Powered by Techcity

Nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đoàn kết phấn đấu, nỗ lực tu dưỡng đạo đức cách mạng


Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi đời sống người dân xã Tân Thanh (Giồng Trôm) trong chuyến về làm việc tại tỉnh Bến Tre năm 2016.  Ảnh: M. Phương

Đong đầy tình thương, lòng nhân ái

Chia sẻ cảm nhận về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cô Phạm Thị Thùy Trang – Giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trợ lý Thanh niên Trường THPT Trần Văn Ơn (Châu Thành) cho biết: “Dù chưa được tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng tôi cảm nhận ở bác sự giản dị, đơn sơ và ấm áp. Tất cả người dân đều dành tình cảm đặc biệt cho đồng chí Tổng Bí thư. Bởi lẽ, Tổng Bí thư là tấm gương sáng về cách sống, làm việc vì dân, vì nước. Trong mỗi người dân nói chung và bản thân tôi nói riêng sẽ luôn dành sự kính trọng tuyệt đối cho bác. Sự ra đi của Tổng Bí thư là tổn thất to lớn của Đảng và đất nước, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong các tầng lớp nhân dân”.

Dù Tổng Bí thư đã ra đi nhưng những lời nhắn nhủ, căn dặn của bác vẫn sẽ còn nguyên giá trị cho đời sau, giúp cho thế hệ tiếp nối tự soi lại mình về cách sống, cách làm việc và cống hiến. Là nhà giáo, bản thân cô Thùy Trang tâm đắc điều Tổng Bí thư răn dạy: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

Theo cô Thùy Trang, lời răn dạy của Tổng Bí thư để lại cho cô nhiều suy nghĩ nhất. Bởi trong câu nói ấy, Tổng Bí thư muốn sống hạnh phúc không chỉ đơn thuần là hạnh phúc về vật chất mà còn muốn chúng ta biết hạnh phúc cả về mặt tâm hồn – nơi đó có tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng mà có mấy ai biết tận dụng để có được hạnh phúc. “Bản thân tôi nhận thấy rằng mình cần biết yêu thương, nhân ái và công bằng hơn trong giáo dục. Bởi, nghề giáo là nghề cao quý nhất. Vậy nên, mỗi giáo viên cần sống và làm việc sao cho xứng đáng với chữ cao quý ấy. Hạnh phúc theo Tổng Bí thư nhắc nhở rất đơn giản. Vì thế, tôi cũng sẽ tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân qua công việc của mình, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới sáng tạo để bắt kịp với thời đại. Trong nghiệp vụ sư phạm, luôn lấy học sinh làm nhân tố quyết định để bản thân rèn luyện tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng để tạo ra môi trường giáo dục tích cực và nhân văn”, cô Thùy Trang chia sẻ.

Noi gương “sống cống hiến”

Cũng như phần lớn người dân trong tỉnh, bạn Nguyễn Thanh Dư – Điều dưỡng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu chưa một lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù chỉ biết Bác Trọng qua những bài báo, những short phim ngắn trên tivi nhưng Thanh Dư có tình cảm đặc biệt đối với vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Bác Trọng đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp phát triển đất nước đến hơi thở cuối cùng. Đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, nỗ lực đưa đất nước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như ngày hôm nay. Bác Trọng đã trút hơi thở cuối cùng, để lại trong lòng tôi cũng như toàn dân Việt Nam và bạn bè quốc tế biết bao niềm tiếc thương. Đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam đã mất đi một vị lãnh đạo, người đứng đầu của Đảng với lý tưởng sống cao đẹp, cuộc sống giản dị, gần gũi, liêm khiết và mẫu mực”, Thanh Dư xúc động.

Nhớ lời Bác Trọng nhắn nhủ: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống và danh dự, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí…”. Thanh Dư cho rằng, đây là bài học quý giá, là hành trang mang theo trong suốt cuộc đời làm nghề. Theo Thanh Dư, lý tưởng của Bác Trọng đã soi sáng mọi bước đường. Nhất là khi công tác trong ngành y tế, chứng kiến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, chứng kiến biết bao nhiêu khoảnh khắc đấu tranh giành giật giữa sự sống và cái chết. Bản thân Thanh Dư trân trọng hơn sức khỏe, sự sống của từng người bệnh.

“Bác Trọng ra đi nhưng những cống hiến, những hành động, những lời dạy vẫn còn mãi khắc ghi trong lòng bao người dân Việt Nam. Thế hệ trẻ chúng tôi sẽ luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sẽ viết tiếp những hoài bão còn đang dang dở của Bác Trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Tôi hứa sẽ làm tốt nhất công tác chuyên môn của mình để mang lại cho người bệnh một sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái và có thể an tâm tin tưởng vào công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và của toàn ngành y tế nói chung”, Thanh Dư quyết tâm.

Nhiệt huyết phấn đấu trong công việc

Đối với anh Phạm Văn Minh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH May mặc Alliance One (Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành) cũng như cán bộ, CNLĐ tại công ty khi nghe tin Bác Trọng mất mọi người rất xúc động và thương tiếc. Vì Bác Trọng là một người rất thương dân, lo cho dân, luôn đi đầu trong các chính sách của Đảng, Nhà nước và rất gần với dân. Theo chia sẻ của anh Văn Minh, “Bác Trọng là một tấm gương sáng để cho tôi và CNLĐ học tập theo. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện kỹ năng, tay nghề để nâng cao năng suất, đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất, đóng góp phần nhỏ cho đất nước phát triển lớn mạnh hơn và sánh vai với các nước bạn”.

Những câu nói, lời dạy của Bác Trọng như “lời vàng ý ngọc”. Từng câu, từng từ đều đáng mỗi người suy ngẫm. Trong các câu nói, bản thân anh Phạm Văn Minh tâm đắc nhất câu nói: “Với nhiệt huyết tràn đầy, với nghị lực và ý chí vươn lên mạnh mẽ, tuổi trẻ Việt Nam hãy ra sức học tập, lao động, rèn luyện để ngày càng tiến bộ, có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”. Qua lời dạy của Bác Trọng cùng niềm tiếc thương vô hạn với người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh Phạm Văn Minh hứa với lòng ra sức phấn đấu trong công việc và trở thành người giúp ích cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Phan Hân





Nguồn: https://baodongkhoi.vn/van-hoa/doi-song/nho-ve-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-doan-ket-phan-dau-no-luc-tu-duong-dao-duc-cach-mang-a133047.html

Cùng chủ đề

Hội nghị giao ban công tác văn hóa – văn nghệ năm 2024

Công tác văn hóa, văn nghệ phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Trong năm 2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, tham mưu triển khai công tác VHVN trên địa bàn ngay từ đầu năm. Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các hoạt động VHVN...

Sản phẩm OCOP Bến Tre: Tinh hoa từ tài nguyên và công nghệ

Chương trình OCOP giúp người dân tỉnh Bến Tre từng bước tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển sản phẩm mang đậm nét đặc trưng xứ dừa. Sản phẩm OCOP Bến Tre được xúc tiến thương mại tại các hội nghị, sự kiện lớn trong cả nước. Ảnh: Nhất Duy. Chủ trương của sự đồng thuận Những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xác định việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm...

Những chuyến đi mang đậm tình tri ân

Đoàn cán bộ hưu trí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý viếng Lăng Bác Hồ. Ảnh: Ngọc HảiẤm lòng những chuyến điThành quả của quê hương hôm nay, có bàn tay và khối óc của thế hệ đi trước chung tay xây dựng nên. Người xưa dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, câu tục ngữ không chỉ nhắc ta hãy nhớ đến công sức của người trồng cây mà thực chất là muốn khơi dậy trong...

Nông dân xứ hoa ở miền Tây phấn khởi vì trúng mùa, được giá

Những ngày này, nông dân huyện Chợ Lách, Bến Tre đang hối hả đóng gói các chậu cúc mâm xôi để kịp giao cho thương lái phân phối đến các chợ và một số tỉnh thành lớn như TPHCM, Hà Nội. Chị Đỗ Thị Ngọc Tuyết, 44 tuổi, ngụ xã Long Thới, cho biết Tết 2025, chị trồng 2.000 chậu cúc mâm xôi vàng. Hiện chị đã xuất bán hơn 1.000 chậu, số còn lại dự kiến sẽ bán hết...

Nữ tướng Nguyễn Thị Ðịnh “sinh vi tướng, tử vi thần”

Tên tuổi của Nữ tướng Nguyễn Thị Định gắn liền với thắng lợi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” với phương châm đánh địch bằng 3 mũi giáp công. (Ảnh tư liệu)Cuộc đời và sự nghiệpChúng tôi về thăm lại Khu đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, khi mà tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre (1-1-1900 - 1-1-2025); 65 năm Ngày Bến Tre...

Cùng tác giả

Hội nghị giao ban công tác văn hóa – văn nghệ năm 2024

Công tác văn hóa, văn nghệ phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Trong năm 2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, tham mưu triển khai công tác VHVN trên địa bàn ngay từ đầu năm. Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các hoạt động VHVN...

Sản phẩm OCOP Bến Tre: Tinh hoa từ tài nguyên và công nghệ

Chương trình OCOP giúp người dân tỉnh Bến Tre từng bước tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển sản phẩm mang đậm nét đặc trưng xứ dừa. Sản phẩm OCOP Bến Tre được xúc tiến thương mại tại các hội nghị, sự kiện lớn trong cả nước. Ảnh: Nhất Duy. Chủ trương của sự đồng thuận Những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xác định việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm...

Những chuyến đi mang đậm tình tri ân

Đoàn cán bộ hưu trí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý viếng Lăng Bác Hồ. Ảnh: Ngọc HảiẤm lòng những chuyến điThành quả của quê hương hôm nay, có bàn tay và khối óc của thế hệ đi trước chung tay xây dựng nên. Người xưa dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, câu tục ngữ không chỉ nhắc ta hãy nhớ đến công sức của người trồng cây mà thực chất là muốn khơi dậy trong...

Nông dân xứ hoa ở miền Tây phấn khởi vì trúng mùa, được giá

Những ngày này, nông dân huyện Chợ Lách, Bến Tre đang hối hả đóng gói các chậu cúc mâm xôi để kịp giao cho thương lái phân phối đến các chợ và một số tỉnh thành lớn như TPHCM, Hà Nội. Chị Đỗ Thị Ngọc Tuyết, 44 tuổi, ngụ xã Long Thới, cho biết Tết 2025, chị trồng 2.000 chậu cúc mâm xôi vàng. Hiện chị đã xuất bán hơn 1.000 chậu, số còn lại dự kiến sẽ bán hết...

Nữ tướng Nguyễn Thị Ðịnh “sinh vi tướng, tử vi thần”

Tên tuổi của Nữ tướng Nguyễn Thị Định gắn liền với thắng lợi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” với phương châm đánh địch bằng 3 mũi giáp công. (Ảnh tư liệu)Cuộc đời và sự nghiệpChúng tôi về thăm lại Khu đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, khi mà tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre (1-1-1900 - 1-1-2025); 65 năm Ngày Bến Tre...

Cùng chuyên mục

Hội nghị giao ban công tác văn hóa – văn nghệ năm 2024

Công tác văn hóa, văn nghệ phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Trong năm 2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, tham mưu triển khai công tác VHVN trên địa bàn ngay từ đầu năm. Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các hoạt động VHVN...

Những chuyến đi mang đậm tình tri ân

Đoàn cán bộ hưu trí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý viếng Lăng Bác Hồ. Ảnh: Ngọc HảiẤm lòng những chuyến điThành quả của quê hương hôm nay, có bàn tay và khối óc của thế hệ đi trước chung tay xây dựng nên. Người xưa dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, câu tục ngữ không chỉ nhắc ta hãy nhớ đến công sức của người trồng cây mà thực chất là muốn khơi dậy trong...

Nữ tướng Nguyễn Thị Ðịnh “sinh vi tướng, tử vi thần”

Tên tuổi của Nữ tướng Nguyễn Thị Định gắn liền với thắng lợi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” với phương châm đánh địch bằng 3 mũi giáp công. (Ảnh tư liệu)Cuộc đời và sự nghiệpChúng tôi về thăm lại Khu đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, khi mà tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre (1-1-1900 - 1-1-2025); 65 năm Ngày Bến Tre...

Sáng mãi tinh thần “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy”

Đoàn viên, thanh niên tỉnh dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại di tích Đồng Khởi (huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: P. Tuyết * Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo: Ngày 17-1 vừa được công nhận là ngày truyền thống tỉnh một lần nữa khẳng định giá trị của phong trào Đồng khởi. Trước đây, chúng ta luôn xem ngày 17-1-1960 là ngày truyền thống lịch sử chính trị thì nay với quyết định...

Hội đồng cấp tỉnh xét Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm 2024

Hội đồng cấp tỉnh tiến hành bỏ phiếu xét Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm 2024. Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre được xem xét đối với các cá nhân hoạt động, sống, chiến đấu, cống hiến và có thành quả lao động xuất sắc trên các lĩnh vực: Văn học, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, y học trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Trên mỗi lĩnh vực, quy chế...

Chọi gà nghệ thuật tranh cúp “Hoàng kê Chợ Lách”

Các chiến kê vào trận. Không gian văn hóa chọi gà nghệ thuật huyện Chợ Lách được tổ chức ở một khu vực riêng tại Khu 26, xã Phú Sơn. Tại đây, Ban tổ chức cho hay, cuộc thi tranh cúp “Hoàng kê Chợ Lách” thu hút rất nhiều “đại sư kê” đến và đăng ký thi đấu. Số lượng đăng ký hiện tổng cộng là 40 đội, đến từ nhiều tỉnh, thành như: Biên Hòa, Định Quán (Đồng Nai), tỉnh...

Chiêm ngưỡng sắc thần nhân lễ lạp miếu ở đình An Hội

Lễ nghinh sắc qua các một số tuyến đường tại TP. Bến Tre vào sáng sớm ngày lễ lạp miếu đình An Hội. Tại lễ lạp miếu năm nay, có một nghi thức đặc biệt là có lễ khán sắc và tuyên sắc. Sắc thần là văn bản truyền mệnh lệnh của vua - người đứng đầu triều đại quân chủ - phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình, đền theo tín ngưỡng...

Giữ gìn và trao truyền giá trị Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phong trào "Đồng khởi mới" tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, trở thành tỉnh phát triển bền vững ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ảnh: Trung Hiếu Sức mạnh của “Đồng khởi mới” Phong trào “Đồng khởi mới” là sự vận dụng gần như nguyên vẹn tinh thần Đồng khởi năm 1960 vào thi đua xây dựng và phát triển quê hương, với nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra theo phương châm “Hai chân -...

Cây Thiên tuế đình Phú Nhuận được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam – Cây Thiên tuế đình Phú Nhuận cho chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích đình Phú Nhuận.Trong khuôn viên đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận, TP.Bến Tre có một cây Thiên tuế 200 năm tuổi, bao năm nay được cộng đồng dân cư chung tay chăm sóc, bảo vệ. Hiện tại, cây cao 6m, tán rộng...

Chương trình nghệ thuật cộng đồng “80 năm dưới cờ Đảng vẻ vang”

Tiết mục Hát mãi khúc quân hành tại chương trình. Chương trình gồm các tiết mục ca hát múa, ca cổ ca ngợi quê hương, Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam... được dàn dựng và trình diễn chỉn chu.  Các bài hát được các nghệ sĩ, diễn viên, cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh thể hiện dạt dào cảm xúc, đầy hào hùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất