Powered by Techcity

Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định

Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định

Quá trình quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách mà cần tạo hạ tầng mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.

Thách thức từ hạ tầng thủy lợi

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch).

Hội thảo nhằm lấy ý kiến các địa phương, cơ quan liên quan, chuyên gia… để Quy hoạch phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trong lưu vực sông Cửu Long, cũng như các yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay hạ tầng thủy lợi khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều ô bao, bờ bao kiểm soát lũ còn chưa bảo đảm tiêu chuẩn ngăn lũ, nguy cơ ngập vẫn thường xuyên xảy ra.

Đồng thời, việc thiếu trạm bơm tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các khu vực nền địa hình thấp trũng, ảnh hưởng giáp nước, khó tiêu thoát ở khu vực Long Mỹ, Vị Thủy – Hậu Giang; Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành – Sóc Trăng…

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (đơn vị tư vấn Quy hoạch) thông tin, hiện các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống kênh nội đồng không được nạo vét theo định kỳ, trạm bơm tưới chưa được đầu tư… nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô vẫn xảy ra.

Trong khi đó, các khu vực đô thị như Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tân An… chưa được đầu tư hệ thống chống ngập, tình trạng ngập ngày càng nặng. Vùng Tứ giác Long Xuyên tuy đã đầu tư các công trình kiểm soát lũ đầu mối, tuy nhiên vẫn chưa khép kín (còn hở các cửa kênh thông với sông Hậu) nên chưa hoàn toàn chủ động kiểm soát lũ vào nội đồng.

Hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, thủy lợi vừa phải bảo đảm chủ động nguồn nước phục vụ kinh tế – xã hội trong mọi tình huống bất lợi; vừa gắn với không gian sống, không gian văn hóa – du lịch…

“Trước những thách thức và xây dựng chiến lược đến năm 2050, tầm nhìn về Quy hoạch thủy lợi cần dài hạn, đề xuất được các bước đi, những việc cần làm để tăng tính chủ động ứng phó với các vấn đề bất định của vùng như: Biến đổi khí hậu, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn, các thay đổi, tiến bộ về khoa học công nghệ và cả biến động về thị trường…”, ông Dũng chia sẻ.

Xây dựng nội dung cụ thể

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho hay, điểm mới của Quy hoạch này là bước đầu hình thành các hệ thống kiểm soát nguồn nước theo quy mô lớn, liên vùng (vùng Hữu sông Hậu, vùng Tả sông Tiền…). Các công trình cống lớn kiểm soát cửa sông cũng được tính toán, đánh giá hiệu quả vận hành kỹ hơn (cống Vàm Cỏ, Hàm Luông), làm cơ sở đề xuất đầu tư, xây dựng.

Ngoài ra, do nhu cầu thực tế của việc nuôi trồng thủy sản cần nước ngọt pha loãng, hoặc các khu vực sản xuất tôm – lúa cần hỗ trợ cấp nước ngọt cho vụ lúa, quy hoạch lần này đã đề xuất 2 hệ thống chuyển nước cho vùng Nam Cà Mau và Nam Quốc lộ 1A Bạc Liêu.

Về vấn đề cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, quy hoạch lần này đề xuất mô hình cấp nước biển từ khoài xa bờ bằng trạm bơm và đường ống trực tiếp cho các khu nuôi, hệ thống kênh sẽ chỉ còn nhiệm vụ tiêu thoát nước (mô hình cấp thoát tách rời hoàn toàn).

Một số khu vực có điều kiện hệ thống thủy lợi tương đối thuận lợi sẽ thí điểm bố trí hoàn thiện hệ thống công trình (cống, kênh), vận hành hệ thống để cấp thoát tách rời (khu Nam quốc lộ 1 Bạc Liêu, khu ven biển Vĩnh Châu Sóc Trăng, khu An Minh – An Biên Kiên Giang).

Cần quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu, đa giá trị gắn với bảo tồn văn hóa, dịch vụ, du lịch…

Giải pháp cho các vùng còn lại là đầu tư các tiểu ô thủy lợi khép kín để chống ngập, vận hành tiêu thoát; mô hình sản xuất là nuôi thủy sản nước mặn; tăng cường nạo vét các trục kênh để tăng trao đổi nước, hạn chế tác động do nước quá mặn vì bị bốc hơi trên ruộng; các ô bao sẽ chủ động trữ nước mưa trên hệ thống kênh để hỗ trợ sản xuất thêm.

Cần nhanh chóng thực hiện để đối phó với thời tiết khắc nghiệt

Theo đại diện các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc thực hiện Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ của Quy hoạch, do quá trình biến đổi khi hậu tác động không nhỏ vào nền kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng thông tin, nhiều khu vực tại địa phương bị ngập lụt do vùng trũng không đều, thời gian nhiễm mặn không cố định khiến địa phương rất khó kiểm soát, người dân khó khăn trong phát triển nông nghiệp. Do vậy, Sóc Trăng mong muốn quy hoạch xây dựng các cống, hồ chứa nước ngọt trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến, ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: “Với tình hình biến đối khí hậu hiện nay, tỉnh Vĩnh Long đang có ý tưởng khai thác sông Măng Thít với diện tích trên 61 ha làm hồ trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông, phát triển kinh tế…bằng giải pháp xây âu thuyền 2 đầu sông và thực hiện sau năm 2030.

Ngoài ra, trước tình trạng xâm nhập mặn trên các tuyến sông chính tăng cao kết hợp triều cường lấn sâu vào kênh, mương nội đồng khiến đời sống, sản xuất của người dân Bến Tre gặp nhiều khó khăn, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nêu thách thức, khó khăn nhất hiện nay là tình trạng nước biển dân, việc sử dụng nước ngọt thượng nguồn ở một vài quốc gia, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

“Giai đoạn 2015-2016 được nhận định là đợt nhiễm mặn kỷ lục, hàng trăm năm mới diễn ra 1 lần. Tuy nhiên, sau 4 năm tình trạng nhiễm mặn này lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Sau 4 năm tiếp theo lại diễn ra tình trạng nhiễm mặn như năm 2015-2016 và diễn biến trong thời gian tới là khó đoán định”, ông Cảnh chia sẻ.

Thiếu nước ngọt, việc sử dụng nước ngầm nhiều hơn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở. Vì vậy, nếu không có giải pháp căn cơ hơn thì đến năm 2050 hoặc năm 2100, Bến Tre nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ sẽ gặp tác động nhiều hơn nữa.

Vì vậy ông Cảnh cho rằng, việc quy hoạch một số hồ nước lớn sẽ khó khả thi vì gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng và vận chuyển nguồn nước. Do đó, nếu từng địa phương có các hồ nước nhỏ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt thì sẽ chủ động hơn.  

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay, quy hoạch phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có đầy đủ. Vì vậy, làm sao các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phải giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn cơ bản của từng địa phương.

Đặc biệt, quy hoạch này phải gắn kết, phù hợp và đồng bộ với các quy hoạch trước đó đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành thủy lợi, phòng thống thiên tai quốc gia; quy hoạch của địa phương).

Nguồn: https://baodautu.vn/quy-hoach-thuy-loi-dong-bang-song-cuu-long-can-tang-tinh-ung-pho-voi-cac-van-de-bat-dinh-d220464.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tập huấn nâng cao năng lực về phát triển du lịch cộng đồng

Ngày 27-8-2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) tổ chức chương trình tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/van-hoa/du-lich/tap-huan-nang-cao-nang-luc-ve-phat-trien-du-lich-cong-dong-a134517.html

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

VNPT Bến Tre và Hội Hông dân tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

Phó giám đốc VNPT Bến Tre Nguyễn Văn Triều Dâng và Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Võ Văn Chiến ký kết thỏa thuận.Hai bên thoả thuận hợp tác, với các nội dung, gồm: Phối hợp khảo sát, xây dựng giải pháp tổng thể về số hoá và CĐS các hoạt động công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân. Phối hợp triển khai giải pháp CĐS cho Hội Nông dân và các đơn vị trực...

Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 7/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 7/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng ở một vài địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg đây được ghi nhận là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 7/9/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp Ở...

Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ...

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, trong bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực nhà báo Pavel Vinodurov nhấn mạnh Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Hà Nội, tháng 6/2024. (Nguồn: TTXVN) Theo tác...

Cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 7/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 7/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng ở một vài địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg đây được ghi nhận là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 7/9/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp Ở...

Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ...

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, trong bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực nhà báo Pavel Vinodurov nhấn mạnh Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Hà Nội, tháng 6/2024. (Nguồn: TTXVN) Theo tác...

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như ‘phao cứu sinh’, Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

Hiếu Ân hiện phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Ảnh: NVCC Học bổng Tiếp sức đến trường đã tới như một điều diệu kỳ trong cuộc sống. Hiếu Ân giờ đang là kỹ sư phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM). Quá trình làm việc, Hiếu Ân cho thấy có trình độ chuyên môn tốt. Trong vai trò kỹ sư vật lý hạt...

Thuê giám đốc ‘cao thủ’ để hợp tác xã phát triển đột phá

Thiếu giám đốc “cao thủ” là thực trạng chung của rất nhiều hợp tác xã hiện nay.  Trao đổi với VietNamNet về câu chuyện này, ông Ngô Sỹ Đạt, Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, cho hay: “Một số tỉnh, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã cử cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm lãnh đạo hợp tác xã, nhưng chỉ ở vị trí phó giám đốc. Khoảng 2-3...

Triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết: Cây dừa là một trong 6 loại cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Đề án và phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Theo đó đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 đến 210.000ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 đến 175.000ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích...

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể vượt mốc 1 tỷ USD Đây là thông tin được ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt...

Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre

Sáng 5-9-2024, tại Bến Tre, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/doan-kiem-tra-so-1350-cua-bo-chinh-tri-trien-khai-quyet-dinh-kiem-tra-doi-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy--a134902.html

Giao dịch quanh mức 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 6/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 6/9/2024 đi ngang trên phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 6/9/2024 chững lại theo xu thế chung Cụ thể, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình đang cùng thu mua heo hơi ở mức giá 64.000 đồng/kg đây là mức giá thấp nhất khu vực. Ở chiều ngược...

Bộ Y tế chỉ đạo việc sử dụng Vitamin A trong điều trị sởi

Công văn số 5189 ban hành ngày 30/8/2024 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng Vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em. Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất