Powered by Techcity

Hồi đó bên anh – Báo Đồng Khởi Online


Từ trái qua, các nhà báo: Việt Sơn, Hoàng Lê, Nguyễn Phước, Chí Nhân, Năm Thông, Bến Hải chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: PĐ

“Phước ơi, mày hư lắm!”.

Mãi đến ngày 11-11-1976 (ngày Báo Chiến Thắng đổi tên thành Báo Đồng Khởi) chưa một ai, từ phóng viên, biên tập cho tới lãnh đạo nghĩ về tôi, nói về tôi như vậy. Song, với tôi thì có. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện. Mỗi khi hồi nhớ, nó sống động hơn, tươi mới hơn. Và, vì thế cũng trĩu nặng hơn!

Năm 1968, Chiến dịch Xuân Mậu Thân nổ ra. Tôi níu chân Tiểu đoàn 1 (Tiểu đoàn 516) vào chiếm lĩnh thị xã Bến Tre, chặn đánh địch trên tuyến từ cầu Cá Lóc đến cầu Gò Đàng rồi rút quân về phòng ngự trên địa bàn xã Phước Thạnh (Châu Thành). Ở đây, tôi gặp Tiểu đoàn 3 và “cầm đờn” nhảy sang thuyền với họ.

Lúc này, trên địa bàn Tân Thạch, tuyến cặp triền đông liên tỉnh lộ 6, đoạn từ ngã tư Quận đến phà Rạch Miễu (nay thuộc quốc lộ 60) có cánh quân của đối phương đang túc giữ. Giữ để ngăn chặn quân giải phóng có thể đánh vào bến phà, làm đứt đường giao thông từ Sài Gòn đến Kiến Hòa (Bến Tre). Tiểu đoàn 3 của ta quyết định đánh bọn này. Công việc trước tiên là trinh sát, thăm dò.

Thông thường, tập kích phải diễn ra vào trời tối, lúc giữa đêm, để xong trận, trên đường rút, ta ít bị máy bay địch phát hiện. Ở đây, ngược lại, trận đánh diễn ra vào cuối đêm, trăng sáng. Sáng vằng vặc. Một trận đánh lạ và hiểm.

Bọn địch, sau một đêm dài căng thẳng, canh phòng cẩn mật, đến lúc trời sắp sáng tin rằng đã qua thời khắc nguy hiểm. Đứa lo xếp mùng. Đứa soạn bàn chải, đánh răng. Đứa thì… Giữa lúc ấy ta nổ súng. Địch bị động, bất ngờ. Trận đánh chỉ diễn ra trong vài mươi phút. Ta thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tù binh. Bà con quanh vùng phong cho trận đánh ấy là “trận đánh giũ mùng”. Tôi trộm nghĩ mình gặp may, được chất liệu quý, thôi thì một bận “làm liều” thử vận nhảy sang thể loại mới – thể tường thuật. Dặn với lòng thử một bận rồi thôi, thôi luôn, không vịn tới nữa. Bởi tôi hiểu, thế mạnh của tôi là phóng sự, không sính thể loại này. Viết xong, tôi nhờ cánh Minh Ngữ (cũng đang theo chiến dịch) chuyển giúp về Đài Phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tôi về lại cơ quan khi kết thúc đợt tấn công. Đang lóng ngóng chỗ Phú Điền (xã Thuận Điền) chờ có xuồng xin quá giang về điểm ở thì thời may thấy Trường Thiên và Phương Đông bơi xuồng tới. Hai người đến quán chỉ để mua một thứ hàng: hộp quẹt diêm!

– Anh có cái zippo mà? – Tôi hỏi.

– Có. Nhưng sợ thằng Đông “xẹt” hoài hết đá – Anh Trường Thiên đáp.

Bấy giờ tôi mới hay, nhiều đêm rồi, có đêm đến năm bảy lần, Đông gọi anh thức giấc, chỉ để mượn hộp quẹt thắp đèn làm thơ.

Sau này, được hỏi, Đông bảo: Thức mấy đêm liền, rốt cuộc chỉ bằng lòng được hai câu: “Nằm xuống em ơi, đạn thù còn nổ/ Giặc Mỹ còn đây, bom đổ xuống đường”.

Lúc cùng xuồng bơi về tòa soạn, anh Trường Thiên mới khẽ:

– Ông Năm Thông nghe đọc rồi. Ổng khen Nguyễn Phước quá trời. Ổng nói Nguyễn Phước mở ra cho báo mình (Báo Chiến Thắng) một cách viết tường thuật mới!

“Khen chi mà lớn vậy?!”

Tôi vốn học được cách sống của nhà văn Trang Thế Hy, nghiêm khắc với chính mình, luôn dè dặt, thận trọng trước những lời khen nên nghe vậy biết vậy, chưa vội mừng. Thật sự thì thôi biết rõ thủ pháp mà tôi cố chọn cho bài viết này. Ở đó, thay vì chọn tường thuật gói gọn trong trận đánh, tôi mở rộng vùng mục kích, lấy phụ cận làm phong, trộn thể. Thể tường thuật được chọn làm trục chính, giữ vai trò trung tâm, rồi bóc liều lượng từng nhúm của hơi hướng phóng sự, của hơi hướng ký báo, của hơi hướng liệt kê tổng hợp dữ liệu… đặt lên lối mô tả lúc nhàn tản, lúc gay cấn, gay cấn đến cực độ và, kết thúc đỉnh điểm trên quy tắc đảm bảo đòi hỏi nhìn ra sắc thái của một tường thuật. Vì thế, cái nhàm cứng, cái khô ráp cố hữu được dần thay bởi sự tươi mới, sôi động cho bài. Là bậc thầy, là một nhà báo lão luyện chắc chắn anh đã nhận ra điều này.

Còn ông Chí Nhân, ngoài việc có cùng nhận xét như anh Năm Thông đã bảo:

– Tao chờ thằng Phước về, bắt nó cắt nghĩa “trăng của nó” sáng tối cỡ nào mà một anh chiến sĩ trinh sát đứng trong tàn cây dâu quan sát địch, bất chợt nhìn thấy được chỉ tay trong lòng bàn tay mình?

Tôi, vì muốn ca ngợi sự dạn dĩ, tinh anh của người chiến sĩ đã cường điệu ánh trăng lên, để rồi ngoài việc nhận được lời “khen ngược” từ ông Chí Nhân nó cứ còn đeo đẳng, “chọc quê” tôi tới tận bây giờ.

Qua Chiến dịch Xuân Mậu Thân, ta tập trung chống giặc phản kích. Ta đánh địch trên bộ. Ta đánh địch trên sông. Ta đánh địch trên trời. Chiến công nối chiến công. Miền sông nước của tỉnh nhà được ngợi ca là sông nước của “Bạch Đằng thời đại”. Bến Tre nhận danh hiệu tám chữ vàng “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt ngụy” do Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam tặng. Tỉnh ủy quyết định tổ chức lễ đón, dự phỏng khoảng năm ngàn người (có cả những người sống trong vùng chế độ Sài Gòn kiểm soát) đến dự. Tôi, ngày đó còn non nớt, ấu trĩ, chưa thấu hết tầm quan trọng, nỗi niềm vui và sự hãnh diện của người Bến Tre. Lòng những tưởng nó cũng giống như những lần tổ chức mừng công, tôn tặng các danh hiệu anh hùng, dũng sĩ; thờ ơ cả đến khi anh Năm Thông gọi:

– Chú đi dự (đi cùng cơ quan) viết bài tường thuật.

Tôi thưa:

– Xin để quý anh lớn viết (ngầm chỉ các anh Thanh Nhân, Hoàng Lê, Thống Quốc). Em còn mới lắm.

– Được. Tôi biết. Được mà. Anh tiếp, giọng mới nghe giống như đùa.

Tôi nghĩ, biết đâu anh muốn thử thằng lính mới này. Nếu vậy thì chắc chắn đã có người được giao thủ vai chính rồi.

Từ buổi lễ về, tôi bình tâm ngủ, sáng chạy thẳng qua Tổ thời sự (đang ở tại nhà dì Ba Hành) nói chuyện khào. Khoảng hơn 9 giờ thấy anh tới, miệng cười cười:

– Bài tường thuật xong rồi hả? – Anh hỏi.

– Dạ. Đâu. Đâu. Em nói để các anh lớn viết mà – Tôi đáp.

Mặt anh biến sắc:

– Trời ơi! Chú giết tôi.

Tôi ngơ ngác. Tưởng anh giả bộ làm trò ghẹo chơi. Tới chừng tận thấy hai giọt nước mắt chảy dài trên má anh, tôi mới dám tin là anh khóc. Bẽ bàng. Ân hận. Tôi tự thấy mình trọng lỗi, chẳng những với anh mà còn với cả Bến Tre. Giờ hiểu được giá trị lớn lao ấy thì đã muộn. Cổ tôi nghẹn ứ. Người tôi cứng trơ, tưởng như mình đang hóa đá.

Tôi phấp phỏng chờ một ngày, Ban Tuyên huấn sẽ gọi cả Tòa soạn đến làm kiểm điểm. Ấy vậy mà thay vào đó, một bài tường thuật được phát trên đài, được in trên báo. Mới hay, sau hồi khóc, anh cố nhớ lại từng chi tiết, từng phần mục, từng diễn biến của chương trình tại buổi lễ rồi ngồi viết. Viết hay trên cả điều tôi cảm.

Sau này nhớ lại, tôi cứ tự hỏi: Sao hồi ấy, với tư cách thủ trưởng, tư cách người chỉ huy, anh không cho tôi cái tát tay, hoặc nhẹ hơn, một lời mắng, để ít ra mỗi lúc ngồi một mình ngẫm lại, tôi đỡ phải nghe lòng mình day dứt?!

Tháng 1-1980, Tỉnh ủy chọn Định Thủy làm nơi tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi.

Tôi và anh Năm Thông lúc bấy giờ mỗi người làm việc ở một báo. Nhưng, tình đồng chí, tình bạn, tình anh em, tình thầy trò vẫn vẹn nguyên. Một bữa tôi đang ngồi đọc sách thì có người từ Báo Đồng Khởi đến. Anh này hơi bảnh trai, trông bề ngoài mực thước.

– Dạ, chú Năm mời anh đi dự lễ. Ổng muốn nhờ anh viết giúp bài tường thuật.

Lại bài tường thuật. Tôi nghĩ và chợt nhủ: Dịp này chuộc lại lỗi ngày xưa. Cũng nên? Tôi gật.

Anh Năm Thông bảo tôi đem chiếc xe đạp cà tàng bỏ vào nhà xe của tòa soạn rồi đi ô tô cùng mọi người. Đường về Định Thủy thông xe, tràn ngập khẩu hiệu, cờ và băng. Xe từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận đến. Ngồi bên, anh không nói, nhường cho tôi những khoảnh khắc im lặng. Để rồi xe vào bãi, người vào quảng trường. Để rồi chờ xem ai được chọn cầm cất cao ngọn đuốc thiêng; chờ nghe cán bộ đọc diễn văn và lớp lớp nhân dân rờm rợp vỗ tay kéo dài, hàng loạt, hàng tràng. Và… sau cuối, ra về. Để rồi một lần nữa, tôi không viết bài tường thuật.

Nhiều hôm trước, muốn có chất liệu viết bài “Về lại chiếc nôi xưa” cho Tạp chí Văn nghệ Bến Tre, tôi đã lướt qua gần khắp Định Thủy, gặp đất, gặp cảnh, gặp người… ghi ghi chép chép. Liệu bây giờ có thể ngồi soát lại trên mớ bòng bong hỗn độn đó, chiết lấy những số, những người, những chi tiết, tình tiết, nói chung là những thứ còn có thể cô gọn được, dùng cho báo chí? Không thể gói gọn bài tường thuật chỉ trong khung thời gian, không gian buổi lễ. Đã đành. Nhưng cũng chưa thể cho ra mắt một bài tường thuật công phu theo kiểu tôi đã viết ở Tân Thạch. Ở đây, chạm tới sự kiện lớn. Nó cần được thông tin nhanh, nhưng đồng thời cũng cần đến thể diện nghề nghiệp. Nó đòi tôi tung tẩy.

Thế là viết. Viết cho tới hồi mãn nguyện, ngồi cắn bút chờ dư thừa can đảm nắn nót đề hai chữ “ghi nhanh”. Thuở ấy hiếm thấy loại hình này trên báo. Song, tôi cần. Bởi chí ít, nó giúp tôi “né đòn”, ngầm thưa với bạn đọc những điều tôi viết ra đây chỉ mới chạm được phần bên ngoài, hãy còn vội lắm, sơ lược lắm, nhỡ chưa toàn bích xin được mở lòng tha thứ.

Tôi đưa bài cho Đồng Khởi. In xong, gặp lại tôi, anh bảo:

– Chú bây giờ khôn lắm!

Đông, Giáp Thìn – 2024

Hồi ức của Hàn Vĩnh Nguyên





Nguồn: https://baodongkhoi.vn/van-hoa/doi-song/hoi-do-ben-anh-a141287.html

Cùng chủ đề

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11 – 17-1-2025

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11 – 17-1-2025.Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15-1-2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thủ tướng yêu cầu Ủy...

Nhớ Chim Trắng – Báo Đồng Khởi Online

Nhà thơ Chim Trắng (1938 - 2011).   Ảnh: STNếu như trên đời có một nhà thơ tài hoa, vô tư mà tốt bụng hơn người ta tưởng - thì đó là Chim Trắng. Anh có đôi mắt đen tròn, trung thực, xúc cảm mạnh mẽ, hào hiệp. Anh Tám Nhàn - tức nhà văn Nguyễn Văn Bổng, từ Cà Mau, sau khi tập huấn anh chị em trẻ ở đây xong, về Càng Long - Trà Vinh mở lớp...

Hình ảnh các hoạt động kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi

Đại biểu cắt băng các công trình, dự án đưa vào phục vụ phát triển kinh tế biển. Ảnh: Hữu Hiệp 1. Khánh thành, đưa vào sử dụng cụm công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Đại biểu cắt băng khánh thành đại lộ Đông Tây. Ảnh: Trung Hiếu Đại biểu cắt băng khánh thành cầu Rạch Vong. Ảnh: Trung Hiếu 2. Khánh thành dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành...

Vun bồi bản sắc văn hóa con người Bến Tre

Thanh niên Bến Tre rèn luyện bản thân theo hệ giá trị con người Bến Tre “Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Trung thực, Bản lĩnh, Tự cường, Tự trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Sáng tạo”. Ảnh: Thanh ĐồngChuyển biến toàn diệnCác thế hệ người Bến Tre có truyền thống yêu nước, hiếu học, nghĩa tình, thủy chung hết mình, tranh đấu vì chính nghĩa đến cùng, trung hiếu với nước non, với đạo lý làm người và triết...

Phấn đấu xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp

Biểu diễn nghệ thuật ca ngợi quê hương Đồng khởi anh hùng. Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới Sự kiện lịch sử Đồng khởi Bến Tre nổ ra đồng loạt trên quy mô toàn tỉnh từ ngày 17-1-1960 bắt đầu từ 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày (nay là Mỏ Cày Nam); sau đó lan rộng ra toàn khu, toàn miền. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre mở ra bước...

Cùng tác giả

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11 – 17-1-2025

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11 – 17-1-2025.Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15-1-2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thủ tướng yêu cầu Ủy...

Nhớ Chim Trắng – Báo Đồng Khởi Online

Nhà thơ Chim Trắng (1938 - 2011).   Ảnh: STNếu như trên đời có một nhà thơ tài hoa, vô tư mà tốt bụng hơn người ta tưởng - thì đó là Chim Trắng. Anh có đôi mắt đen tròn, trung thực, xúc cảm mạnh mẽ, hào hiệp. Anh Tám Nhàn - tức nhà văn Nguyễn Văn Bổng, từ Cà Mau, sau khi tập huấn anh chị em trẻ ở đây xong, về Càng Long - Trà Vinh mở lớp...

Hình ảnh các hoạt động kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi

Đại biểu cắt băng các công trình, dự án đưa vào phục vụ phát triển kinh tế biển. Ảnh: Hữu Hiệp 1. Khánh thành, đưa vào sử dụng cụm công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Đại biểu cắt băng khánh thành đại lộ Đông Tây. Ảnh: Trung Hiếu Đại biểu cắt băng khánh thành cầu Rạch Vong. Ảnh: Trung Hiếu 2. Khánh thành dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành...

Vun bồi bản sắc văn hóa con người Bến Tre

Thanh niên Bến Tre rèn luyện bản thân theo hệ giá trị con người Bến Tre “Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Trung thực, Bản lĩnh, Tự cường, Tự trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Sáng tạo”. Ảnh: Thanh ĐồngChuyển biến toàn diệnCác thế hệ người Bến Tre có truyền thống yêu nước, hiếu học, nghĩa tình, thủy chung hết mình, tranh đấu vì chính nghĩa đến cùng, trung hiếu với nước non, với đạo lý làm người và triết...

Phấn đấu xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp

Biểu diễn nghệ thuật ca ngợi quê hương Đồng khởi anh hùng. Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới Sự kiện lịch sử Đồng khởi Bến Tre nổ ra đồng loạt trên quy mô toàn tỉnh từ ngày 17-1-1960 bắt đầu từ 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày (nay là Mỏ Cày Nam); sau đó lan rộng ra toàn khu, toàn miền. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre mở ra bước...

Cùng chuyên mục

Nhớ Chim Trắng – Báo Đồng Khởi Online

Nhà thơ Chim Trắng (1938 - 2011).   Ảnh: STNếu như trên đời có một nhà thơ tài hoa, vô tư mà tốt bụng hơn người ta tưởng - thì đó là Chim Trắng. Anh có đôi mắt đen tròn, trung thực, xúc cảm mạnh mẽ, hào hiệp. Anh Tám Nhàn - tức nhà văn Nguyễn Văn Bổng, từ Cà Mau, sau khi tập huấn anh chị em trẻ ở đây xong, về Càng Long - Trà Vinh mở lớp...

Hình ảnh các hoạt động kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi

Đại biểu cắt băng các công trình, dự án đưa vào phục vụ phát triển kinh tế biển. Ảnh: Hữu Hiệp 1. Khánh thành, đưa vào sử dụng cụm công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Đại biểu cắt băng khánh thành đại lộ Đông Tây. Ảnh: Trung Hiếu Đại biểu cắt băng khánh thành cầu Rạch Vong. Ảnh: Trung Hiếu 2. Khánh thành dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành...

Vun bồi bản sắc văn hóa con người Bến Tre

Thanh niên Bến Tre rèn luyện bản thân theo hệ giá trị con người Bến Tre “Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Trung thực, Bản lĩnh, Tự cường, Tự trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Sáng tạo”. Ảnh: Thanh ĐồngChuyển biến toàn diệnCác thế hệ người Bến Tre có truyền thống yêu nước, hiếu học, nghĩa tình, thủy chung hết mình, tranh đấu vì chính nghĩa đến cùng, trung hiếu với nước non, với đạo lý làm người và triết...

Phấn đấu xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp

Biểu diễn nghệ thuật ca ngợi quê hương Đồng khởi anh hùng. Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới Sự kiện lịch sử Đồng khởi Bến Tre nổ ra đồng loạt trên quy mô toàn tỉnh từ ngày 17-1-1960 bắt đầu từ 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày (nay là Mỏ Cày Nam); sau đó lan rộng ra toàn khu, toàn miền. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre mở ra bước...

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn thăm, chúc Tết các lực lượng vũ trang

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn thăm, chúc Tết Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết An Giang. Ảnh: Huyền TrangTại mỗi điểm đến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Trúc Sơn đã thăm hỏi sức khỏe, tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm của các đơn vị. Đồng thời thông tin nhanh kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh...

Xuân của niềm tin và khát vọng

Tàu đánh bắt xa bờ tỉnh ra khơi. Ảnh: Thạch ThảoNhưng nếu phân tích sâu hơn một chút, trên góc độ khoa học, ta sẽ thấy cái tiềm ẩn sâu xa kỳ diệu của dòng năng lượng chứa đựng trong những lời chúc đầy minh triết và tính tích cực, lạc quan của tổ tiên. Chúc nhau, chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp trong ngày Tết, chính là động thái trao truyền năng lượng của niềm tin,...

Người nhạc sĩ sáng tác bản giao hưởng thơ “Ký ức Đồng khởi”

Nhạc sĩ Võ Đăng Tín trao tặng bản giao hưởng thơ “Ký ức Đồng Khởi” cho Bảo tàng Bến Tre (tháng 10-2022). Ảnh: Ánh  NguyệtGiải thưởng nhà nướcNhạc sĩ Võ Đăng Tín là tác giả bản giao hưởng thơ “Ký ức Đồng Khởi”. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng vào tháng 10-2022. Đây là giải thưởng danh giá cấp nhà nước dành...

Tự hào Đồng Khởi Bến Tre

* Giáo sư Shimizu Masaaki - Trưởng bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngoại ngữ, Đại học Osaka - người được trao danh hiệu “Công dân Đồng khởi danh dự”:  “Hợp tác vì sự phát triển và phát triển bền vững của Bến Tre”.Giáo sư Shimizu Masaaki tại buổi lễ.Giáo sư Shimizu Masaaki chia sẻ, ông rất bất ngờ, xúc động và vinh dự khi được xét tặng danh hiệu “Công dân Đồng khởi danh dự". Giáo sư đã gửi lời...

Quê hương “Đồng khởi anh hùng” luôn trong tim!

* Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi: Ông là người con của quê hương Bến Tre. Có mặt trước giờ vào buổi lễ, ông Phan Văn Mãi tay bắt mặt mừng không ngớt với những người Bến Tre thân thương, tại quê hương ông. Trong niềm hân hoan, ông cười tươi và chỉ kịp nói với chúng tôi: “Hãy ghi dùm tôi là, hôm nay về dự lễ, tôi rất phấn khởi...”. Chủ tịch UBND TP....

An vị tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nữ tướng Nguyễn Thị Định tại đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Lãnh đạo tỉnh dâng hương, thực hiện nghi thức an vị tượng tại đền thờ. Tham dự lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo, Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, cùng lãnh đạo chính quyền địa phương. Đại biểu thực hiện nghi thức an vị tượng Chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất