đó là khát vọng vươn mình ra hướng Đông mà một con đường ven biển có quy mô lớn nối liền đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành động lực phát triển cho cả khu vực. Đó là giao lộ thời gian vào nửa đầu thế kỷ XXI và đó sẽ là con đường đánh thức tư duy làm giàu bằng cách khai thác “vỉa quặng” của nguồn tài nguyên bản địa. Mùa gió chướng năm nay thật sung mãn thổi bừng ước vọng xây dựng thành phố biển hiện đại trên đất Ba Tri.

“Sắp tới, xã sẽ kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, chú trọng thu hút các nhà đầu tư có năng lực về vốn và công nghệ để tạo bước đột phá về chế biến hải sản. Bảo Thuận sẽ tập trung khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, mở rộng đánh bắt xa bờ, nuôi tôm công nghệ cao. Tích cực xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, tập trung đầu tư giao thông, đường điện, hệ thống nước… nhằm dọn đường cho các dự án đầu tư sẽ rất nhộn nhịp trong năm nay và các năm tới”.

(Chủ tịch UBND xã Bảo Thuận Lê Văn Vũ Thanh)

Kim Liên





Nguồn: https://baodongkhoi.vn/kinh-te/thuong-mai/thanh-pho-bien-trong-tam-tay-a141328.html

Cùng chủ đề

Hội nghị cán bộ, viên chức, lao động Báo Đồng Khởi năm 2025

 Chủ trì hội nghị trao đổi một số nội dung tại hội nghị. Hội nghị thông qua các báo cáo: thực hiện Nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của cơ quan năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025; kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện kế hoạch công tác năm 2024; kết quả thực hiện những quy định về dân chủ ở cơ sở trong hoạt động cơ quan năm 2024;...

Họp mặt cán bộ hưu trí đầu xuân 2025

Phát biểu của cán bộ hưu trí.Tại buổi họp mặt, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến thông tin kết quả thực hiện Nghị quyết Tỉnh uỷ năm 2024 và tiến độ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; những việc cần tập trung thực hiện trong năm 2025.Trong đó, tập trung về kết quả thực hiện Nghị quyết năm...

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

120km cao tốc được đầu tư đã “kéo gần” thủ phủ miền Tây với TP.HCM – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng đều chịu nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 và chiến sự xảy ra trên thế giới. Do đó, 2024 được xem là năm bản lề để các tỉnh hoàn thành những mục tiêu phát triển chung...

Những chuyện “lạ” ở xứ Dừa

Du lịch sinh thái xứ Dừa. Ảnh: Trung HiếuGần đây nhất, khi dẫn đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh từ TP. Hồ Chí Minh về sáng tác tập ảnh quảng bá cho huyện Châu Thành, chiếc xe 16 chỗ chở chúng tôi bon bon khắp các nơi trong huyện làm tôi tưởng mình đi lạc. Xã nào cũng đường nhựa, rộng rãi giống hệt nhau, đi thật sướng. Bất giác tôi nhớ lại hồi đó lúc còn công tác ở...

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 đạt mốc ấn tượng

Sản xuất nước dừa đóng hộp tại Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Khu công nghiệp An Hiệp (Châu Thành).Ngành dừa chiếm ưu thếThông tin từ Sở Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1.750 triệu USD, tăng 20,27% so với năm 2023 và đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.240 triệu USD, tăng 17,39%. Các DN trong nước đạt...

Cùng tác giả

Hội nghị cán bộ, viên chức, lao động Báo Đồng Khởi năm 2025

 Chủ trì hội nghị trao đổi một số nội dung tại hội nghị. Hội nghị thông qua các báo cáo: thực hiện Nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của cơ quan năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025; kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện kế hoạch công tác năm 2024; kết quả thực hiện những quy định về dân chủ ở cơ sở trong hoạt động cơ quan năm 2024;...

Họp mặt cán bộ hưu trí đầu xuân 2025

Phát biểu của cán bộ hưu trí.Tại buổi họp mặt, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến thông tin kết quả thực hiện Nghị quyết Tỉnh uỷ năm 2024 và tiến độ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; những việc cần tập trung thực hiện trong năm 2025.Trong đó, tập trung về kết quả thực hiện Nghị quyết năm...

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

120km cao tốc được đầu tư đã “kéo gần” thủ phủ miền Tây với TP.HCM – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng đều chịu nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 và chiến sự xảy ra trên thế giới. Do đó, 2024 được xem là năm bản lề để các tỉnh hoàn thành những mục tiêu phát triển chung...

Những chuyện “lạ” ở xứ Dừa

Du lịch sinh thái xứ Dừa. Ảnh: Trung HiếuGần đây nhất, khi dẫn đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh từ TP. Hồ Chí Minh về sáng tác tập ảnh quảng bá cho huyện Châu Thành, chiếc xe 16 chỗ chở chúng tôi bon bon khắp các nơi trong huyện làm tôi tưởng mình đi lạc. Xã nào cũng đường nhựa, rộng rãi giống hệt nhau, đi thật sướng. Bất giác tôi nhớ lại hồi đó lúc còn công tác ở...

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 đạt mốc ấn tượng

Sản xuất nước dừa đóng hộp tại Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Khu công nghiệp An Hiệp (Châu Thành).Ngành dừa chiếm ưu thếThông tin từ Sở Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1.750 triệu USD, tăng 20,27% so với năm 2023 và đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.240 triệu USD, tăng 17,39%. Các DN trong nước đạt...

Cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 đạt mốc ấn tượng

Sản xuất nước dừa đóng hộp tại Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Khu công nghiệp An Hiệp (Châu Thành).Ngành dừa chiếm ưu thếThông tin từ Sở Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1.750 triệu USD, tăng 20,27% so với năm 2023 và đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.240 triệu USD, tăng 17,39%. Các DN trong nước đạt...

Ưu tiên dùng hàng Việt

Nhộn nhịp mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Bến Tre.Tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông, lồng ghép cuộc vận động với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều hoạt động quảng bá thương mại điện tử (TMĐT) được tổ chức, giúp người dân và doanh nghiệp (DN) hiểu rõ vai trò của các nền tảng này trong việc kết nối thị trường.Theo Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn...

Xuân trên công trình cầu Rạch Miễu 2

Thi công trụ tháp cầu Rạch Miễu 2. Ảnh: Thạch Thảo Niềm vui trên công trườngNăm 2024, những công trình (CT) trọng điểm trên địa bàn tỉnh được khẩn trương thi công. Giờ đây, vào ngày cuối năm 2024, đội ngũ kỹ sư và công nhân vui mừng vì tiến độ đề ra đều đạt mục tiêu theo kế hoạch.Trên trụ tháp cầu Rạch Miễu 2 giữa sông Tiền, ông Lê Thuận Dũng - Phụ trách an toàn lao động...

Tổng kết công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đại biểu tham dự hội nghị.  Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 209 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên 7 lĩnh vực, trong đó 156 HTX nông nghiệp, 11 HTX thủy sản, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 10 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 12 HTX thương mại - dịch vụ, 7 HTX giao thông - vận tải và 5 HTX môi trường. Tổng số thành viên đạt 50.229 người, lao động thường xuyên...

Hội Nông dân tỉnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

 Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Bàn cùng đoàn công tác ngành nông nghiệp tỉnh tham quan vườn bưởi hữu cơ tại huyện Châu Thành. Ảnh: Phúc Hậu* Thưa Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh! Xin đồng chí cho biết công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số trong các cấp hội như thế nào?- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Bàn: Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Dây chuyền công nghệ sản xuất sữa dừa của Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre (Beinco), xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Ảnh: Phúc HậuHỗ trợ doanh nghiệpHiện toàn tỉnh có 6.595 DN với vốn đăng ký 78.379,5 tỷ đồng (hiện có 4.193 DN đang hoạt động, vốn 61.142,6 tỷ đồng). DN trên địa bàn tỉnh những năm gần đây không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đóng góp...

Đưa nông sản tỉnh vươn xa

Chuyến xe xuất khẩu dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Cẩm TrúcTừ sản phẩm OCOP 5 saoChương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt, các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch cộng đồng. Là địa phương khởi động chương trình OCOP đầu tiên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đến nay,...

Phát triển hạ tầng giao thông thu hút đầu tư

Thi công công trình cầu Ba Lai 8 thuộc Dự án tuyến đường bộ ven biển. Ảnh: Thạch ThảoCầu Rạch Miễu 2 vượt tiến độKết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách là nhu cầu bức thiết cho sự phát triển của tỉnh. Từ đó, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.Kể từ ngày...

Đưa công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm

Sản phẩm bưởi của Hợp tác xã Nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Canada.Tạo ra sản phẩm chất lượngTừ chương trình KH&CN hỗ trợ DN, khuyến khích các DN đầu tư nghiên cứu ứng dụng KH&CN, trong năm 2024, Sở KH&CN đã thực hiện đánh giá tình hình sản xuất, sơ chế, bảo quản trái bưởi tươi ở tỉnh và các chỉ số thu hoạch dựa trên độ tuổi thu hoạch. Kết...

Khánh thành đại lộ Đông Tây, bất động sản Bến Tre đón đầu cơ hội bứt phá

Đại lộ Đông Tây - Biểu tượng mới của Bến Tre thịnh vượngLà tuyến đường lớn nhất tại TP. Bến Tre hiện nay, đại lộ Đông Tây có chiều dài 2,15km, mặt cắt ngang 41m, có vỉa hè rộng 8m, gồm 2 làn đường, mỗi làn rộng 10,5m, đảm bảo khả năng lưu thông xuyên suốt ngày đêm.Lễ cắt băng khánh thành Đại lộ Đông Tây. Ảnh: Trọng HiếuĐại lộ Đông Tây nằm ở vị trí trung tâm của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất