Powered by Techcity

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.

Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh thành khác đang theo học tại TP.HCM chưa có điều kiện tham dự chương trình tại quê nhà.

Tham dự lễ trao học bổng có PGS.TS Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; ông Nguyễn Hồ Hải – phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM; ông Lâm Đình Thắng – thành ủy viên, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM; ông Tăng Hữu Phong – phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; bà Nguyễn Thị Nga – phó trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM; ông Nguyễn Hải Nam – ủy viên Ban Chấp hành, phó chánh Văn phòng Trung ương Đoàn, trưởng Phòng công tác Đoàn phía Nam; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND TP.HCM; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các sở, ban, ngành của TP.HCM.

Về phía đơn vị tài trợ có ông Lê Quốc Phong – chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất và kinh doanh Phân bón Bình Điền II; ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vinacam; PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ nhiệm CLB “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế; ông Dương Thái Sơn – giám đốc Công ty TNHH sản xuất – thương mại bao bì giấy Nam Long;

TS Lê Trường Sơn – hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM; TS Hồ Kỳ Quang Minh – bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sài Gòn; TS Nguyễn Xuân Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM; PGS.TS Huỳnh Thị Thúy Giang – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM); TS Cao Tấn Huy – phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing;

Ông Nguyễn Kim Lan – chủ nhiệm CLB “Tiếp sức đến trường” Tiền Giang – Bến Tre; ông Huỳnh Kỳ Trân – chủ tịch CLB Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM; bà Kiều Thị Kim Lan – phó chủ nhiệm CLB “Tiếp sức đến trường” Quảng Nam – Đà Nẵng; ông Lê Thanh Phương – tỉnh Bình Dương; ông Trương Ngọc Dũng – phó tổng giám đốc Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt.

Về phía ban tổ chức có sự tham dự của anh Ngô Minh Hải – bí thư Thành Đoàn TP.HCM, chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM; nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.

Bà ngoại xin đại lý nghỉ nửa ngày bán vé số đi coi cháu nhận học bổng

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Mỹ Hằng, tân sinh viên Trường Giao thông vận tải TP.HCM, cùng bà ngoại đến nhận học bổng của chương trình. Bà Nguyễn Thị Nở cho biết phải nghỉ một buổi bán vé số để đưa cháu đi – Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến lễ trao học bổng từ sớm, hai bà cháu bạn Nguyễn Thị Mỹ Hằng tươi tắn hơn sau bao ngày hồi hộp chờ đợi cơ hội nhận học bổng. Gần 10 năm nay từ khi cha mất, mẹ bệnh mất sức lao động, Hằng lớn lên nhờ những tờ vé số dãi nắng dầm mưa của bà ngoại.

Bà Nguyễn Thị Nở (67 tuổi, bà ngoại của Hằng) mỗi ngày đạp xe cố bán hết 150 tờ vé số để kiếm 150.000 đồng nuôi con gái và cháu ngoại. Chừng đó tiền, cả nhà ba miệng ăn chắt chiu, chưa kể tiền cho cháu đi học.

Nghe tin cháu ngoại trở thành tân sinh viên ngành luật và chính sách hàng hải, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, bà Nở nửa mừng nửa lo. Mừng cháu học tốt, song bà lo tiền đâu cho cháu học tiếp.

Chia sẻ với chúng tôi khi biết Hằng được nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ, bà Nở xúc động vì cháu của bà bước đầu đã có cơ hội chạm tay đến giảng đường.

“Tui mừng dữ lắm. Cám ơn học bổng của quý báo rất nhiều vì đã giúp cháu tôi có tiền đóng học phí, chứ sức tui không thể nào lo nổi”, bà Nở nói. Bà kể trong chiều 17-11 đã xin đại lý vé số cho nghỉ bán nửa ngày để đưa cháu xuống TP.HCM nhận học bổng.

Mỹ Hằng cũng hạnh phúc và biết ơn các nhà hảo tâm đã trao tặng học bổng. “Mai này ra trường, mình sẽ đi làm kiếm tiền đền đáp công lao của bà ngoại và những người giúp mình”, Hằng tâm sự.

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/11/17/17-11ba-nguyen-thi-no-ba-cua-tan-sinh-vien-nhan-hoc-bong-tinh-binh-duong-17318361634991944433095_thumb1.jpg” data-contentid=”” data-namespace=”tuoitre” data-originalid=”” videoid=”782540430692024320″ ims-video-id=”171064″>

Tân sinh viên cùng người thân tới dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ngày 17-11 – Thực hiện: HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Tân sinh viên được ứng trước học bổng vì quá khó khăn: “Nếu Tuổi Trẻ không giúp, tôi phải nghỉ học rồi”

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 2.

Chạy xe một mình vượt quãng đường dài từ huyện Bình Chánh (TP.HCM) đến nhận học bổng, Phạm Quách Bảo Lộc, tân sinh viên Trường Lao động – Xã hội, cho biết không mệt, thậm chí rất vui – Ảnh: TỰ TRUNG

Phạm Quách Bảo Lộc, tân sinh viên Trường Lao động – Xã hội (cơ sở TP.HCM) mất hơn một giờ chạy xe từ nhà ở huyện Bình Chánh đến nơi trao học bổng. Dù vượt quãng đường dài, Lộc nói không mệt, thậm chí rất vui.

Lộc mồ côi cha, mẹ là bà Quách Ngọc Thu nay đã 62 tuổi. Hai mẹ con nương tựa lẫn nhau trong căn nhà ẩm thấp, lọt thỏm trong một con hẻm của xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Điểm sáng của căn nhà chắp nối với những tấm gỗ cũ kỹ ấy là loạt bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận mang tên Phạm Quách Bảo Lộc khi đạt thành tích ở các cuộc thi học thuật.

Cuối tháng 8, báo Tuổi Trẻ quyết định ứng trước học bổng (15 triệu đồng) để kịp cho Lộc làm thủ tục nhập học.

“Vì được nhận trước học bổng, tôi càng phải đến dự buổi lễ hôm nay. Tôi muốn được gặp, nói lời cảm ơn đến các cô chú, các nhà hảo tâm và sự giúp đỡ kịp thời của ban tổ chức. Dù đã chạy vạy khắp nơi, bản thân đã làm thêm nhiều nhất có thể, nhưng nếu không được ứng nhận trước học bổng, chắc có lẽ tôi đã phải nghỉ học rồi”, Lộc xúc động nói.

Được tiếp sức bước đầu khiến Lộc tràn đầy tự tin. Lộc kể hiện đã ngưng làm thêm các công việc nặng nhọc, làm khuya (bốc vác gạo, bán hàng, làm bánh…) như trước. Thay vào đó thì Lộc xin đi làm gia sư, dạy kèm bởi dù gì thì đó cũng thuận tiện hơn.

Mới vào đại học đã làm thêm quá trời, nghe được học bổng ‘tự hỏi có ai lừa mình không’

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 3.

Nguyễn Dương Quất Tuấn, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM, vui mừng gọi điện về cho mẹ trước khi vào nhận học bổng. Mẹ của Tuấn đang làm công nhân ở Quảng Ngãi. Mẹ Tuấn phải gồng gánh nuôi hai anh em ăn học – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nguyễn Dương Quất Tuấn – tân sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM – bắt chuyến xe buýt từ buổi trưa, từ TP Thủ Đức sang quận Bình Thạnh, nơi diễn ra lễ trao học bổng từ rất sớm. Tuấn bên cánh gà hội trường, mồ hôi nhễ nhại khi phải đi bộ một quãng.

Ngay cả khi nhìn thấy tên mình trong danh sách nhận học bổng đợt này, Tuấn nói vẫn rất bất ngờ, không dám tin. “Qua điện thoại, tôi được báo đã đậu và sẽ nhận học bổng vào ngày 17-11 thì bất ngờ lắm. Tôi tưởng mình bị lừa. Với tôi và mẹ, suất học bổng này quý vô cùng, làm được rất nhiều việc”, Tuấn nói.

Tuấn nói không có bố, mẹ đang làm công nhân may ở Quảng Ngãi. Đồng lương công nhân ít ỏi là nguồn sống cho ba mẹ con (sau Tuấn còn có một em gái học lớp 8). Lớn lên trong gian khó nên Tuấn trưởng thành từ rất sớm.

Lần đầu Tuấn đến TP.HCM là để nhập học, chỉ đi một mình. Tuấn biết sẽ phải đi làm thêm nhiều nên chủ động ra ở trọ. Ở cùng bốn bạn học khác trong một phòng trọ, tự nấu ăn hoặc ăn cơm miễn phí ở trường (bữa trưa) giúp Tuấn tiết kiệm tối đa chi phí.

“Nay tôi vừa nhận việc làm thêm, chỉnh sửa các video cho một đơn vị và được trả lương khoảng 2 triệu/tháng. Số tiền đó tôi để dành trả trọ và ăn uống, cũng khó để dư, nhưng nếu có thể thì sẽ tiết kiệm riêng để nộp học phí”, Tuấn nói.

PGS.TS Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM: Học bổng chính là sự trân quý, gửi gắm niềm tin đến các em

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 4.

PGS.TS Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS.TS Vũ Hải Quân cho hay, Đại học Quốc gia TP.HCM có hàng trăm ngàn sinh viên, nhiều sinh viên của Đại học Quốc gia TP.HCM đã được nhận học bổng Tiếp sức đến trường trong thời gian qua và nhiều bạn ra trường có công việc ổn định cuộc sống, phát triển hơn nữa. 

Học bổng thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Điều đáng quý là học bổng còn trao gửi đến các bạn niềm tin. Từ những vùng quê xa xôi, các em đến TP.HCM không chỉ là sự bỡ ngỡ. Học bổng còn tiếp thêm niềm tin cho các em. Từ đó các em vững tin về phía trước. 

“Bên cạnh học bổng Tiếp sức đến trường, chúng tôi cũng quan tâm giới thiệu, trao gửi đến các em những suất học bổng khác, tạo điều kiện cho các em ở nội trú…

Rất mong và kỳ vọng các sinh viên dù khó khăn nhưng hãy chung tay hướng đến tương lai, đáp ứng những kỳ vọng quan tâm của cộng đồng xã hội”, ông nói.

PGS.TS. Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc ĐHQG TP.HCM – cho biết những năm qua, rất nhiều sinh viên khối ĐHQG TP.HCM được quỹ học bổng của báo Tuổi Trẻ tiếp sức – Thực hiện: NHÃ CHÂN – HẢI TRIỀU – MAI HUYỀN

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ: Bạn đọc nhìn vào các bạn thấy tương lai, chúng tôi nhìn các bạn thấy mình cần hành động! 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 5.

Nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – Ảnh: TỰ TRUNG

Phát biểu tại lễ trao học bổng, nhà báo Lê Thế Chữ khẳng định 231 gương mặt hội tụ ở đây hôm nay là 231 câu chuyện đời không giống nhau, nhưng có một điểm rất chung là đã vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh, bằng ý chí, khát vọng của mình cùng nhau bước qua cánh cửa giảng đường. 

“Rất nhiều tấm gương tân sinh viên hiếu học, đầy nghị lực đã lay động trái tim bạn đọc. Nước mắt của cộng đồng đã rơi nhưng là nước mắt cảm phục. Có bạn đọc đã nói với Tuổi Trẻ: Nhìn vào các tấm gương “Tiếp sức đến trường” chúng tôi nhìn thấy tương lai, thấy hy vọng và thấy cả điều mình cần hoàn thiện bản thân. Chúng tôi, báo Tuổi Trẻ, các nhà hảo tâm và bạn đọc cảm phục và tự hào vì thành quả của các em.

Có thể nói những câu chuyện vượt khó, đầy nghị lực của các tân sinh viên đã lan tỏa những năng lượng tích cực, như nguồn nước mát cho những bông hoa hé nở trên đất khô cằn và năng lượng từ các em đã khiến cộng đồng bao gồm các nhà hảo tâm, bạn đọc xa gần và đội ngũ làm báo chúng tôi cảm thấy mình cần phải hành động, để là người bạn, người anh, người chị đồng hành cùng các em”, nhà báo Lê Thế Chữ chia sẻ.

Ông cho biết đội ngũ báo Tuổi Trẻ mong muốn có mặt hỗ trợ kịp thời để không bỏ lại phía sau những khát vọng học tập của các em. Báo Tuổi Trẻ mong mãi giữ vai trò là chiếc cầu thân thiết nối kết những tấm lòng yêu thương, nắm chặt tay những tân sinh viên đang khó khăn, thắp lên hy vọng, biến những ước mơ thành sự thật.

Nhà báo Lê Thế Chữ cho biết lễ trao hôm nay tại TP.HCM là dấu mốc cuối cùng của mùa “Tiếp sức đến trường” năm 2024, hoàn thành việc trao 1.334 suất học bổng đến các tân sinh viên nghèo của 63 tỉnh thành với tổng số tiền tài trợ huy động trên 27,5 tỉ đồng đóng góp từ nguồn lực xã hội đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ.

“Đây cũng là dấu mốc cho 22 mùa trao học bổng với con số ấn tượng 25.931 tân sinh viên nghèo đã được nhận học bổng với tổng số tiền tài trợ là 239 tỉ đồng. Chúng tôi xin gửi đến tất cả các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm, bạn đọc xa gần lời cảm ơn sâu sắc vì đã thương các em và tin cậy chúng tôi, cùng nhau biến khó thành việc dễ hơn, biến ước mơ thành hiện thực”, nhà báo Lê Thế Chữ gửi gắm.

Nhắn nhủ với các tân sinh viên vượt khó, nhận học bổng hôm nay, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ khẳng định học bổng trao hôm nay như một sự ghi nhận những nỗ lực lớn lao. Sắp tới ngưỡng cửa vào đời có gian nan, vất vả thế nào thì các tân sinh viên cũng đừng bao giờ đầu hàng số phận, đừng bao giờ bỏ cuộc. 

“Chính các bạn sẽ mở cánh cửa tương lai đời mình bằng ý chí, nỗ lực, khát vọng lớn lao của chính mình. Xã hội vẫn luôn có những vòng tay nhân ái nâng đỡ và luôn kỳ vọng vào các em. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang cần bàn tay đóng góp của các em. Các em hãy xứng đáng với tình cảm và kỳ vọng ấy và không ngừng phấn đấu, trở thành những công dân tốt, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước”, ông nói.

Bộ phim những người từng bỏ học mưu sinh nhưng đã ‘vùng lên’ kiên cường

Hai tân sinh viên Nguyễn Ngọc Như Uyên và Lê Hữu Vinh – Thực hiện: HẢI TRIỀU – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TÔN VŨ

Cả khán phòng chìm trong khoảng lặng xúc động xem những thước phim kể về hai cuộc đời còn rất non trẻ nhưng sớm gắn liền với những nghịch cảnh, gian truân cuộc đời. Chứng kiến hành trình vươn lên, ý chí mạnh mẽ để theo đến cùng giấc mơ đèn sách của hai bạn trẻ khiến nhiều người không thể kìm được cảm xúc. Rất nhiều giọt nước mắt sớm lăn dài trên má những ai có mặt trong khán phòng.

Không chỉ làm mắt sáng cho cha mẹ mù, còn gánh cả ‘giang san’ và bước vào đại học 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 6.

Như Uyên chia sẻ trong phần giao lưu của chương trình – Ảnh: TỰ TRUNG

Cả bố và mẹ của nữ tân sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM Nguyễn Ngọc Như Uyên đều là bị mù cả hai mắt. Thiếu trước hụt sau, khốn khó vô cùng là cuộc sống và gần như Uyên đã quen với điều đó. Cho tới khi COVID-19 ập tới, Uyên nhớ mãi bởi khi đó mọi khó khăn mới là đỉnh điểm. 

Trong căn trọ thuê ở quận Gò Vấp, ba Uyên vốn đã ốm yếu nay mắc thêm chứng gai cột sống nên phải nằm một chỗ. Mọi gánh nặng của chuyện cơm áo, tiền nhà trọ… đổ dồn lên đôi vai cô gái trẻ yếu ớt. Uyên một mình xoay xở với đủ thứ nghề để có thể lo liệu, đỡ đần giúp bố mẹ. 

Tưởng chừng cuộc sống khó khăn đã nhấn chìm cô gái Nguyễn Ngọc Như Uyên khi bạn quyết định nghỉ học từ lớp 11. Nhưng rồi từ ý chí vươn lên cùng khát khao theo đuổi tri thức, xa hơn là giấc mơ đổi đời chính bằng con chữ chưa bao giờ tắt như kéo Uyên lại. 

Sau bao vất vả vì lao ra đời mưu sinh từ sớm, giờ đây Như Uyên đã có thể mỉm cười sải bước khi mình đã là tân sinh viên ngành marketing của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM. Với bà Nguyễn Thị Minh Xuân, giai đoạn con gái Như Uyên phải nghỉ học đi làm thêm là khoảng thời gian tuyệt vọng. 

“Đến khi con quyết định đi học lại, rồi nói Mẹ ơi con đủ điểm đậu đại học, thật sự lúc đó tôi mừng dữ lắm. Nhưng rồi con báo tiền học, tui chỉ biết ừa đại kẻo sợ nó buồn, cha với mẹ sẽ cố gắng lo cho nhưng thực tâm không biết xoay xở làm sao”, bà Xuân vừa nói vừa khóc. 

Chẳng từ ngữ nào có thể tả hết sự bất lực đến tột cùng của ông Phụng bởi sinh con ra nhưng chưa lo liệu được cho con được một ngày thảnh thơi. Để gắng gượng lo cho con, ông Phụng đang cắn răng chịu đựng cơn đau gai cột sống, mò mẫm trong bóng tối mưu sinh bằng nghề bán hàng, tăm bông dạo.

Nghĩ về tháng ngày tới, khi phải đến trường nhiều hơn, không thể làm thêm, chạy giao hàng nhiều như trước giờ nữa… cũng khiến Uyên trăn trở. Nhưng Uyên phải sắp xếp để chớp lấy cơ hội học hành – đối với cô đó cũng là cơ hội thay đổi cuộc đời. 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 7.

Sinh viên đồng cảm khi thấy những tấm gương vượt khó được chiếu tại chương trình – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 8.

Nguyễn Ngọc Như Uyên – tân sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – chia sẻ tại lễ trao học bổng – Ảnh: DUYÊN PHAN

“Nhưng khi dần quen và vượt qua, tôi lại thấy thương và tự hào về cha mẹ của mình. Tôi thấy mình càng phải học tốt để mai này đi làm kiếm tiền lo cho ba mẹ với em trai”, Uyên nói.

Khó khăn thứ hai là phải lựa chọn nghỉ học vào đầu năm lớp 11 để đi làm trong thời điểm cả nhà mất hết nguồn thu nhập. Cô sau đó từ phụ quán cà phê, trà sữa đến shipper công nghệ. Sau khi có chút thu nhập, Uyên đi học lại, tốt nghiệp phổ thông và vào đại học.

Ham học, cô gái biết chỉ có việc học mới giúp mình vượt lên bóng tối vốn đã sẵn có quá nhiều trong gia đình. Nhưng khi đó, Uyên đối diện với khó khăn thứ ba: Tiền đâu mà học bởi học phí đại học là con số quá sức với gia đình.

Nay được học bổng từ các nhà hảo tâm tiếp sức, Uyên càng thêm động lực vào giảng đường để thay đổi chính số phận của mình.

“Ước mơ lớn nhất của tôi là có thể hoàn thành việc học để chăm sóc ba mẹ, em trai, sau đó sẽ quay lại giúp những bạn có hoàn cảnh như mình”, Uyên trải lòng.

Tân sinh ĐH Kinh tế TP.HCM – mất cả cha mẹ phải làm công nhân 3 năm rồi học lại 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 9.

Lê Hữu Vinh – tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cuộc đời của Lê Hữu Vinh – cậu sinh viên ngành kiểm toán, Đại học Kinh tế TP.HCM – là câu chuyện điển hình về nghị lực và lòng kiên trì. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Vinh từng phải tạm dừng việc học để làm công nhân trong suốt 3 năm liền. 

Tưởng như giấc mơ học hành đã khép lại, nhưng rồi với ý chí mạnh mẽ, Vinh quyết định trở lại trường, theo đuổi tri thức. Hy vọng sẽ tự mở ra cho mình cánh cửa mới là động lực để Vinh vươn lên. 

Dù nghỉ học 3 năm liền để làm công nhân, thế nhưng khi quay trở lại bục giảng, Vinh không hề thua kém bạn bè về học lực. Trẻ mồ côi nên chuyện phải tự tay làm hết mọi công việc nhà gần như đã quá đỗi bình thường với Vinh. 

Thấy Vinh lạc lõng giữa đời, chị Nguyễn Huệ Thư (chị gái của Vinh) chuyển đến TP.HCM trọ sống, mưu sinh với đủ thứ nghề, tiện đường chăm sóc cho em. 

“Hiện tại hai chị em cũng không có nhà cửa, đều nương tựa vào gia đình bên ngoài. Nhưng sẽ ráng để Vinh không phải nghỉ học. Đã quá khổ rồi không thể nghỉ học”, chị gái Huệ Thư nói. 

Trước khó khăn, thiếu thốn tình thương và một điểm tựa tinh thần, thế nhưng ai nấy trong khán phòng cũng đầy ngạc nhiên trước một Lê Hữu Vinh đầy cố gắng. Có lẽ việc sớm trưởng thành, tự mình mưu sinh từ nhỏ khiến Vinh rất biết và hiểu chuyện, xem khó khăn là động lực. 

“Còn cha còn mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây”, những bằng tất cả sự quyết tâm, Hữu Vinh muốn tự sửa lại “chiếc đờn” của đời mình. Và cách để Vinh tự sửa lại đời mình chẳng gì khác ngoài phải học.

Trên sân khấu, Lê Hữu Vinh (Đại học Kinh tế TP.HCM) rụt rè kể về khoảng thời gian phải nghỉ học vì khó. Nhưng dù thế, với Vinh, chính thời gian nghỉ học để làm công nhân lại vô cùng ý nghĩa. Điều đó giúp cho Vinh có điều kiện được hiểu rõ hơn về thế mạnh, đam mê của bản thân.

Chính những góc nhìn đó cho Vinh có thêm nhiều động lực để quay trở lại bục giảng, để giờ đây sải bước chân đến với giảng đường đại học.

Khán phòng rơi nước mắt khi người chị gái đã tần tảo nuôi Vinh bất ngờ xuất hiện. Cái ôm của Lê Hữu Vinh và chị gái Nguyễn Huệ Thư cùng cuộc hội ngộ mà chương trình đặc biệt tạo ra khiến cả khán phòng xúc động.

“Được đến với cánh cửa giảng đường hôm nay của Vinh là biết bao nỗ lực, dù thế nào đi nữa, với bổn phận là một người chị tôi sẽ cố gắng hơn nữa để Vinh được đến trường, được học như các bạn”, chị gái Nguyễn Huệ Thư nói.

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 10.

Hai chị em tân sinh viên Lê Hữu Vinh xúc động trong buổi lễ trao học bổng – Ảnh: TỰ TRUNG

Lắng nghe những lời chia sẻ của hai nhân vật giao lưu trên sân khấu, mắt nhòa lệ, tân sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM Đỗ Thị Xuân Mai, quê Đồng Nai, chia sẻ: “Nghe chuyện của bạn, thấy hình ảnh của mình nên tôi không kìm nén được cảm xúc. Tôi cũng mất bố từ lúc 6 tháng tuổi. Mẹ bán rau nuôi hai anh em tôi đi học. Hiện anh trai đang học năm thứ tư. 

Tôi lên TP.HCM học ở trọ, mỗi tháng tiết kiệm hết sức cũng hết khoảng 1,6 triệu đồng tiền trọ. Còn tiền ăn, tôi mang thức ăn và rau củ từ nhà lên góp chung các chị chung phòng nấu ăn để đỡ chi phí cho mẹ. 

Cuối tuần tôi đón xe về nhà phụ mẹ bán rau và hôm đi lại mang rau củ và ít thức ăn trở lại đi học. Còn nhiều các bạn khó khăn hơn cả mình nên tôi sẽ cố gắng để vượt qua mọi khó khăn.

TS. BS Tăng Hà Nam Anh (Phòng khám Xương khớp Việt) – nhà tài trợ: Học phí đang ngày càng quá cao khiến tôi chạnh lòng, vì sinh viên nghèo có thể bỏ học 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 11.

TS.BS Tăng Hà Nam Anh – Phòng khám Xương khớp Việt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bác sĩ Nam Anh cho biết vì bận công việc bận nên trước đây ông ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, nhất là giúp đỡ tân sinh viên nghèo. Nhưng chính việc các trường đại học liên tục tăng học phí làm ông trăn trở, bởi với mức học phí nhiều trường tới gần 100 triệu/năm, sợ rằng sẽ có nhiều bạn trẻ dù học giỏi đến nhường nào cũng phải khó có điều kiện theo được. 

“Tôi vô tình đọc được bài viết về một bạn tân sinh viên học rất giỏi, điểm cao, đỗ trường chất lượng nhưng vì nghèo mà nghĩ chuyện nghỉ học. Từ đó, tôi quan tâm nhiều hơn về chương trình, dần rồi đồng hành cùng, góp chút ít giúp các bạn bước đầu”, bác sĩ Nam Anh cho hay.

TS. BS Tăng Hà Nam Anh nói ông trăn trở nhiều hơn, bởi dù gì thì mọi giúp đỡ, giá trị của suất học bổng cũng chỉ có giới hạn. Từ đó, ông mong các bạn tân sinh viên cần xác định rõ cho mình lộ trình học tập, phấn đấu, làm thêm một cách kỹ càng.

Tân sinh viên từ Củ Chi tới Văn Thánh nhận học bổng nhưng sợ lạc đường, chú hàng xóm tốt bụng hộ tống miễn phí mẹ, con, dì, cháu…

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 12.

Ngô Thị Kiều Vy (đứng giữa), tân sinh viên trường Đại học Sài Gòn, cùng gia đình đến nhận học bổng – Ảnh: DUYÊN PHAN

Một trong những sinh viên đến nhận học bổng sớm nhất là tân sinh viên Ngô Thị Kiều Vy ở huyện Củ Chi, TP.HCM, tân sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Vy mồ côi cha trong những ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12. Gánh nặng mưu sinh mong chờ vào người mẹ tảo tần, làm công nhân cho một hãng giày.

“Lương công nhân của mẹ gánh cho cả gia đình, mình thấy thương mẹ quá. Khi có học bổng, mình sẽ để dành đóng học phí, giúp mẹ vơi bớt chút lo toan”, Vy bộc bạch.

Mẹ đưa Vy đi nhận học bổng, còn có người dì cùng hai đứa em họ đi cùng. Chú tài xế gần nhà nhận chở miễn phí. “Mình thấy hoàn cảnh mấy mẹ con khó khăn, bé Vy cố gắng vào đại học nên giúp chở mấy mẹ con đi nhận học bổng và động viên con bé dù có khó khăn thế nào cũng sẽ có mọi người cạnh bên”, anh Trông nói.

Tiếng là dân TP.HCM, cô bạn Ngô Thị Kiều Vy (từng học lớp 12 trường THPT An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) hiếm khi được đi Trung tâm TP. Nay cô đã rành rẽ mấy tuyến xe buýt để từ chỗ trọ ở huyện Bình Chánh đến trường học và cuối tuần trở về huyện Củ Chi thăm gia đình.

Cô Tống Thị Thanh Tuyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Ngô Thị Kiều Vy qua điện thoại cho biết, kết quả học tập của Vy trong năm học lớp 12 đạt 9.0 đạt học sinh giỏi và hạnh kiểm tốt. Dù hoàn cảnh gia đình gặp phải biến cố, ba mất ngay trong những ngày cuối năm học lớp 12, cô đã cố gắng vượt qua để tiếp tục học tập đạt kết quả tốt vào trường Đại học Sài Gòn.

TS Nguyễn Xuân Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – đơn vị tài trợ: Vinh hạnh đi cùng chương trình ươm mầm tài năng của Tuổi Trẻ 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 13.

TS Nguyễn Xuân Hồng – phó hiệu trưởng trường ĐH Công Nghiệp – Ảnh: DUYÊN PHAN

Chia sẻ tại lễ trao học bổng, TS Nguyễn Xuân Hồng cho biết ngoài đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng cũng là công tác mà nhà trường ĐH Công nghiệp TP.HCM rất chú trọng. 

“Khẩu hiệu của trường là không để các sinh viên vì thiếu kinh phí mà phải bỏ học. Do đó, chúng tôi vinh hạnh cùng báo Tuổi Trẻ đóng góp sức mình trong hành trình ươm mầm tương lai đất nước. 

Tôi cũng từng là sinh viên, nên tôi hiểu sự quý giá khi trong hoàn cảnh thiếu điều kiện để đi học mà được giúp đỡ. Và tôi thấy các em sinh viên cũng rất trân trọng điều đó”, TS Hồng cho biết.

Chị gái làm ‘cha mẹ’ cho em gái thiếu tình thương, mừng vui khi em được tiếp sức

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 14.

Chị Thanh Nhơn làm công nhân ở tỉnh Đồng Nai. Hôm nay chị vui mừng bế con, dẫn em Lại Thị Thanh Ngân đi nhận học bổng. Chị Nhơn chia sẻ: “Thanh Ngân sống với mình từ mới lọt lòng, nên khi có tin vui được nhận học bổng nên chị em và cháu cùng tham dự Chương trình TSĐT 2024 của báo Tuổi Trẻ” – Ảnh: TỰ TRUNG

Cùng chị gái từ quê nhà ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đến tham dự lễ trao học bổng, Lại Thị Thanh Ngân (tân sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện, Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II) cho biết học bổng này vô cùng ý nghĩa với bạn, có thể giúp trang trải và trả nợ số tiền mà chị của Ngân đã vay trước đó để đóng học phí đầu năm cho em.

Ngân tâm sự, cha mất đi khi con gái chưa kịp chào đời, người mẹ sau đó cũng có gia đình mới. Từ nhỏ, hai chị em Ngân nương tựa lẫn nhau để lớn lên.

Chị Lại Thị Thanh Nhơn (chị gái ruột của Ngân) vui mừng khi em mình đã đậu vào cao đẳng theo nghề mà bạn yêu thích. Vợ chồng chị Nhơn làm công nhân, lại đang nuôi con nhỏ. Do hoàn cảnh khó khăn, chị nhiều lần có ý định cho em gái nghỉ học vì sợ lo không xuể. Nhưng thấy em gái cứ khóc, nài chị cho đi học, nên chị cũng cố chắt bóp đồng lương để em có cơ hội thực hiện ước mơ.

Gần đây, khi em gái cần tiền đóng học phí đầu năm, ngoài việc trích tiền lương, vợ chồng chị Nhơn phải vay mượn thêm khắp nơi, rồi cầm cố một chiếc điện thoại được 2 triệu đồng mới tạm đủ.

“Giờ cứ nhận lương, tôi trích cho Ngân một phần để có tiền ăn uống, sinh hoạt. Bé nó cũng đang vừa học vừa làm thêm mấy ngày lễ để có thêm tiền ăn học, kiếm được đồng nào hay đồng đó. Học bổng của báo Tuổi Trẻ hôm nay thật sự đã tiếp sức cho em tôi rất nhiều”, chị Nhơn bày tỏ.

Lại Thị Thanh Ngân cùng chị và cháu tới dự lễ trao học bổng- Thực hiện: HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Ông Phạm Nam Hương, điều phối viên Hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt, nhà tài trợ: Chúng tôi tin cậy báo Tuổi Trẻ, vì một chương trình quá nhân văn

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 15.

Ông Phạm Nam Hương, điều phối viên Hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Nam Hương cho biết, Hội đã đồng hành cùng các chương trình, hoạt động xã hội của báo Tuổi Trẻ từ những năm đầu của chương trình “Vì ngày mai phát triển”. Mọi đóng góp của Hội cho các chương trình xã hội dựa trên sự tin cậy với báo Tuổi Trẻ.

Ngay khi biết về chương trình học bổng Tiếp sức đến trường, thành viên Hội nghĩ phải tham gia ngay. “Đơn giản vì mục tiêu của chương trình rất nhân văn. Chọn sinh viên để hỗ trợ, nâng bước để các bạn theo đuổi giấc mơ chinh phục tri thức là một hướng đi bền vững, tri thức là sức mạnh của xã hội. Đây cũng là điều mà chúng tôi đang hướng tới”, ông Phạm Nam Hương chia sẻ.

Mẹ vay nóng 20 triệu cho con làm học phí, nay nhận học bổng 15 triệu: “Tôi mừng quá đi!’ 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 16.

Trần Hồng Ngọc, tân sinh viên trường ĐH Sài Gòn, đi cùng mẹ là chị Huỳnh Thị Hồng Nga từ Đồng Nai lên nhận học bổng. Gia đình gồm 7 anh chị em, Ngọc là con thứ 3 trong gia đình. Hai mẹ con chở nhau đi từ Đồng Nai từ lúc 13h vì sợ đến trễ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn Trần Hồng Ngọc, tân sinh viên trường ĐH Sài Gòn, đi cùng mẹ là chị Huỳnh Thị Hồng Nga từ Đồng Nai lên nhận học bổng. Gia đình gồm 7 anh chị em, Ngọc là con thứ 3 trong gia đình. Hai mẹ con chở nhau đi từ Đồng Nai từ lúc 13h vì sợ đến trễ.

“12 năm Ngọc đều là học sinh giỏi nên tôi rất tự hào. Khi nghe tin con gái đậu đại học, cả gia đình vừa mừng vừa lo, vì gia đình quá nghèo. Gia đình không có đất đai, hai vợ chồng đi làm thuê trong khu trồng thanh long cho người ta. Dù nghèo, vợ chồng tôi cũng cố gắng cho con học vì nó giỏi.

Nghe tin con gái nhận được học bổng, cả gia đình tôi mừng lắm, mừng tới mức không ngủ được.

Hôm nay, tôi xin nghỉ làm một ngày để đưa con gái đi. Với khoản tiền này, vợ chồng tôi cũng đỡ được gánh nặng đầu năm học cho con. Chặng đường phía trước còn dài, nhưng chúng tôi sẽ không để con phải bỏ học giữa chừng”.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng Ban thường trực, ban Chăm sóc người học, ĐH Kinh tế TP.HCM – đơn vị tài trợ: Ngưỡng mộ nghị lực của các em, ĐH Kinh tế TP.HCM luôn sẵn lòng 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 17.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng Ban thường trực Ban Chăm sóc người học, Đại học Kinh tế TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ths Nguyễn Văn Đương cho biết bản thân ông rất ngưỡng mộ chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, bởi mục đích cao cả là giúp cho các em học tốt nhưng khó có điều kiện để hoàn thành việc học. Vì lẽ đó, năm nay ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp tục tham gia góp sức để các em khó khăn có thể yên tâm học tập để có thể phục vụ bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

“Trường mong mỏi với sự tiếp sức đó sẽ tiếp thêm sức mạnh để học tốt hơn”, ThS Đương nói.

Qua những lần phát học bổng ở các năm trước, ông nhận thấy các tân sinh viên rất quý trọng học bổng mà mình nhận được. 

“Các em cũng hứa sẽ cố gắng học cũng như phát triển bản thân, thể chất để phục vụ đất nước cũng như hỗ trợ lại cho những bạn có hoàn cảnh như mình, điều đó thật tốt”, ông cho biết.

Bao tình thân lần lượt ra đi, nữ sinh sống dựa vào ông ngoại, học giỏi tuyệt vời

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 18.

Phạm Thị Kiều Trinh (tân sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM) cùng các tân sinh viên khó khăn đến nhận học bổng Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi Trẻ – Ảnh: TỰ TRUNG

Phạm Thị Kiều Trinh, thôn Sơn Lộc, Xã Cư Huê, Huyện Ea Kar, Đắk Lắk – tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, mồ côi cha khi còn nhỏ, mẹ đi bước nữa nên hiện sống với ông bà ngoại. Ông bà nuôi gà, trồng ít rau chắt chiu nuôi cháu gái ăn học.

Bà ngoại như mẹ luôn chăm sóc Trinh, nhưng rồi bà cũng bệnh mà rời bỏ từ những ngày Trinh đang học lớp 12. Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi người bà thân yêu thì tin ông Ngoại mắc ung thư phải đi TP.HCM chữa trị.

Dù hoàn cảnh khó khăn, cô lúc nào cũng lạc quan. Trinh nói: “Tôi không thể thay đổi số phận và mọi việc đã diễn ra. Chỉ có niềm lạc quan bước đến sẽ giúp tôi có tương lai. Ra trường, tôi mong mình có việc làm còn lo cho ông ngoại và những người thân yêu của mình”.

Ở huyện xa xôi nhưng thành tích học tập của Trinh thật đáng nề. Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 12 năm học. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0. Là đại biểu chính thức của Việt Nam tham gia hội nghị Access Summit 2022 ở Quảng Bình và Access Summit 2023 ở Lào Cai – nơi giao lưu cùng học sinh ưu tú đến từ Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Trinh còn đạt giải ba trong cuộc thi Viết thư tiếng Anh khu vực Đông Dương do Văn phòng tiếng Anh khu vực Đông Dương, Đại sứ quan Hoa Kỳ tổ chức.

Đặc biệt, Trinh còn vinh dự là một trong những học sinh ưu tú được kết nạp vào Đảng vào tháng 6 vừa rồi tại ngôi trường THPT Ngô Gia Tự.

Trước khi bà mất, hai ông bà sống dựa vào tiền phụ cấp xã hội của bà, chứ không có nương rẫy. Bây giờ ông và Trinh phải dựa vào số tiền từ mấy con gà, con lợn ông nuôi. Trinh nói rất mong có thể nhận được học bổng này để có thể tiếp tục ước mơ đại học. Cô nói: “Từ khi được ban tổ chức báo tin mình nhận học bổng Tiếp sức đến trường, mình vui vô cùng, cũng bớt lo lắng về số tiền học phí cho học kỳ kế tiếp rồi. Mình cảm ơn những tấm lòng đã đến kịp thời, ngay trong lúc mình còn nhiều khó khăn”.

Ông Trương Ngọc Dũng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt – đơn vị tài trợ: Chúng tôi ấn tượng với đam mê học hành của các em 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 19.

Anh Trương Ngọc Dũng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trương Ngọc Dũng cho hay, ông rất xúc động trước những câu chuyện đầy nghị lực, vượt khó vươn lên của các bạn tân sinh viên mà báo Tuổi Trẻ đã đăng tải. Sau bao gian khó của các tân sinh viên, ông nhìn thấy và vô cùng ấn tượng trước niềm đam mê con chữ, niềm quyết tâm theo đuổi và chinh phục tri thức đến cùng của các bạn tân sinh viên. Đó cũng là cơ sở để ông Dũng tin về một Việt Nam tươi sáng, năng động và phát triển ở tương lai, niềm tin đặt ở một thế hệ trẻ đầy tri thức và nghị lực.

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 20.

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vinacam – tới dự lễ trao học bổng ngày 17-11. Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam đã tài trợ tiền và quà tặng trị giá 3,1 tỉ đồng cho Tiếp sức đến trường 2024 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Vũ Duy Hải – tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vinacam và ông Trương Ngọc Dũng – phó tổng giám đốc Công ty CP phát triển Bất động sản Phát Đạt có những lời gửi gắm đến tân sinh viên – Thực hiện: NHÃ CHÂN – HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – QUANG VINH – MAI HUYỀN

Xem phóng sự về 22 mùa “Tiếp sức đến trường”, nhiều bạn tân sinh viên, phụ huynh đi cùng và khách mời đã rơi nước mắt trước những thước phim tư liệu. 

Đó là giọt nước mắt của sự đồng cảm, thấu hiểu của giữa những tân sinh viên với nhau. Những giọt nước mắt ấy còn là sự chạnh lòng, nỗi bất lực của những người cha, người mẹ khi không thể chăm chút, đủ sức và lực để lo cho đứa con yêu thương của mình có được một cuộc sống bằng phẳng, là nỗi trăn trở của các nhà tài trợ vì biết các suất học bổng chưa đủ để các tân sinh viên thôi chông chênh.

22 mùa Tiếp sức đến trường – Thực hiện: NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – CÔNG TUẤN

Cựu sinh viên từng được tiếp sức đến trường Đống Văn Hiếu Ân, kỹ sư phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM): Rất hạnh phúc trong ngày trở lại 

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 21.

Anh Đống Văn Hiếu Ân tham dự lễ tiếp sức đến trường – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đống Văn Hiếu Ân nói rất hạnh phúc khi được quay trở lại, tham dự buổi lễ hôm nay. Nhờ đó mà bao ký ức hạnh phúc về thời điểm anh nhận được suất học bổng quý ngày ấy. Dẫn lại bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Bác Hồ, mà bản thân từng được ông nội đọc cho nghe là cách để anh Hiếu Ân trao gửi thông điệp đến các bạn tân sinh viên. “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thàn công”. 

“Tôi muốn gửi đến các bạn rằng cuộc đời luôn có những khó khăn. Vì vậy các bạn phải luôn vững tin bởi trải qua gian nan thì mới có thành công được”, anh Hiếu Ân nói.

Thạc sĩ Đống Văn Hiếu Ân – kỹ sư an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cựu sinh viên nhận học bổng – Thực hiện: NHÃ CHÂN – CHÍ KIÊN – HẢI TRIỀU – QUANG VINH – MAI HUYỀN

231 suất học bổng cho tân sinh viên khó khăn

Tổng 128 suất học bổng của 7 tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ trị giá hơn 2 tỉ đồng (trongđó có 124 suất trị giá 15 triệu đồng/suất cho tân sinh viên và 4 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng trong suốt 4 năm học cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn).

Kinh phí tài trợ cho tân sinh viên 7 tỉnh thành Đông Nam Bộ do Hội Tương trợ và Hợp tác Đức – Việt, Giáo sư Phan Lương Cầm – phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Dương Thái Sơn vànhững người bạn, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam, Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty cổ phần Hoàng Kim, Đại học Kinh tế TP.HCM,Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Trường Đại học Công thương TP.HCM, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Trường Đại học tài chính – Marketing, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học sư phạm TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) và bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ.

Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 13 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập. Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ hỗ trợ 20 suất luyện thi IELTS miễnphí cho tân sinh viên đang học tại TP.HCM.

Đây là điểm trao thứ 12 và cũng là đợt trao học bổng cuối cùng trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 601 của báo Tuổi Trẻ. Trong năm 2024, chương trình đã trao cho 1.334 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên 63 tỉnh thành của cả nước với tổng kinh phí hơn 21 tỉ đồng (15 triệu đồng/ 1 học bổng và 20suất đặc biệt 50 triệu đồng/4 năm học).

Ngoài 128 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 7 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh, thành phía Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 22.

Sinh viên hào hứng tham dự buổi lễ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 23.

PGS.TS Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM (bên trái) cùng ông Nguyễn Hồ Hải – phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM trao học bổng cho tân sinh viên

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 24.

Anh Ngô Minh Hải, bí thư Thành Đoàn TP.HCM, chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM (bên trái) và nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 25.

Ôông Lâm Đình Thắng – Thành ủy viên, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM (bên trái) và ông Tăng Hữu Phong – phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 26.

ông Lê Thanh Phương – tỉnh Bình Dương (bên trái) trao học bổng cho tân sinh viên

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 27.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (bên trái) và ThS Cù Xuân Tiến, trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 28.
Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 29.
Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 30.

Ông Huỳnh Kỳ Trân – chủ tịch CLB Doanh nhân Bến Tre tại TP.HCM (bên phải) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 31.

Khách mời trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 32.

Khách mời trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 33.

Khách mời trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 34.

Bà Trần Thị Hồng Nguyệt – trưởng phòng Đoàn thể và các hội Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM (bên phải) trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 35.

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh và đại diện Công ty Nestle trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 36.

Khách mời trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 37.

Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 38.

Luật sư Võ Xuân Tấn – phó chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang – Bến Tre (bên trái) và ông Dương Minh Thắng – giám đốc chi nhánh Viettel Post TP.HCM

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 40.

Khách mời trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 40.

Ông Dương Minh Trí – đại diện hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt trao học bổng tiếp sức đến trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 41.

Ông Trần Đức Nhân – Thường trực Ban Liên lạc đồng hương cụm Gò Công, tỉnh Tiền Giang tại TP.HCM và bà Lê Thị Xuân Lan, đại diện hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 42.

Ông Dương Minh Trí – đại diện hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt trao học bổng tiếp sức đến trường và bà Ngô Ngọc Nga, cựu sinh viên chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần đầu tiên. Bà hiện là giám đốc khối Nghiệp vụ công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 44.

Chương trình trao tặng 4 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng trong suốt 4 năm học cho Lê Hữu Vinh – tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM, Nguyễn Ngọc Như Uyên – tân sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Nguyễn Lê Ngọc Hà – Trường đại học Tây Nguyên và Huỳnh Thùy Linh – Trường đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

13 tân sinh viên khó khăn của 7 tỉnh thành Đông Nam bộ được Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ laptop để có thiết bị học tập, gồm: Nguyễn Thanh Trung – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM; Phạm Quách Bảo Lộc – Trường ĐH Lao động và Xã hội; Mai Hoàng Tuyết Kiều – Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; Nguyễn Phi Đức Minh – Trường ĐH Tôn Đức Thắng; Nguyễn Thị Hồng Nhung – Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM; Lại Thị Thanh Ngân – Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II; Đỗ Hoàng Tân Thuận – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Lê Ngọc Tài – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM; Nguyễn Đỗ Như Hằng – ĐH Kinh tế TP.HCM; Nguyễn Tấn Phát – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; Lương Thị Nguyệt – Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; Trần Thị Bích Vân – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; Nguyễn Tuấn Kiệt – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 45.

Khách mời trao laptop cho sinh viên – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 46.

Khách mời trao laptop cho sinh viên – Ảnh: TỰ TRUNG

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 47.

Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 13 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập – Ảnh: DUYÊN PHAN

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 47.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ hỗ trợ 20 suất luyện thi IELTS miễn phí cho tân sinh viên đang học tại TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng. Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường - Ảnh 49.

Nguồn: https://tuoitre.vn/mat-ca-cha-me-di-lam-cong-nhan-3-nam-kiem-song-van-dau-dh-kinh-te-tp-hcm-duoc-tiep-suc-den-truong-20241117150549536.htm

Cùng chủ đề

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

TP.HCM chào đón 231 tân SV được tiếp sức đến trường: ‘Được báo tin vẫn không dám tin là thiệt’

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ngày 17-11 trao 231 suất cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh thành khác đang theo học tại TP.HCM chưa có điều kiện tham dự chương trình tại quê nhà. Mới vào đại...

9 tháng 3 lần đeo tang, nữ sinh đi làm nuôi 2 em, vẫn đậu đại học á khoa ngành quản trị kinh doanh

Mai Hoàng Tuyết Kiều nói phải học để còn làm chỗ dựa và lo cho hai đứa em – Ảnh: THANH HIỆP Những vành khăn tang nối nhau của 3 đứa trẻ Cuối năm 2021, mẹ Tuyết Kiều sau thời gian chống chọi với ung thư đã không qua khỏi. Nỗi đau vừa in hằn lên cuộc đời ba đứa con mồ côi thì chỉ 5 tháng sau đó, người cha cũng bỏ lại ba chị em...

Lo sốt vó học phí cho con, cha ‘đơn thân’ rảo xe khắp xóm coi có ai kêu mần việc không

Tân sinh viên Lê Thị Mỹ Hạnh, Trường đại học Văn hóa TP.HCM – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Cha “đơn thân” thương con vô bờ, làm từ nghề xây dựng, móc mương đến… mổ heo Những ngày tháng 10, tiết trời miền Tây ẩm ương khiến công việc của anh Nghiên không được thuận lợi. Các công trình xây dựng gần nhà cũng đã hết việc, móc mương, bồi bùn cũng không có ai mướn, công việc mổ heo đêm có...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Đến dự và phát biểu tại chương trình, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” của Báo Tuổi trẻ đã đồng hành, hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Nam Hà Nam nói riêng và sinh viên cả nước nói chung được tiếp...

Cùng tác giả

Bến Tre tiếp tục hợp tác truyền thông với VTV Tây Nam Bộ

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu kết luận cuộc làm việc.Theo đánh giá, VTV Tây Nam Bộ đã triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá về tỉnh Bến Tre thông qua đưa tin nhiều sự kiện nổi bật của tỉnh trên sóng truyền hình quốc gia, VTV Tây Nam Bộ và VTV9. Đơn vị đã có sự phối hợp tốt, góp phần tuyên truyền, quảng bá về Bến Tre nhất là về công...

Tập trung công tác ngoại giao kinh tế nhằm tạo bứt phá cho tăng trưởng

Chiều 20-12-2024, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn đã tham dự hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về “Tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo bứt phá cho tăng trưởng”. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/kinh-te/thuong-mai/tap-trung-cong-tac-ngoai-giao-kinh-te-nham-tao-but-pha-cho-tang-truong-a140023.html

Hội nghị cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh

Ngày 21-12-2024, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre và công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/hoi-nghi-cho-y-kien-ve-phuong-an-sap-xep-tinh-gon-to-chuc-bo-may-trong-he-thong-chinh-tri-tinh-a140036.html

13 sản phẩm đạt giải cuộc thi “Thiết kế giỏ quà, hộp quà chứa sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre”

Sản phẩm túi xơ dừa đạt giải nhì. Kết quả cuộc thi, giải nhì thuộc về sản phẩm túi xơ dừa của Nguyễn Băng Nhi, huyện Mỏ Cày Nam; 3 giải ba, gồm: Giỏ cọng dừa của Trịnh Văn Chế, huyện Mỏ Cày Nam; hộp quà đựng sản phẩm OCOP của Nguyễn Thị Thuận, TP. Bến Tre; giỏ quà tặng OCOP Bến Tre - Cát tường - Như ý của Công ty TNHH Nông trại Hải Vân Sân chim Vàm...

Tổng kết chương trình “Ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024”

Các chuyên gia góp ý dự án hoàn thiện ý tưởng.Chương trình Ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024 được khởi động từ tháng 6-2024. Trong năm chương trình đã có hỗ trợ ươm tạo cho hơn 100 doanh nhân, nhà khởi nghiệp đến từ 30 dự án. Các dự án tham gia ươm tạo không chỉ đến từ Bến Tre mà còn từ nhiều tỉnh thành khác trong và ngoài khu vực đồng bằng Sông...

Cùng chuyên mục

Bến Tre tiếp tục hợp tác truyền thông với VTV Tây Nam Bộ

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu kết luận cuộc làm việc.Theo đánh giá, VTV Tây Nam Bộ đã triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá về tỉnh Bến Tre thông qua đưa tin nhiều sự kiện nổi bật của tỉnh trên sóng truyền hình quốc gia, VTV Tây Nam Bộ và VTV9. Đơn vị đã có sự phối hợp tốt, góp phần tuyên truyền, quảng bá về Bến Tre nhất là về công...

Hội nghị cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh

Ngày 21-12-2024, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị cho ý kiến về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre và công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/hoi-nghi-cho-y-kien-ve-phuong-an-sap-xep-tinh-gon-to-chuc-bo-may-trong-he-thong-chinh-tri-tinh-a140036.html

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 12 chuyến tàu sinh tử

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu không số (28.11.1964 – 28.11.2024), chứng kiến đại diện tỉnh Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh trên biển do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26.11.2024, anh hùng Hồ Đắc Thạnh rưng rưng vì xúc động. Từng ký ức về đồng đội và...

Tổng kết trao giải Báo chí Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024

Tham dự có Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Lâm, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Trúc Hạnh. Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Lâm trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải nhì thể loại báo in. Ảnh: Lê Uyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Thành Đô thông tin, sau thời gian phát động, Ban tổ chức giải...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Đó là ý kiến của một số chuyên gia, đại biểu nêu ra tại một số Tọa đàm nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được tổ chức tại TP. Cần Thơ, Cà Mau… gần đây.  Tổ KNCĐ hoạt động sôi nổi  Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực, tư duy các trường đại học 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) Kỳ thi HSA 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2/2025. Lệ phí thi năm 2024 là 500.000 đồng/lượt thi. Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng…...

Thành viên UBND tỉnh họp lệ kỳ tháng 12-2024 (lần 2)

Chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp, thành viên UBND tỉnh thống nhất thông qua tờ trình (TT) của Sở Xây dựng về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam nhấn mạnh, theo định hướng phát triển của tỉnh, sau khi huyện Châu Thành sáp nhập với TP. Bến Tre sẽ có sự...

Kiến tạo không gian phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lãnh đạo tỉnh và sở ngành tham dự hội nghị tổng kết ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024 tại điểm cầu tỉnh Bến Tre. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Bến Tre, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười, lãnh đạo Sở VHTT&DL, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Các đại biểu dự buổi họp mặt.Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; Phó bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quý mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất