Powered by Techcity

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa

Một ngày giữa tháng 10, đứng ở đầu con rạch Bà Đài (xã Long Hậu, Lai Vung, Đồng Tháp), ông Nguyễn Văn Măng (50 tuổi, thợ đóng xuồng) hoài niệm một thời làng nghề đóng thuyền 2 bên bờ nhộn nhịp ngày đêm, phát triển hưng thịnh.

Năm 2005, theo thống kê của chính quyền địa phương, 2 bên bờ rạch có khoảng 150 xưởng đóng thuyền, với hơn 1.000 lao động làm việc ngày đêm. Ngày nay, rạch Bà Đài đang hẹp dần, 2 bên bờ cũng hiếm nghe được tiếng cưa đục của các xưởng gỗ.

Đi dọc bờ rạch, cách một đoạn lại thấy đôi ba chiếc ghe bầu dài hơn chục mét, cao chừng 3 mét nằm bờ, mục nát.

Ngay đầu con rạch, bên cạnh một xưởng thuyền cũ là 5 chiếc ghe loại có sức chứa hàng chục tấn trong cảnh “chết mòn” nơi mép nước bao năm. Những chiếc ghe này đều được đóng mới, chưa một lần hạ thủy nhưng không bán được nên nằm bờ phơi sương gió.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 1
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 2

Hết kiếp người cũng hết làng nghề?

Ông Măng kể, khoảng những năm 2010, khách khắp miền Tây tấp nập đến Bà Đài mua ghe xuồng, các xưởng làm không kịp bán. Nhu cầu lớn, xưởng nào cũng phải đóng sẵn ghe chờ khách. Nhưng rồi thị trường đột ngột “chết đứng”, cả năm không một khách nào đến hỏi mua ghe lớn.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 3
Ông Măng quay lại nghề sau lần phá sản, khởi sự lại với xưởng đóng thuyền khiêm tốn ven rạch Bà Đài.

Miền Tây dần phát triển, đường sá, xe tải dần thay thế ghe bầu, xuồng nhựa áp chế xuồng ba lá. Những năm đầu ế ẩm, chủ các trại ghe vẫn còn vốn liếng, vẫn nuôi hy vọng một ngày có khách trở lại, vì vậy những chiếc ghe nằm bờ vẫn được che chắn, giữ gìn. Nhưng 3 năm, 5 năm, rồi 10 năm vẫn không ai đến hỏi, những chiếc ghe dần bị bỏ mặc gió mưa tàn phá.

“Ngày trước, ở trong làng, ghe nào không bán được chủ đều kéo ra đây để. Mấy năm nay nhiều chiếc đã bị dỡ ra lấy ván rồi.

Nhà tôi trước đây cũng có 2 chiếc ghe nằm phơi nắng hơn chục năm ở ngay đầu con rạch. Chi phí đóng tốn 500 triệu đồng mà phải dỡ 3 năm trước. Bao nhiêu vốn liếng tích góp cả đời cũng hết, xưởng ghe ông nội để lại cũng không giữ được, từ làm chủ tôi phải đi làm mướn”, ông Măng ngậm ngùi.

Qua thăng trầm vẫn không bỏ được nghề, sau khi trả hết nợ và tích góp được một chút vốn, mới đây ông Măng lại mở một xưởng ghe nhỏ bên bờ con rạch. Lần này xưởng ghe không còn lớn như ngày xưa để phải thuê người làm, diện tích chỉ đủ để mình ông Măng xoay trở.

“Khó khăn lắm. Xưa hàng làm ra người ta mua ngay tại xưởng. Nay một tháng tôi đóng được 15 chiếc xuồng thì phải mất nửa tháng tự chở đi rao khắp miệt Bến Tre, Trà Vinh mới mong bán hết. Cũng không dám đóng thuyền lớn, chỉ đóng xuồng câu mới có người mua”, ông Măng cho biết.

Tiếc nghề, nhưng ông Măng cũng không dám cho con cái theo nghề, vì khó sống. Ông kể, bạn thợ lúc ngồi với nhau hay than rằng “đành chịu, hết kiếp mình có lẽ cũng hết làng nghề”.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 4
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 5

Cách xưởng của ông Măng chừng 400m mới có thêm một xưởng đóng ghe khác. Tương tự cảnh nhà ông Măng, xưởng này cũng nhỏ, ít gỗ, ít hàng và chỉ có một người làm. Ông Nguyễn Văn Tám (53 tuổi, chủ xưởng) được dân trong ấp đặt biệt danh là Tám “xuồng” vì giỏi nghề hiếm ai qua được.

Ông Tám cho biết, trước đây ông và anh trai đều là thợ đóng xuồng. Tuy nhiên vì làm nghề truyền thống không nuôi nổi vợ con, anh trai ông Tám đã bỏ quê lên Bình Dương làm mướn.

Tiếc nghề cha truyền con nối, ông Tám không đành bỏ. Xuồng thật không bán được, ông Tám quay sang làm xuồng mô hình, bán hàng lưu niệm.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 6

Ông Tám xoay qua đóng xuồng mô hình, dù có tay nghề tốt nhưng cuộc sống chỉ ở mức tạm đủ.

“Làm xuồng mô hình khó hơn làm xuồng thật nên ít người làm được. Dù vậy nhưng ngày công cũng chỉ được 300.000 đồng thôi, thành ra lại càng ít người chịu làm”, ông Tám nói.

Níu giữ hình hài vùng đất

Theo hương tích, làng nghề đóng xuồng ven rạch Bà Đài đã trên trăm năm tuổi, tổ nghề là cụ Phạm Văn Thuông (tục gọi là ông Sáu xuồng cui, sinh năm 1875, mất năm 1945).

“Khoảng từ những năm 1970-2000, quanh rạch có 10 nhà thì đến 9 nhà làm nghề đóng thuyền, tiếng cưa tiếng đục nhộn nhịp ngày đêm. Nhưng giờ đây, 10 trại thuyền thì 9 cái bỏ hoang rồi, thợ phải chuyển nghề, làm việc khác”, ông Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt, 64 tuổi) người gọi tổ nghề đóng xuồng bằng cố, cho biết.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 7
Một xưởng đóng ghe ở Long Hậu đã vắng tiếng cưa đục lâu ngày.

Ông Bảy cũng được coi là thợ đóng thuyền giỏi bậc nhất trong ấp, người đóng con thuyền choán nước 150 tấn, sản phẩm lớn nhất từng xuất xưởng ở rạch Bà Đài. Dù vậy, lão nghệ nhân cũng từng có thời phải bỏ nghề cha ông để làm việc khác kiếm tiền nuôi gia đình.

Thế nhưng tình yêu nghề và nỗi tiếc nuối di sản của vùng đất đã kéo ông Bảy trở lại với cưa đục, với những tấm gỗ sao nặc mùi bùn. Năm 2012, ông Bảy lần nữa khởi nghiệp đóng xuồng, nhưng lần này ông không còn đóng xuồng đi sông, ông đóng xuồng mô hình để trưng hoa quả.

Lại như ông Sáu hơn trăm năm trước, lần này ông Bảy khai sinh một nghề mới cho làng – nghề đóng xuồng mini.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 8
Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 9

“Nghề của cha ông, mình bỏ không đành. Không bán được xuồng thật, tôi nghĩ ra việc làm xuồng mô hình, có lẽ cũng là cách để bảo tồn nghề, bảo tồn hình ảnh của những chiếc xuồng để thế hệ sau có thể mường tượng được hình hài miền Tây sông nước những năm tháng đã xa.

Làm xuồng mô hình khó hơn nhiều, tốn công 5-10 lần làm xuồng thật, đòi hỏi khắt khe từ tay nghề thợ đến chất lượng gỗ nguyên liệu, nên không phải ai cũng làm được. Đến nay, tôi đã làm được gần như đầy đủ mô hình các loại ghe xuồng từng bơi trên sông nước Cửu Long, tính ra cũng không có lỗi với cha ông, không để nghề truyền thống biến mất”, ông Bảy nói.

Trong xưởng nhỏ của ông Bảy ở cuối con rạch trưng bày đủ mô hình các loại ghe xuồng miền Tây. Du khách ghé qua có cơ hội được thấy ghe Bà Đài, ghe tam bản, ghe bầu, xuồng ba lá, xuồng Cần Thơ, ghe ngo Sóc Trăng… với kích thước bằng 1/10 so với hàng thật.

Người níu giữ ký ức miền Tây tại làng đóng thuyền di sản văn hóa - 10
Hướng đi mới của ông Bảy thổi lại sinh khí cho làng nghề.

Theo ông Bảy, những chiếc xuồng ghe là linh khí gắn liền với ký ức miền Tây sông nước, gắn liền với bước chân mở cõi của cha ông. Ngày nay, nước chỉ còn tràn bờ trong những câu chuyện kể, nhưng ông Bảy không muốn những chiếc thuyền cũng dần thành cổ tích.

Ghe xuồng thật có giá từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, còn ghe xuồng mini của ông Bảy chỉ có giá từ mấy trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy mẫu mã.

Ông Bảy cho biết, ghe xuồng mô hình bán rất chạy. Ông Bảy mong dạy được nghề mới cho các thế hệ kế thừa trong làng. Dù vậy, ông đếm đi đếm lại thì quân số người chịu học cũng không hết 10 đầu ngón tay.

Làng nghề đóng thuyền ven rạch Bà Đài là một trong những làng nghề tiêu biểu của Đồng Tháp. Trước đây, mỗi năm làng có hàng chục nghìn chiếc thuyền xuất xưởng với đủ kích cỡ, kiểu loại, bán khắp các tỉnh miền Tây. Kỹ thuật đóng xuồng của thợ ven rạch Bà Đài có nhiều điểm độc đáo, khiến sản phẩm có đặc trưng riêng, được thị trường đánh giá cao về cả chất lượng và thẩm mỹ.

Lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp cho biết, nghề đóng xuồng ven rạch Bà Đài đã được Bộ VHTT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015. Trước sự biến đổi của thị trường, nhiều cơ sở còn giữ nghề nơi đây đã chuyển sang làm mô hình ghe xuồng phục vụ du lịch, bán hàng lưu niệm.

Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đang có nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh làng nghề đóng xuồng rạch Bà Đài và thu hút khách du lịch đến khám phá di sản đặc hữu này.

Ảnh: Trịnh Nguyễn

Dantri.com.vn

Nguồn: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nguoi-niu-giu-ky-uc-mien-tay-tai-lang-dong-thuyen-di-san-van-hoa-20241014151137880.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Các địa phương, đơn vị họp mặt kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Tặng quà cho cán bộ, hội viên nữ. Ảnh: Thành LậpTại buổi họp mặt, đại diện Ban Chấp hành CĐCS Hội Người mù tỉnh đã ôn lại lịch sử và quá trình phát triển của giới nữ qua các thời kỳ, những tấm gương, anh hùng nữ tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, trong lao động sản xuất. Nhắc nhớ vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định vị thế trong gia...

Bản tin Mặt trận sáng 18/10

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc Sáng 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều...

Công bố Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bến Tre.Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương và Thứ trưởng Hồ An Phong chủ trì, điều hành hội nghị. Tại Bến Tre, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười, lãnh đạo các sở ngành, đơn vị tham dự.Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13-6-2024 của Thủ...

Khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy “Bông Sen”

Sáng 17-10-2024, Công ty TNHH Kinh doanh XNK Tổng hợp và Dịch vụ Fataco Bến Tre (Công ty Fataco Bến Tre) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy “Bông Sen” và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/kinh-te/thuong-mai/khanh-thanh-nha-may-san-xuat-thuoc-ho-tro-cat-con-cai-nghien-ma-tuy-bong-sen--a136890.html

Thị trường diễn biến “bất động” trên cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 18/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/10/2024 tiếp đà đi ngang ở nhiều địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 65.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi cao nhất trong khu vực đối với các tỉnh thành: Thái Nguyên, Thái Bình. Các địa phương còn lại tại khu vực miền Bắc cùng thu mua tại mức 64.000 đồng/kg, đi ngang giá so với hôm qua. Giá heo...

Cùng chuyên mục

Các địa phương, đơn vị họp mặt kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Tặng quà cho cán bộ, hội viên nữ. Ảnh: Thành LậpTại buổi họp mặt, đại diện Ban Chấp hành CĐCS Hội Người mù tỉnh đã ôn lại lịch sử và quá trình phát triển của giới nữ qua các thời kỳ, những tấm gương, anh hùng nữ tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, trong lao động sản xuất. Nhắc nhớ vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định vị thế trong gia...

Bản tin Mặt trận sáng 18/10

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc Sáng 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều...

Công bố Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bến Tre.Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương và Thứ trưởng Hồ An Phong chủ trì, điều hành hội nghị. Tại Bến Tre, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười, lãnh đạo các sở ngành, đơn vị tham dự.Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13-6-2024 của Thủ...

Thị trường diễn biến “bất động” trên cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 18/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/10/2024 tiếp đà đi ngang ở nhiều địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 65.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi cao nhất trong khu vực đối với các tỉnh thành: Thái Nguyên, Thái Bình. Các địa phương còn lại tại khu vực miền Bắc cùng thu mua tại mức 64.000 đồng/kg, đi ngang giá so với hôm qua. Giá heo...

Về nguồn, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm công tác dân vận

Đoàn thắp hương tưởng nhớ các anh hùng, chiến sĩ tại Khu di tích Cây Da Đôi. Tham dự chương trình có Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Văn Bia, các Phó trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Đảnh, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh, cùng tất cả đoàn viên của 2 CĐCS. Theo đó,...

Nguyên nhân thị trường cả nước tiếp tục lao dốc

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 17/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/10/2024 tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg ở nhiều địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 – 65.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg đối với các tỉnh thành: Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang. Giá heo hơi ghi nhận tại Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên giảm sâu tới 2.000...

Tin hoạt động các huyện, thành phố ngày 16-10-2024

Đại biểu tham dự lễ khai giảng lớp tập huấn. Ảnh: Quang Duy* Ngày 16-10-2024, Công an tỉnh Bến Tre tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CC&CNCH) năm 2024 cho cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh.Tham gia lớp tập huấn có 91 học viên là cán bộ chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh. Các học viên được huấn...

Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp làm việc tại tỉnh Bến Tre

Tiếp đoàn kiểm tra có Giám đốc Sở Tư pháp Võ Minh Thưởng, đại diện Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Trại giam Châu Bình và các thành phần liên quan.Phó giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia - Bộ Tư pháp Đỗ Thị Thúy Lan kết...

Bến Tre phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch

 Dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 đang được đẩy mạnh thực hiện. (Ảnh: Thạch Thảo) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Bến Tre tiếp tục trong xu hướng phục hồi tích cực và đạt một số kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực như: tăng trưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ đạt khá; kim ngạch xuất khẩu, tổng mức bán...

Bến Tre triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh điều hành hội nghị. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, các Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn, Nguyễn Minh Cảnh, Nguyễn Thị Bé Mười chủ trì hội nghị.Trong 9 tháng đầu năm 2024, Bến Tre tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP đặt ra là 6,5%, nhưng chỉ đạt 5,18%, thấp hơn 1,32 điểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất